ThS. Nguyễn Thành Hưng – PGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Phân tích vụ án về 6 nữ sinh đánh bạn gãy đốt sống cổ?
(HNTTO) – Mới đây, một số phụ huynh đã quan tâm đến vụ 6 học sinh trong vụ đánh hội đồng nữ sinh ở Thanh Hóa gãy đốt sống cổ đang gây xôn xao khiến dư luận. Theo đó, đặt câu hỏi, gửi đến Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) có thể bị xử phạt thế nào?
Cụ thể, Cơ quan CSĐT Công an huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định khởi tố vụ án hình sự Cố ý gây thương tích xảy ra tại thôn Thái Sơn, xã Tân Phúc, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) vào ngày 5/10/2024; đồng thời quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Ngọc Ánh (SN 2007), Nguyễn Thị Giang (SN 2007), Hoàng Thị Huyền Trang (SN 2007), Nguyễn Thị Anh (SN 2008), Lê Phương Dung (SN 2008) và Vũ Lê Trâm (SN 2007), đều ở huyện Nông Cống, về hành vi cố ý gây thương tích.
Nữ sinh bị đánh phải cố định vùng cổ, vận động rất khó khăn.
Theo điều tra, hôm 4/10, trên đường đi học về, nữ sinh lớp 10 trường THPT Nông Cống 2 thấy hai bạn lớp khác đang cười đùa. Em này cho rằng cả hai nói xấu mình nên cãi nhau. Một ngày sau, hai bên tiếp tục đánh nhau trên đường từ trường về. Nhiều học sinh trường THPT Nông Cống 2 cùng tham gia. Một nữ sinh lớp 11 của trường vào can ngăn đã bị đánh hội đồng, chấn thương nặng. Bệnh viện xác định em này bị gãy đốt sống cổ. Sau khi điều trị ở Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức (Hà Nội), nạn nhân được gia đình đưa về tập vật lý trị liệu ở nhà. Người thân cho hay đến nay sức khỏe của em vẫn rất yếu, chưa thể quay lại trường học. Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) xác định, nạn nhân bị tổn hại 23% sức khỏe.
Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Thành Hưng – PGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) nhận định qua nhiều sự việc cho thấy, bạo lực học đường xảy ra ở nhiều lứa tuổi, mức độ, tính chất khác nhau. Trong đó, có cả nam sinh và nữ sinh đều tham gia vào các vụ việc bạo lực mà đôi khi mâu thuẫn chỉ đơn giản là một tin nhắn nói xấu trên mạng xã hội. Bạo lực học đường là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể chất của học sinh. Trong quá trình học ở trường, lớp nếu có những mâu thuẫn, xích mích nhỏ nếu được phát hiện, hòa giải sẽ không dẫn đến những việc lớn. Trong chuyện học sinh đánh nhau, có vai trò của nhà trường nhưng cũng cần có sự chung tay của gia đình mới kiểm soát được hết. Trong đó, đối với nhà trường vai trò của giáo viên chủ nhiệm, phòng tham vấn tâm lý học đường rất quan trọng. Những học sinh từng bị bạo lực học đường, kể cả bạo lực về ngôn ngữ (như chửi, mắng, nói xấu…) cũng cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, suy sụp. Thậm chí, tình trạng này sẽ bị ám ảnh, kéo dài trong nhiều năm. Các em không dám ra ngoài chơi, không có niềm vui, hứng thú đến trường. Đặc biệt, bạo lực học đường để lại hậu quả gây áp lực đến tinh thần như lo lắng, căng thẳng, ảnh hưởng cả việc học. Trên thực tế, có học sinh bị chặn đánh, giật tóc, bắt quỳ… thậm chí có học sinh tử vong.
Luật sư Nguyễn Thành Hưng cho biết, đây là vụ án cố ý gây thương tích rất nghiêm trọng và rất đáng buồn vì cả nạn nhân và đối tượng gây án đều còn rất trẻ tuổi. Qua vụ việc trên cho thấy bạo lực học đường hiện nay vẫn là vấn đề rất đáng lo ngại khi tính mạng, sức khỏe của học sinh có thể bị xâm phạm bất kỳ lúc nào nếu thiếu sự quản lý của thầy cô, của cha mẹ, những mâu thuẫn của các em không được giải quyết, cảm xúc không được kiểm soát.
