Kinh tếNghiên cứu trao đổi

Các Làng nghề, doanh nghiệp, cở sở sản xuất: Ứng dụng công nghệ thông tin – Giành nhiều lợi thế trên thị  trường quốc tế

(HNTTO) – Trong những năm gần đây, các làng nghề, làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên cả nước được khôi phục và phát triển, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn nước ta. Tuy nhiên, các làng nghề, làng nghề truyền thống, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất hiện đang gặp không ít khó khăn về vấn đề đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm chất lượng cao. Một số làng nghề hoạt động thiếu tính quy mô sản xuất, số hộ gia đình làm nghề có chiều hướng bị thu hẹp, thậm chí có làng nghề dường như ngừng hoạt động do khó khăn về đầu ra cho sản phẩm… 

Bến Tre nổi tiếng là xứ sở của những hàng dừa xanh mướt, trù phú nên người dân nơi đây cũng tận dụng những bộ phận có ích của dừa để làm ra những sản phẩm có giá trị và góp phần phát triển kinh tế – du lịch của cả nước. Ảnh làng nghề tiểu thủ công nghệ Phước Long

Có thể thấy, thông qua các ứng dụng công nghệ điện tử để giới thiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống ở Việt Nam và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo cơ hội cho các làng nghề giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đơn hàng với sự hỗ trợ chiến lược phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, kế hoạch truyền thông một cách quy mô và bài bản. Theo đó, các ứng dụng công nghệ điện tử hứa hẹn là nơi để các làng nghề truyền thống Việt Nam có thể cập nhật kiến thức kỹ thuật, kiến thức về chuyên môn, các xu hướng mới trên thế giới, kiến thức về các tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và quốc tế để có thể tiếp cận các tiêu chuẩn chất lượng dễ dàng hơn thông qua các bảng hướng dẫn, tài liệu và các online talkshow.

Đồng thời, để các làng nghề truyền thống có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau, liên kết với nhau để gia tăng nên sức mạnh thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế. Các ứng dụng công nghệ điện tử sẽ kết hợp với các tổ chức tín dụng để hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác nhau, tạo ra sự thuận tiện để các giao dịch diễn ra suôn sẻ. Các giao dịch sẽ được đảm bảo, an toàn cho cả các làng nghề và doanh nghiệp mua. Tương tự, sẽ hỗ trợ về mặt ngôn ngữ khi giao dịch buôn bán với nước ngoài và hỗ trợ về chiến lược tiếp thị để phát triển thương hiệu và mở rộng quy mô kinh doanh.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong bối cảnh hiện nay, các ứng dụng công nghệ thông tin đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, tham gia trực tiếp vào các hoạt động của con người. Với hơn 5.411 làng nghề và làng có nghề, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn tăng lên với tốc độ bình quân 8,8-9,8%/năm1, trong đó chỉ riêng ngành thủ công mỹ nghệ đã tạo ra mặt hàng chủ lực của làng nghề, thu hút khoảng 1,5 triệu lao động, mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD mỗi năm, công tác phát triển các làng nghề truyền thống đang là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ.

Do đó, thay vì sử dụng tiếp thị truyền thống như trước kia, các địa phương hiện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng thương hiệu để giúp phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, phát triển toàn diện các kỹ năng của các làng nghề, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, góp phần hiện thực hóa mục tiêu của Chính phủ trong việc bảo tồn, phát huy làng nghề Việt Nam.

Tuy nhiên, đối với một số địa phương, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn do kinh phí chưa đáp ứng, chưa đủ cơ sở vật chất, khả năng tiếp cận của một số cơsở vẫn còn hạn chế,…Do vậy, cần phải có ứng dụng công nghệ thông tin mới có thể phát huy được những yếu tố quan trọng cho người dân, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp các làng nghề truyền thống tiếp cận được nguồn kiến thức rộng mở hơn, thể hiện được năng lực của từng cơ sở…Mặt khác, công tác bồi dưỡng, đào tạo khi vận dụng công nghệ thông tin vào cũng thuận lợi hơn rất nhiều qua việc tận dụng được những kho dữ liệu, tài nguyên cộng thêm trong không gian mở, môi trường số hóa sẽ giúp các cơ sở sản xuất đa dạng được mẫu mã hàng hoá…

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có tới hơn 50% doanh nghiệp mua phần mềm về và “đắp chiếu”. Vì lẻ đó, chủ các làng nghề, các doanh nhân cần có nhận thức đúng về chuyển đổi số trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Cụ thể, chuyển đổi số quốc gia đang là chương trình trọng điểm của Chính phủ với mục tiêu tập trung triển khai năng lực số đến không những ở cácdoanh nghiệp lớn mà sẽ là điểm chung cho các làng nghề, làng nghề truyền thống…Đặc biệt, sở hữu nền tảng kinh tế với 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ (SMEs) có nguồn lực hạn chế (tài chính, con người, công nghệ), nên việc đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trở nên cấp thiết.

