Luật sư Phan Đức Hiếu – PGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào – Ép buộc người khác uống rượu, bia có bị phạt?
(HNTTO) – Mới đây, một số doanh nghiệp và cá nhân đã điện thoại đến Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) quan tâm về việc làm sao để phân biệt người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự là gì, nhất là khi mùa Xuân Giáp Thìn đang cận kề, nếu ép đồng nghiệp uống rượu, bia có bị phạt hay không…?
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Phan Đức Hiếu – Phó giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thể sau: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự là người đang trong thời gian bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự như khởi tố, điều tra; truy tố và xét xử. Trong thời gian này, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị bắt tạm giam hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú (tại ngoại). Đồng thời, trong dịp lễ, Tết…nhiều người tổ chức ăn nhậu và trong lúc nhậu có một số người ép buộc người khác uống bia, rượu. Theo quy định của pháp luật việc này có bị xử phạt?
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Ảnh minh hoạ
Truy cứu TNHS là việc buộc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ gây ra theo tội danh và hình phạt quy định tại Bộ luật Hình sự. Qua đó, người đang bị truy cứu TNHS là người đang trong thời gian bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự như khởi tố, điều tra; truy tố và xét xử. Trong thời gian này, người bị truy cứu TNHS có thể bị bắt tạm giam hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú (tại ngoại).
Cùng với đó, trong thời gian người bị truy cứu TNHS, dù cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng hình thức tạm giam hay cấm đi khỏi nơi cư trú (tại ngoại) thì họ (người bị truy cứu TNHS) không được làm một số ngành nghề, lĩnh vực theo quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngành nghề lĩnh vực đó.
Đối với ngành nghề, lĩnh vực kế toán:
Tại Điều 52 Luật Kế toán 2015 được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp không được làm kế toán, trong đó có trường hợp người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu TNHS; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
Đối với ngành nghề, lĩnh vực đại lý thuế:
Căn cứ Điểm b, Điểm c Khoản 4 Điều 105 Luật Quản lý thuế 2019 quy định những người sau đây không được làm nhân viên đại lý thuế gồm: Người đang bị cấm hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, kế toán, kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu TNHS; người đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến thuế, tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội thì được hiểu là người đó đang bị truy cứu TNHS. Sau giai đoạn truy cứu TNHS là giai đoạn thi hành án hình sự.
Cũng theo Điều 88 Luật Thi hành án hình sự về việc lao động, học tập của người được hưởng án treo, trường hợp người được hưởng án treo là người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ luật Hình sự, Luật Thi hành án hình sự, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế thì ngoài các trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cấm người bị kết án hành nghề kế toán và các trường hợp không được làm kế toán khác nêu tại Điều 52 Luật Kế toán được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP và các trường hợp không được làm nhân viên đại lý thuế quy định tại Khoản 4 Điều 105 Luật Quản lý thuế, thì không thấy có quy định nào khác cấm người được hưởng án treo làm nghề kế toán, người làm đại lý thuế trong thời gian thử thách.
Ép buộc người khác uống rượu, bia có bị phạt?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ Khoản 1, điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định nghiêm cấm các hành vi xúi giục, ép buộc người khác uống rượu, bia.
Tại điểm b, khoản 3, điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt 1-3 triệu đồng đối với hành vi ép người khác uống rượu, bia. Mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần so với mức phạt đối với cá nhân.
Ngoài ra, bản thân người ép buộc người khác uống rượu, bia có thể cũng không biết hành vi của mình là vi phạm, họ cho rằng đã là cuộc vui thì ngồi uống rượu, mời nhau là chuyện bình thường, hoặc bản thân họ hiểu, nhận thức rõ hành vi sai phạm của mình nhưng cố tình lờ đi và người bị ép uống rượu, bia cũng không có phản ứng.