Với diễn biến hành vi như vậy và hậu quả thương tích 23% thì việc cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với các học sinh này là có căn cứ. Căn cứ quy định tại điều 12 Bộ luật Hình sự thì người từ 14 tuổi trở lên là đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội phạm. Bởi vậy, các học sinh đã từ đủ 16 tuổi cố ý gây thương tích cho người khác 23% là đủ căn cứ để xử lý hình sự về tội cố ý gây phân tích theo quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ diễn biến hành vi của các bị can, đánh giá hậu quả để xử lý theo quy định pháp luật. Với tình tiết như vậy, các bị can sẽ đối mặt với khung hình phạt từ 2-6 năm.
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, quy định bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Một số nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường mà bạn đọc có thể tham khảo:
Gia đình: Ảnh hưởng từ gia đình là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường: Cha mẹ lạm dụng chất kích thích hoặc rượu cũng làm tăng nguy cơ trẻ có hành vi bạo lực; Cha mẹ lạm dụng và bỏ bê con trẻ thời thơ ấu làm tăng khả năng thanh thiếu niên phạm tội bạo lực; Thiếu tình cảm gắn bó với cha mẹ hoặc người chăm sóc làm tăng khả năng thanh thiếu niên coi thường quyền hạn; Sự kỷ luật không nhất quán, bao gồm kỷ luật quá khắc nghiệt và quá dễ dãi, có thể khiến thanh thiếu niên có hành vi vi phạm; Thiếu sự giám sát cũng có thể tạo cơ hội cho thanh thiếu niên tham gia các băng nhóm; sử dụng chất kích thích và có các hành vi chống đối xã hội; Cha mẹ mắc các rối loạn tâm lý không được điều trị có thể làm gia tăng căng thẳng trong cuộc sống gia đình; và mối quan hệ giữa cha mẹ và con có thể làm tăng nguy cơ gây hấn của thanh thiếu niên; Môi trường gia đình căng thẳng; chẳng hạn như thiếu thành viên trong gia đình; xung đột trong nhà không được giải quyết; hoặc cha mẹ có những hành vi ứng xử chưa phù hợp; góp phần làm cho thanh thiếu niên cảm thấy mình không có giá trị và có thể dẫn đến hành vi bạo lực.
Nhà trường: Ảnh hưởng từ môi trường học tập; cụ thể là các quy luật trong nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở trẻ em: Cách xử lý những vấn đề kỷ luật, hạnh kiểm của trường chưa thật sự thỏa đáng; Thanh thiếu niên bỏ học dễ có hành vi bạo lực và trở thành nạn nhân của bạo lực; Trẻ nhận những tổn thương về mặt tinh thần tại trường. Ví dụ như bị dè bỉu, không được bạn bè chấp nhận; Mô hình giáo dục của nhà trường chưa đúng cách, chưa có hiệu quả.
Xã hội: Một số các nguyên nhân xã hội dẫn đến bạo lực học đường: Ít tham gia vào các hoạt động có tổ chức; như câu lạc bộ hoặc thể thao; có thể đóng một vai trò trong hành vi bạo lực; Các mô tả trên phương tiện truyền thông về hành vi bất hợp pháp có thể khiến thanh thiếu niên nhạy cảm với bạo lực;Kết giao với những người bạn phạm tội có thể làm tăng nguy cơ trẻ vị thành niên tham gia vào hoạt động bất hợp pháp và bạo lực; Tin tức tiêu cực có thể khiến thanh thiếu niên cảm thấy lo sợ về sự an toàn của mình; điều này có thể khuyến khích các em sử dụng những biện pháp cực đoan để phòng vệ.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ- CP, biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân; Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học; Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường; Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường; Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
Căn cứ tại Mục 4, Mục 5 Chương III Thông tư 08/TT năm 1988, học sinh, đánh nhau, gây thương tích có thể bị đuổi học theo 2 hình thức sau:
Đuổi học 1 tuần lễ đối với hành vi: Phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trộm cắp, chấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác.
Đuổi học 1 năm đối với hành vi: Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ. Như vậy, việc học sinh đánh nhau và có gây thương tích cho người khác thì có thể bị đuổi học.
Luật sư Nguyễn Thành Hưng cho rằng, đay cũng là bài học cho các bị can và còn là bài học cho các bậc phụ huynh và cơ sở giáo dục trong việc giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức và pháp luật đối với học sinh. Vụ án này cũng là tiếng chuông cảnh báo tính nguy hiểm đối với vấn đề bạo lực học đường hiện nay. Để giảm thiểu những vụ án này thì cần nâng cao trách nhiệm quản lý, giáo dục của cha mẹ và các thầy cô giáo. Cần tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật cho học sinh để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh.
Hồ Vĩnh Chung (PCVP Viện IRLIE, CVP Trung tâm TTLCC)