Chuyển đổi số đang ngày một thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người có khả năng quyết định hướng đi và khả năng chuyển đổi thành công của các làng nghề Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định về phát triển ngành nghề nông thôn như sau: Thực hiện theo các nội dung được quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, tập trung các nội dung sau: Triển khai xây dựng các mô hình phát triển ngành nghề nông thôn; bảo tồn và phát triển các làng nghề Việt Nam; ưu tiên xây dựng các mô hình bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch và xuất khẩu; Tổ chức thường niên Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam; Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của các làng nghề; xây dựng tiêu chí và hướng dẫn công nhận, phát triển và tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề; Tổ chức đào tạo nghề cho lao động trong các làng nghề; xây dựng bản đồ số làng nghề Việt Nam; chuyển đổi số trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn; cập nhật thông tin, cơ sở dữ liệu về làng nghề; Tuyên truyền nâng cao nhận thức sản xuất gắn với bảo vệ môi trường ở các làng nghề; Xây dựng phim tư liệu về sản xuất các sản phẩm ngành nghề nông thôn; phát triển mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại các sản phẩm ngành nghề nông thôn để quảng bá phát triển du lịch nông thôn; Xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu.

Trong suốt những năm qua, các làng nghề, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đều chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá và quảng bá, xây dựng thương hiệu. Mặc dù vậy, đối với tiềm năng của Việt Nam còn rất lớn…Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, chủ các làng nghề,doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cần quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên. Qua đó, giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của khoa học – công nghệ, việc tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu là cách để các làng nghề thể hiện sức mạnh, tạo điều kiện xuất khẩu sản phẩm ra nhiều quốc gia trên thế giới. Một thương hiệu sẽ không thể phát triển, thậm chí khó tồn tại nếu chủ sở hữu không có các chiến lược hợp lý để duy trì và phát triển dựa trên những yếu tố thị trường và định hướng phát triển. Quá trình duy trì và phát triển thương hiệu bao gồm nhiều hoạt động liên tục, gắn bó với nhau nhằm nuôi dưỡng hình ảnh thương hiệu, tạo cơ hội để thu hút ngày càng nhiều khách hàng biết đến, chấp nhận, ghi nhớ và có thái độ tích cực đối với thương hiệu.

Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin. Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) sẽ làm nhịp cầu nối trong việc hoạch định chiến lược truyền thông để tăng tính tương tác xã hội…thông tin của các làng nghề, doanh nghiệp và các cở sở sản xuất được truyền từ cơ sở tới khách hàng trên thế giới để quảng cáo, quan hệ, bán hàng…Như thế, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống.Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh tế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.

Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới, với mức 74% trong giai đoạn 2019-2022. Khẳng định rằng, thương hiệu có thể coi là “linh hồn”, quyền lực mềm mang lại nhiều giá trị cho các làng nghề, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng như quốc gia. Từ đó, cáclàng nghề hiện không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nền kinh tế đa dạng ở nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với vai trò đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới kinh tế, hội nhập của đất nước, các làng nghề luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là thị trường tiêu thụ, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường…

Bên cạnh những nỗ lực, quyết tâm của chính quyền các địa phương thì sự quan tâm, ủng hộ của người dân rất quan trọng việc khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống trong đó ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn là một điều rất cấp bách hiện nay để phát huy mạnh mẽ thương hiệu của các làng nghề…TỪ đó, thúc đẩy ngành du lịch để phát triển thương hiệu…Tin rằng, với sự tiến bộ công nghệ và những xu hướng tiêu dùng sau đại dịch Covid – 19 hứa hẹn là một chặng đường mới để tạo dấu ấn riêng của các làng nghề, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên thị trường nội địa và quốc tế…

Viện trưởng Viện IMRIC Hồ Minh Sơn

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button