Nghiên cứu trao đổi

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Hành hạ người khác vì cuồng tín – Người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời giờ làm việc?

(HNTTO) – Ngay sau lễ ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE trực thuộc Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) đã gửi thư đến Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) nhờ hỗ trợ pháp lý.

Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp, cụ thể: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan, cuồng tín khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này có thể bị xử lý hình sự đến ba năm. Đồng thời, giải đáp pháp luật quy định như thế nào về xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi?

Hành hạ người khác vì cuồng tín bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này có thể bị xử lý hình sự

Ảnh minh hoạ

Căn cứ theo điểm b khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020 (sửa đổi bởi Nghị định 14/2022) về xử phạt hành chính, đối với người có hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Căn cứ khoản 4 Điều 14 Nghị định số 38/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, với những người hành nghề mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Căn cứ Điều 320 BLHS quy định người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, cuồng tín, dị đoan khác đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trường hợp làm chết người, thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì mức hình phạt từ ba năm đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Căn cứ theo Điều 134 BLHS, trường hợp hậu quả của hành vi mê tín, dị đoan chưa đến mức gây chết người nhưng người vi phạm làm cho bị hại bị thương tích thì có thể bị xử lý hình sự về “tội cố ý gây thương tích tích”. Qua đó, tùy thuộc vào mức độ thương tích của bị hại mà người vi phạm phải chịu trách nhiệm hình phạt tương ứng.

Căn cứ tại khoản 5, Điều 7 Nghị định 144/2021, nếu người vi phạm gây thương tích cho bị hại chưa đến mức bị xử lý hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

Người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời giờ làm việc?

Ảnh hinh hoạ

Căn cứ quy định tại Điều 18 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17-1-2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật; Không thông báo bằng văn bản cho sở lao động-thương binh và xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật; Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt.

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động; Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Căn cứ quy định tại Điều 331 Văn bản hợp nhất Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2021. Cụ thể như sau:Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm; Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa; Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ;Người được tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC xác định hoạt động trợ giúp pháp lý có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là đối với người nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em, cộng đồng doanh nghiệp…Theo đó, giúp người dân nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự...

Với mong muốn thông qua các buổi tuyên truyền pháp luật trực tiếp, trực tuyến, các buổi toạ. Đàm, hội thoại khoa học của Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC, ngoài vấn đề trọng tâm các luật gia, luật sư, các tư vấn viên pháp luật còn truyên truyền những văn bản pháp luật mới liên quan trực tiếp đến nhân dân như: Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai (sửa đổi), Luât Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Bộ Luật hình sự năm 2015, Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân của họ, về vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế…Đồng thời, tiếp nhận, tư vấn, giải đáp trực tiếp hàng trăm câu hỏi, đơn yêu cầu tư vấn pháp luật của bà con nhân dân và doanh nghiệp.

Trong đó,nội dung câu hỏi thường xoay quanh những vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, tranh chấp dân sự, khiếu nại, đền bù, giải phóng mặt bằng, hộ khẩu, hộ tịch, thủ tục ly hôn. Các luật gia, luật sư, tư vấn viên và cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm TTLCC đã trực tiếp tư vấn, giải đáp những vướng mắc pháp luật của người dân. Qua đó, đã tạo được niềm tin của người dân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý và được nhân dân, doanh nghiệp ủng hộ. Vì có những vụ việc rất đơn giản nhưng do không nắm rõ các quy định của pháp luật và trình tự, thủ tục giải quyết nên người dân đã mất nhiều thời gian, công sức liên hệ với nhiều cơ quan để giải quyết nhưng vẫn không đạt kết quả.

Tin rằng, thông qua hoạt động tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý của Trung tâm, nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhân dân, doanh nghiệp được nâng cao, giúp người dân, doanh nghiệp tự tin hơn khi tham gia vào các quan hệ pháp luật và góp phần tích cực cùng các ngành, các cấp trong việc giải tỏa một số vướng mắc liên quan đến pháp luật của nhân dân trong đời sống hàng ngày. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, kiến thức pháp luật cho người dân, hạn chế các vụ khiếu nại, khiếu kiện không đáng có, góp phần giữ vững an ninh trật tự, phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân, doanhnghiệp trong thời gian tới, Viện IMRIC và Viện IRLIE đã giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tiếp tục phối hợp với các địa phương trên cả nước triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân, doanh nghiệp góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật trong nhân dân, hạn chế những tranh chấp trong cộng đồng dân cư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế trong xã hội (người nghèo, cac đối tượng chính sách, trẻ em) và cộng đồng doanh nghiệp. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

 Văn Hải –  Kiên Cường

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button