Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô có bắt buộc- Bằng lái bị tạm giữ, có được dùng biên bản để điều khiển xe?
(HNTTO) – Vừa qua, các doanh nghiệp thành viên Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) yêu cầu tham vấn pháp lý liên quan vấn đề bảo hiểm dân sự và bằng lái của tài xế doanh nghiệp…
Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thể như sau: Người điều khiển xe ô tô phải mua bảo hiểm Trách nhiệm dân sự xe cơ giới nhằm đảm bảo bồi thường cho người thứ ba. Đồng thời, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép như lái loại xe tương ứng với bằng lái đó để tham gia giao thông.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô có bắt buộc
Ảnh minh hoạ
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam, người điều khiển ô tô phải mua bảo hiểm Trách nhiệm dân sự xe cơ giới nhằm đảm bảo bồi thường cho người thứ ba bị thương tật, tử vong hoặc thiệt hại tài sản do tai nạn gây ra.
Bên cạnh chủ xe ô tô cũng có thể trang bị thêm các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm vật chất xe ô tô. Tuy đây là những bảo hiểm không bắt buộc nhưng chúng sẽ bảo vệ tài sản cho bạn cùng người khác nếu có bất trắc xảy ra.
Vì vậy, nếu không mua bảo hiểm Trách nhiệm dân sự sẽ bị xem là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định bao gồm phạt tiền hoặc tịch thu giấy phép lái xe, tước quyền sử dụng phương tiện. Vì thế cần trang bị bảo hiểm đầy đủ khi sở hữu ô tô.
Do đó, việc mua bảo hiểm ô tô bắt buộc là yêu cầu pháp lý. Đo đó, khi lái ô tô tham gia giao thông mà không mang theo bảo hiểm bắt buộc là vi phạm quy định của pháp luật. Vậy nên khi tham gia giao thông cần mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bản sao chép trong trường hợp cần thiết, điều này giúp chủ xe có thể chứng minh việc mình có trang bị bảo hiểm xe ô tô bắt buộc khi được yêu cầu hoặc trong các tình huống kiểm tra giao thông.
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì việc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm xe ô tô có thể bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Đối với quy định giấy chứng nhận bảo hiểm ô tô bắt buộc ở Việt Nam được điều chỉnh theo Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan:
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Chủ xe cơ ô tô phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới. Giấy chứng nhận được cấp bởi công ty bảo hiểm và phải được mang theo khi tham gia giao thông.
Thông tin cơ bản: Giấy chứng nhận phải có các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ của chủ xe, thông tin về phương tiện (nhãn hiệu, số đăng ký, số khung, số máy, năm sản xuất, màu sắc, loại hình sử dụng) và thời hạn hiệu lực của chứng nhận.
Mức đền bù: Cần ghi rõ mức đền bù tối đa mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả trong trường hợp chủ xe gây ra thương tích, tử vong hoặc thiệt hại tài sản cho người khác khi tham gia giao thông.
Thời hạn hiệu lực: Chủ xe cần đảm bảo rằng giấy chứng nhận bảo hiểm luôn có hiệu lực và không hết hạn. Tên và thông tin của công ty bảo hiểm: Ghi rõ tên và thông tin liên hệ của công ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới.
Bằng lái bị tạm giữ, có được dùng biên bản để điều khiển xe?
Tài xế sẽ bị xử phạt nếu tiếp tục lái xe sau khi bị tước bằng lái (ảnh minh họa).
Căn cứ khoản 1, Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, trong thời gian bị tước quyền sử dụng GPLX, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép như lái loại xe tương ứng với bằng lái đó để tham gia giao thông.
Trong. Khi đó, tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, trường hợp bị tạm giữ giấy tờ theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, người vi phạm cần nộp phạt theo thời hạn ghi trong biên bản.
Ngoài ra, trong thời gian bị tạm giữ bằng lái xe mà chưa đến thời hạn hẹn giải quyết vụ việc vi phạm hành chính, tài xế vẫn được tham gia giao thông. Thế nhưng, nếu quá thời hạn đó mà người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe ô tô không có bằng lái xe sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng; còn không mang theo bằng lái bị phạt tiền từ 200-400 nghìn đồng. Đối với xe máy, tài xế mà không có bằng lái thì bị phạt tiền từ 0,8-1,2 triệu đồng. Trường hợp không mang theo bị phạt tiền từ 100-200 nghìn đồng. Điển hình, tài xế điều khiển phương tiện nhưng không có giấy phép lái xe mà gây tai nạn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ 3-10 năm.
Xác định công tác truyền thông là một trong những nhiệm vụ trong tâm nhằm góp phần tổ chức thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT). Trong suốt thời gian qua, công tác truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH và BHYT luôn được ViệnIMRIC phối hợp với Viện IRLIE giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) chú trọng triển khai thực hiện, góp phần đưa chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT đi vào cuộc sống, giúp thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội cho người lao động và người dân.
Đặc biệt, với những vấn đề thực tiễn xảy ra ở các vụ án giao thông được xét xử tại Tòa án, một số tình huống pháp lý, Trung tâm TTLCC luôn có giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức để có thể khai thác hiệu quả cho đến những vấn đề cần được nhân rộng các mô hình tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng lái xe, các trung tâm đào tạo…Trong rất nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội – vấn đề an toàn giao thông là vấn đề được nhân dân quan tâm đặc biệt. Bởi đây là vấn đề hằng ngày, hằng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng của người tham gia giao thông. Nhằm góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, Trung tâm TTLCCluôn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông. Bởi, Trung tâm TTLCC có đội ngũ cán bộ đủ mạnh, có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn giao thông.
Với việc chú trọng đổi mới nội dung và đang dạng các hình thức chuyển tải, công tác truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, ATTTGT của Trung tâm TTLCC đã và đang góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BHXH và BHYT, ATTTGT tạo sự đồng thuận trong chính quyền và mọi tầng lớp Nhân dân, doanh nghiệp...
Trần Danh – Vương Minh (CTV TVVPL thuộc Trung tâm TTLCC)