Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Ngồi xem đánh bạc – Sử dụng bao lì xì in hình quốc huy, sổ đỏ, tiền Việt Nam bị pháp luật nghiêm cấm?
(HNTTO) – Ngày 10/02/2024, một số tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thành viên đã gửi thư đến Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) mong muốn được tham vấn pháp lý liên quan đến vui Xuân, đón Tết vì ngồi xem đánh bạc và sử dụng bao lì xì có in hình quốc huy, sổ đỏ, tiền Việt Nam liệu có vi phạm pháp luật hay không?. Theo đó, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp như sau:
Cụ thể, ngồi xem đánh bạc có thể bị xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi che giấu việc đánh bạc trái phép. Tết Giáp Thìn 2024, mạng xã hội hay ngoài đường bày bán nhiều mẫu bao lì xì in hình tiền Việt Nam mệnh giá từ 100.000 – 500.000 đồng và bao lì xì “sổ đỏ, sổ hồng” có in hình Quốc huy Việt Nam.
Ngồi xem đánh bạc có bị xử lý trách nhiệm hình sự hay không?
Ảnh minh hoạ
Trong trường hợp ngồi xem đánh bài, xóc bầu cua…bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, người xem cần chứng minh không tham gia đánh bạc, không xóc bầu cua ăn tiền, không tổ chức đánh bạc thì mới được hoàn trả tài sản.
Qua đó, hầu hết các trường hợp người ngồi xem đánh bạc đều không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Thế nhưng, người xem đánh bạc có thể bị xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi che giấu việc đánh bạc trái phép.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 28 Nghị định 144/2021 (quy định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình), người nào biết rõ đang diễn ra hoạt động đánh bạc trái phép mà không khai báo cho cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng. Nếu người ngồi xem đánh bạc có hành vi cổ vũ, canh gác, cho mượn tiền,…thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc trái phép theo quy định nêu trên.
Mặt khác, người ngồi xem đánh bạc cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gá bạc (cho sử dụng địa điểm làm nơi thực hiện việc đánh bạc để trục lợi). Hành vi này bị xử phạt theo quy định tại Điều 27 Nghị định 167/2013 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình), cụ thể như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gá bạc cho 5 người đánh bạc trở lên; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gá bạc cho 20 người đánh bạc trở lên; Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gá bạc cho 50 người đánh bạc trở lên.
Do đó, người ngồi xem đánh bạc chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có hành vi cổ vũ, canh gác, cho mượn tiền,… hoặc có hành vi gá bạc.
Sử dụng bao lì xì in hình quốc huy, sổ đỏ, tiền Việt Nam bị pháp luật nghiêm cấm?
Ảnh minh hoạ
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
Việc sao chụp hình tờ tiền Việt Nam để in bao lì xì mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước và có hình Quốc huy Việt Nam là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Căn cứ theo Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và khoản 3 điều 3 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam quy định về những hành vi bị nghiêm cấm: “Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước”.
Căn cứ Mục B Phần II Điều lệ số 973-TTg về việc dùng Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa thì: “Hình quốc huy được in hoặc đóng bằng dấu nổi trên các thứ giấy sau đây: Bằng huân chương, bằng khen của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Thủ Tướng Chính Phủ; Các văn bản ngoại giao như quốc thư, ủy nhiệm thư, thư giới thiệu của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Hộ chiếu; Các công hàm, thiếp mời, phong bì của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Các thư từ, thiếp mời, phong bì của Trưởng ban Thường trực Quốc Hội trong việc giao thiệp với các cơ quan nước ngoài; Công văn, thiếp mời, phong bì của các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở nước ngoài; Đối với những trường hợp cụ thể chưa nói trong điều lệ này thì các cơ quan sẽ báo cáo lên Thủ Tướng Chính Phủ để xét duyệt”.
Đồng thời, tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 98/2020 quy định thì: “Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam” nên những bao lì xì này sẽ thuộc vào danh mục hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam và bị coi là hàng cấm.
Tương tự, theo Điều 17 Nghị định 87/2023 thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam phải đảm bảo đáp ứng các nguyên tắc nêu tại khoản 1 Điều 17 trong đó bao gồm nguyên tắc sau: “Việc sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam không nhằm mục đích thương mại, không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào trừ trường hợp dùng trong tác phẩm báo chí, phim tài liệu hoặc lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu hoặc chụp ảnh, truyền hình về đồng tiền Việt Nam được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu, tuyên truyền về đồng tiền Việt Nam”.
Căn cứ tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 88/2019 quy định về vi phạm bảo vệ tiền Việt Nam thì: “Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật”.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 31 Nghị định 88/2019 quy định về hình thức xử phạt bổ sung thì: “Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý”.
Điển hình, theo khoản 5 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả thì: Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này”.
Vì vậy, đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Đối với tổ chức thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền của cá nhân theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định nêu trên. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do buôn bán bao lì xì in hình tiền.
Thời gian gần đây, mặc dù các cấp, các ngành, nhất là lực lượng Công an đã thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo và đấu tranh xử lý nghiêm đối với tội phạm và tệ nạn cờ bạc, không xử dụng bao lì xì có in hình quốc huy, sổ đỏ, tiền Việt Nam. Mặc dù vậy, các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thành viên rất quan tâm nhất là Tết cổ truyền…Dưới sự chỉ đạo của Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã phúc đáp và tuyên truyền để mọi ngừoi dân cần tránh, phòng ngừa tệ nạn cờ bạc; tác hại, hậu quả của cờ bạc và xử dụng bao lì xì sao vừa đúng thuần phong mà không vi phạm pháp luật; những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội…
Từ đó, khuyến cáo mỗi người dân cần có nhận thức đúng đắn về hậu quả, tác hại của tệ nạn cờ bạc, xử dụng phong bao lì xì để nâng cao nhận thức, ý thức quản lý, giáo dục người thân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, mang lại cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân.Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC xác định tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân là hoạt động mang tính chất lâu dài, mưa dầm thấm lâu nhằm mang lại hiệu quả bền vững, nâng cao chất lượng hoạt động về Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trong quá trình triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, ViệnIMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC đã chủ động xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, lồng ghép thực hiện có hiệu quả chương trình với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và các vấn đề khác có liên quan để tổ chức thực hiện. Cùng với đó, lồng ghép nội dung chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào kế hoạch thi đua, chương trình công tác năm và các chương trình, đề án,dự án của tổ chức Viện và Trung tâm.
Như vậy, hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật được Viện IMRIC phối hợp với Viện IRLIE giao trung tâm thực hiện, triển khai hiệu quả, cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp nhiều đối tượng đã góp phần nâng cao hiểu biết, kiến thức pháp luật cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân...
Tin rằng, thông qua đó đã góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, giúp người dân chủ động, tích cực hơn trong việc tìm hiểu pháp luật, hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội, tập trung phát triển kinh tế, giảm nghèo, sống lành mạnh, giáo dục các thành viên trong gia đình không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật tiến tới xây dựng hạt nhân gia đình vững mạnh, là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn an ninh trật tự của các địa phương trên cả nước.
Văn Hải – Trần Danh (CTV TVVPL thuộc Trung tâm TTLCC)