Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Cho vay lấy lời, có được thỏa thuận lãi phạt chậm trả – Công an xã dừng xe xử phạt có đúng quy định?
(HNTTO) – Vừa qua, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) nhận được thư của một số người dân và doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE. Theo đó, nhờ tham vấn pháp lý liên quan đến Bộ luật dân sư 2015, Thông tư 32/2023 của Bộ Công an liên quan đến việc cho vay lấy lời và thắc mắc công an xã dừng xe xử phạt có đúng quy định hay không?.
Phân tích yếu tố pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) nêu cụ thể: Bị chậm trả, thậm chí là quỵt nợ không còn là điều hiếm trong quan hệ vay mượn trên thực tế, vì vậy việc thỏa thuận lãi phạt chậm trả có được phép không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, việc công an xã có quyền thực hiện việc tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm giao thông theo quy định dù không có lực lượng CSGT đi cùng.
Cho vay lấy lời, có được thỏa thuận lãi phạt chậm trả
Người dân hỏi cho vay tiền lấy lời, bên cho vay và bên đi vay có được thỏa thuận điều khoản về “lãi phạt” nếu chậm trả hay không?
Căn c quy định của khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 (sau đây gọi tắt là BLDS), trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; Lãi chậm trả trên nợ gốc trong hạn theo mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS (tối đa 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả); Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Do vậy, ngoài ba loại lãi kể trên, các loại lãi suất khác do các bên thỏa thuận sẽ không được tòa án chấp nhận trong trường hợp các bên có tranh chấp.
Căn cứ quy định tại Điều 418 BLDS 2015, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm, và mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận (trừ một số trường hợp luật liên quan có quy định khác). Vì vậy, trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về việc bên vay phải chịu phạt vi phạm khi bên vay không trả hoặc không trả đầy đủ, bên cạnh khoản tiền gốc và ba loại lãi suất được liệt kê tại khoản 5 Điều 466 BLDS, bên vay sẽ phải chịu phạt vi phạm trong trường hợp bên cho vay có yêu cầu.
Trong trường hợp áp dụng điều khoản về phạt vi phạm trong hợp đồng cho vay, ta cần lưu ý một số vấn đề sau: Trong trường hợp hợp đồng cho vay chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại, các bên không được tự do thỏa thuận về mức phạt vi phạm. Theo quy định của Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 thì mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm; Cách giải quyết kể trên sẽ không được áp dụng trong hợp đồng cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN thì trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng đã có thỏa thuận về trả lãi tiền vay theo khoản 4 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN thì không được thỏa thuận về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Công an xã dừng xe xử phạt có đúng quy định?
Doanh nghiệp thành viên nêu việc gần đây lực lượng công an xã dừng phương tiện xử phạt liệu có đúng quy định pháp luật không?
Tại Điểm c khoản 2 Điều 33 Thông tư 32/2023 của Bộ Công an có quy định về nhiệm vụ của CSGT và nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát khác.
Qua đó, đối với trường hợp không có lực lượng CSGT đi cùng thì công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành và báo cáo tình hình, kết quả hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cho lực lượng CSGT.
Thế nhưng, công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã và đường khác thuộc địa bàn xã quản lý. Công an xã được dừng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe thô sơ để xử phạt các lỗi như không đội mũ bảo hiểm theo quy định; Chở quá số người; chở hàng hóa cồng kềnh, quá kích thước giới hạn; dừng, đỗ xe không đúng quy định; phóng nhanh, lạng lách, đánh võng; không có gương chiếu hậu ở bên trái; sử dụng ô (dù); chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.
Ngoài ra, nếu phát hiện phương tiện giao thông vi phạm nghiêm trọng về trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự xã hội mà không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì cũng được xử lý theo quy định pháp luật.
Mặt khác, trong quá trình xử lý vi phạm, nếu phát hiện hành vi vi phạm khác thì được xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt quá thẩm quyền thì công an xã lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
Do đó, theo quy định hiện nay, công an xã được phép dừng để kiểm tra, xử lý người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe thô sơ khi thực hiện hành vi vi phạm giao thông nêu trên, dù không có lực lượng CSGT đi cùng…
Trong xã hội hiện đại, công tác truyền thông pháp luật ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. Thời gian qua, Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại các địa phương góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm, ổn định chính trị, an toàn xã hội ở địa phương.