Như vậy, nhằm chấm dứt tình trạng ép buộc nhau uống rượu, trước mắt bản thân người bị ép buộc uống rượu cần có thái độ rõ ràng, dứt khoát, chủ động báo cáo cơ quan chức năng để cơ quan chức năng có cơ sở xử lý, từ đó răn đe những người có ý định ép buộc người khác uống rượu. Đồng thời, cơ quan chức năng cần có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể hơn nữa thế nào là ép buộc uống rượu để hiểu đúng, hiểu đủ, người dân dễ dàng thực hiện và cơ quan chức năng cũng dễ dàng xử lý khi có vi phạm.
Có thể thấy, việc mời nhau rượu, bia xuất phát từ tình cảm giữa hai bên. Thế nhưng, cần phân biệt mời uống rượu, bia và ép buộc nhau uống rượu, bia để có hành xử phù hợp, thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và văn minh.
Nhận thức việc hoạt động trợ giúp pháp lý có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là đối với người nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em…Theo đó, giúp người dân nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự ở các địa phương trên cả nước…
Luật sư Phan Đức Hiếu
Ngay từ khi ra đời, Viện IMRIC đã phối hợp với Viện IRLIE đã chỉ đạo Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các địa phương. Trên cả nước xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm khoa học, hỏi đáp pháp lý nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác trợ giúp pháp lý. Trong đó, hướng hoạt động tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho những đối tượng là người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa, người dân, doanh nghiệp được tiếp cận với hoạt động tư vấn pháp luật, qua đó góp phần giảm bớt thời gian và chi phí đi lại cho người dân.
Các chương trình tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý của Viện IMRIC, Viện IRLIE và trung. tâm TTLCC không chỉ chú trọng tới những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý mà còn phối hợp với Sở Tư pháp các địa phương tổ chức lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật miễn phí cho nhân dân, giúp chính quyền cơ sở giải quyết các vướng mắc liên quan đến pháp luật. Thông qua các đợt tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân, Trung tâm đã tham vấn pháp luật có nội dung như: Những nội dung cơ bản các quy định của pháp luật về đất đai, về chính sách bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, về vay vốn ngân hàng chính sách xã hội, bình đẳng giới…
Ngoài ra, thông qua các buổi tuyên truyền pháp luật, ngoài vấn đề trọng tâm là tuyên truyền những nội dung cơ bản của những văn bản pháp luật mới liên quan trực tiếp đến nhân dân như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luât Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Bộ Luật hình sự năm 2015, Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân của họ, về vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế…Đồng thời, tiếp nhận, tư vấn, giải đáp trực tiếp cáccâu hỏi, đơn yêu cầu tư vấn pháp luật của bà con nhân dân. Nội dung câu hỏi thường xoay quanh những vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, tranh chấp dân sự, khiếu nại, đền bù, giải phóng mặt bằng, hộ khẩu, hộ tịch, thủ tục ly hôn. Trong đó, các luật sư, luật gia, các tư vấn viên pháp luật và Cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm đã trực tiếp tư vấn, giải đáp những vướng mắc pháp luật của người dân.
Tin rằng, thông qua hoạt động tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý của Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC, nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhân dân, doanh nghiệp được nâng cao, giúp người dân, cộng đồng doanh nghiệp tự tin hơn khi tham gia vào các quan hệ pháp luật và góp phần tích cực cùng các ngành, các cấp trong việc giải tỏa một số vướng mắc liên quan đến pháp luật của nhân dân trong đời sống hàng ngày. Rất mong, thông qua hoạt động này sẽnhận được sự hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ…Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, kiến thức pháp luật cho người dân, doanh nghiệp hạn chế các vụ khiếu nại, khiếu kiện không đáng có, góp phần giữ vững an ninh trật tự, phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân, doanhnghiệp sẽ góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật trong nhân dân, hạn chế những tranh chấp trong cộng đồng dân cư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế trong xã hội và nhân dân ở các địa phương. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội tại các địa phương, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Văn Hải – Tuấn Tú (CTV TVVPL thuộc Trung tâm TTLCC)