Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC: Người đang đi tù có lập di chúc – Áp dụng biện pháp bảo lĩnh thay thế tạm giam ở thời điểm nào?
(HNTTO) – Dưới góc độ chuyên gia nghiên cứu và pháp lý, Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thống Quốc tế (IMRIC); Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cho biết căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo mà CQĐT, VKS hoặc tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. Đồng thời, người đang đi tù có thể lập di chúc nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định theo pháp luật.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có cá nhân hoặc tổ chức có giấy cam đoan để đảm bảo bị can, bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội hoặc vi phạm pháp luật khác. Trong đó, thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân, người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế. Người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc pháp luật. Tuy nhiên, khi xác định người thừa kế vẫn tồn tại nhiều khó khăn bởi việc xác định dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đó là phạm vi rất rộng và phức tạp. Đặc biệt, hơn cả khi người thừa kế bị kết án tù và đang chấp hành hình phạt tù liệu rằng cá nhân đó có được hưởng thừa kế di sản của gia đình hay không? Đây là thắc mắc mà nhiều cá nhân gia đình người thừa kế đặt ra và rất quan tâm.
Áp dụng biện pháp bảo lĩnh thay thế tạm giam ở thời điểm nào?
Căn cứ theo Điều 121 BLTTHS (hướng dẫn bởi Điều 21 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19-10-2018 quy định về phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS) thì bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam, biện pháp này áp dụng đối với đối tượng là bị can hoặc bị cáo.
Đối với điều kiện áp dụng căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo mà CQĐT, VKS hoặc tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
Đồng thời, bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ như có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì sẽ bị tạm giam.
Căn cứ tại Điều 121 BLTTHS chỉ mang tính khái quát là căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của của bị can, bị cáo để quyết định mà không xác định rõ trường hợp phạm loại tội nào và hoàn cảnh nhân thân ra sao thì được áp dụng. Điều này, dẫn đến việc áp dụng tùy thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, trên thực tế, biện pháp này thường được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nhân thân tốt, nơi cư trú rõ ràng, phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, có thái độ thành khẩn khai báo…
Ngoài ra, biện pháp bảo lĩnh thường chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Các trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thường không được áp dụng trừ khi bị can, bị cáo bị ốm nặng hoặc người khuyết tật nặng…
Người đang đi tù có được lập di chúc hay không?
Theo Hiến pháp năm 2013, quyền của con người và quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong các trường hợp cần thiết như quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng (theo khoản 2, điều 14). Bên cạnh đó, trong trường hợp công dân Việt Nam bị kết án phạt tù vì tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác theo quy định của Bộ luật Hình sự, một số quyền của họ sẽ bị tước đoạt, bao gồm: Quyền ứng cử đại biểu cho các cơ quan quyền lực nhà nước; Quyền làm việc trong cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Căn cứ tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 thì có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Qua đó, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Tương tự, tại Khoản 6 Điều 638 BLDS 2015 quy định di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
Trong trường hợp người thân của người dân đang chấp hành hình phạt tù vẫn có quyền lập di chúc. Tuy nhiên, di chúc đó phải có xác nhận từ người phụ trách cơ sở đó (quản giáo) để đảm bảo tính pháp lý. Bên cạnh đó, để di chúc đó được hợp pháp cũng cần phải đáp ứng một số điều kiện về hình thức lẫn nội dung tại Điều 630 BLDS 2015: Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật; Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực….
Như vậy, di chúc được lập trong tù của người thân anh/chị thỏa các điều kiện trên thì sẽ được xem là một di chúc hợp pháp. Trường hợp di chúc đó không thỏa được các điều kiện dẫn đến di chúc không hợp pháp thì di sản thừa kế của người thân anh/chị sẽ được chia theo pháp luật.
Cụ thể, Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản; Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác; Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Căn cứ theo Điều 631 BLDS 2015.
Ông Hồ Minh Sơn khẳng định trả lời, phúc đáp những yêu cầu của các tập thể, cá nhân với mongmuốn truyền tải thông điệp giáo dục về ý thức trau dồi, rèn luyện bản thân để tạo giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội, tránh sa ngã vào những thú vui không lành mạnh, chọn lối sống buông thả, ích kỷ, lười lao động để rồi phải vướng vào vòng lao lý. Viện Nghiênc cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) và Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xem nhiệm vụ tổ chức các buổi toạ đàm khoa học, hội thảo, hội thoại, tuyên truyền về pháp luật liên quan đến nội dung tại các phiên tòa, những sự việc diễn ra thực tiễn với mong muốn tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng cho người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật. Thông qua những Câu chuyện pháp luật tại các phiên toà để người dân tích lũy thêm cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết, đồng thời nâng cao ý thức cảnh giác đối với tội phạm trộm cắp tài sản, đặc biệt là tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, góp phần vào công tác phòng, chống tội phạm và giữ gìn an ninh, trật tự ở các địa phương.
Dịp này, ông Sơn nhấn mạnh: “Trung tâm Tư vấn pháp luật Toàn Tâm, là nơi để các tổ chức, cá nhân đến trao đổi, giao lưu. Trung tâm có đội ngũ Tư vấn viên, Cộng tác viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là những Giáo sư, Tiến sĩ, Luật sư, Luật Gia, Giảng viên và cán bộ làm việc tại các cơ quan tư pháp, các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo Luật uy tín trong cả nước. Từ đó, việc tuyên truyền pháp luật, tư vấn pháp lý, việc làm hứa hẹn sẽ góp phần giúp mọi người dân nhận thức được các quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước. Nhất là công tác tái hoà nhập cộng đồng; thủ tục xoá án tích, lý lịch tư pháp cho phạm nhân sau khi mãn hạn tù về địa phương”.
Tin rằng, công tác trả lời những thắc mắc của người dân góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Viện, Trung tâm trong việc quan tâm, chia sẻ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành ở các địa phương trên cả nước trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật luôn được các cấp, các ngành quan tâm với nhiều cách làm đa dạng, phù hợp đặc điểm tình hình vùng miền, đối tượng; từ đó góp phần ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế…Khẳng định rằng, công tác PBGDPL luôn nhận được sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến các địa phương được triển khai đồng bộ, rộng khắp, lan tỏa tinh thần “thượng tôn pháp luật”, trở thành cầu nối quan trọng giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN, trật tự an toàn xã hội.
Trần Danh – Hữu Phi (CTV TVVPL Trung tâm TTLCC)