Trong đó, tư vấn pháp luật Dân sự – Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm tư vấn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Dân sự về hình thức, nội dung trong pháp luật Dân sự điều chỉnh: Luật liên quan đến kinh doanh thương mại (Luật hợp đồng, pháp luật thương mại, pháp luật doanh nghiệp); tư vấn các vấn đề liên quan phát sinh trong quan hệ pháp luật Dân sự, thực hiện thủ tục, dịch vụ tư vấn doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Pháp luật Dân sư liên quan đến lĩnh vực Đất đai như các tranh chấp, mua bán, hợp đồng chuyển nhượng, quyền sử trong lĩnh vực Đất đai. Pháp luật dân sự liên quan và điều chỉnh lĩnh vực Thừa kế (Di sản, di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản); tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh trong pháp luật thừa kế, thủ tục và các tranh chấp thừa kế xẩy ra. Các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động; những vấn đề thiết lập các mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, các nội quy lao động tập thể liên quan đến các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp, mối quan hệ trong pháp luật hợp đồng lao động, cũng như tư vấn các giải quyết các tranh chấp xẩy ra trong các quan hệ lao động, hợp động lao động, kỷ luật lao đồng, bồi thường do vi phạm hợp đồng lao động. Tư vấn pháp luật liên quan đến Luật hôn nhân gia đình trong lĩnh vực kết hôn, nhận con nuôi, mang thai hộ và những vấn đề liên quan đến ly hôn: Xác định quyền nuôi con, phân chia tài sản trong quá giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đền thủ tục và tranh chấp các quyền khi ly hôn. Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) sẵn sàng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dịch vụ pháp lý chính xác, chuyên nghiệp và tận tâm.
Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật đã được Trung tâm thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại các địa phương, tại các doanh nghiệp; truyền thông về trợ giúp pháp lý thông qua hoạt động tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng; truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng… Trung tâm đã phối hợp với các địa phương trên cả nước tổ chức nhiều toạ đàm khoa học, hội thoại trực tiếp truyền thông về trợ giúp pháp lý. Thông qua các cuộc truyền thông, các luật gia, Luật sư, các tư vấn viên pháp luật đã giới thiệu về về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản có liên quan; Bộ Luật Dân sự 2015; Luật Đất đai 2013; Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng…
Với việc đổi mới, sáng tạo, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung truyền thông, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Taam đã thực hiện nhiều vụ việc tham gia tố tụng, vụ việc đại diện ngoài tố tụng. Chất lượng vụ việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng không ngừng được cải thiện, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý được bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Trợ giúp viên pháp lý, Chuyên viên của Trung tâm viết tin, bài, các câu chuyện pháp luật trợ giúp pháp lý, các bài viết nghiên cứu trao đổi nghiệp vụ về trợ giúp pháp lý đăng trên các đặc san in, các trang tin điện tử, mạng xã hội trực thuộc. Theo đó, giới thiệu các chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và giới thiệu những câu chuyện pháp luật liên quan đến người thuộc diện trợ giúp pháp lý mà Trung tâm đã thực hiện. Đặc biệt, Trung tâm xây dựng dựa trên các vụ việc trợ giúp pháp lý có thật do các Luật gia, Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm thực hiện.
Với việc tăng cường tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng truyền thông, kỹ năng tư vấn pháp luật và kỹ năng tham gia tố tụng cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Đổi mới nội dung, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trợ giúp pháp lý, kỹ năng làm việc với các đối tượng đặc thù và thực hiện trợ giúp pháp lý trên từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, có cơ chế huy động, tăng cường truyền thông về trợ giúp pháp lý cho những người có điều kiện tiếp xúc hàng ngày với người dân như cán bộ xã, phường, giáo viên, công an xã, trưởng thôn, cán bộ hòa giải, cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, già làng, trưởng bản… để kịp thời giải thích cho người dân về quyền được trợ giúp pháp lý, hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý liên hệ với Trung tâm khi cần…
Văn Hải – Tuấn Tú (TTVPL Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm)