Viện IRLIE – Viện IMRIC phối hợp Viện ILPS chuẩn bị tổ chức tọa đàm khoa học “Đối thoại chuyên sâu tư vấn, giải đáp vướng mắc pháp luật cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023”
(HNTTO) – Trong khuôn khổ các hoạt động được thực hiện dưới sự hỗ trợ pháp lý liên ngành cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2021 – 2025 (Bộ Tư pháp), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật (ILPS) sẽ tổ chức Tọa đàm khoa học ““Đối thoại chuyên sâu tư vấn, giải đáp vướng mắc pháp luật cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023” vào ngày 16/06/2023 tại TP.HCM. Chủ trì buổi toạ đàm có ThS Trần Thị Hằng Nga – Viện trưởng Viện ILPS.
Dự kiến tham dự và có bài tham luận tại buổi Tọa đàm gồm Viện trưởng Viện IMRIC Hồ Minh Sơn; Viện trưởng Viện IRLIE Hoàng Thanh Quý; NSNA Lê Xuân Thăng – Cố vấn Liên Viện; Phó CVP Viện IMRIC Phạm Trắc Long; Tiến sĩ Lê Ánh Dương – Phó Giám đốc Chi nhánh miền Trung Tây Nguyên Viện IMRIC. Tham dự buổi toạ đàm còn có Phó Trưởng ban Thi đua khen thưởng, Trưởng phòng TCHC Viện IMRIC Hồ Vĩnh Chung; Bà Nguyễn Thị Huyền – Giám đốc Chi nhánh miền Bắc Viện IMRIC; ThS. Nguyễn Tiến Hưng – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm “TTLCC” (thuộc Viện IRLIE); Luật sư Phan Đức Hiếu – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm; các Giám đốc, Phó Giám đốc các Chi nhánh thuộc Liên Viện; cùng gần 100 doanh nghiệp, doanh nhân, sinh viện khoa luật, sinh viên khoa ATLĐ Đại học Tôn Đức Thắng…
Có thể thấy, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 thì thông qua toạ đàm khoa học “Đối thoại chuyên sâu tư vấn, giải đáp vướng mắc pháp luật cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023” lần này; hy vọng những vấn đề bất cập trong thể chế và pháp lý cũng như những vấn đề tổ chức thi hành pháp luật trong một số hoạt động kinh doanh sẽ được phân tích với các góc nhìn đa chiều, từ đó có thể đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp. Qua đó, việc thu thập và phân tích dữ liệu sẽ cho phép các quy trình được thực hiện nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả hơn. Sự tự chủ động được kỳ vọng sẽ dần thay thế nhiều khâu trong quy trình sản xuất của nhiều ngành kinh tế nói chung trong đó có cộng đồng DNNVV Việt Nam. Đi kèm với những thay đổi to lớn này, thể chế và khung pháp luật cần được thay đổi để bắt kịp xu hướng mới.
Đồng thời, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có những tác động mạnh mẽ đến mọi thành phần của nền kinh tế Việt Nam, pháp luật đóng vai trò vừa là công cụ kiểm soát tác động tiêu cực của sự bùng nổ những rủi ro đi kèm với công nghệ mới, nhưng cũng có khả năng tạo ra động lực to lớn cho những công nghệ, giải pháp mới phát triển. Về phương hướng xây dựng, hoàn thiện thể chế để sẵn sàng “đón đầu” tiềm lực mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại…Qua đó, ngoài việc tích cực, chủ động vận dụng hệ thống quy định hiện hành, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh những vấn đề mới, đặc thù, cần phải nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Cụ thể, để có thể áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, người áp dụng pháp luật phải hiểu được một cách đầy đủ bản chất và cách thức hoạt động của công nghệ, giải pháp mớithông qua các toạ đàm như lần này…
Dự kiến tham luận tại toạ đàm NSNA Lê Xuân Thăng sẽ đóng góp ý kiến về các hình thức huy động vốn của các doanh nghiệp tại Việt Nam; Viện trưởng Viện IRLIE Hoàng Thanh Quý tham luận về tổng quan huy động vốn cho DN Việt Nam trong giai đoạn. hiện nay; Thành viên Viện IMRIC Nguyễn Văn Đạt tham luận về thực trạng huy động vốn của DN, bài học và kinh nghiệm; P. Giám đốc CN miền Trung Tây Nguyên Viện IMRIC Lê Ánh Dương sẽ tham luận về một số rủi ro pháp lý khi huy động vốn của DN, một số điểm cần lưu ý; Phó CVP Viện IMRIC Phạm Trắc Long tham luận các quy định của pháp luật về hình thức huy động vốn vay các tổ chức tín dụng. Một số rủi ro cần lưu ý và giải pháp tối ưu cho DN; Viện trưởng Viện IMRIC Hồ Minh Sơn sẽ tham luận về giải pháp huy động vốn cho DN trong bối cảnh phục hồi và phát triển…
Viện trưởng Viện IMRIC Hồ Minh Sơn khẳng định toạ đàm này rất quan trọng đối với cộng đồng DNNVV. Ngoài ra, với vai trò làm nhịp cầu nối của Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm trực thuộc Viện IRLIE và được sự đồng thuận của Viện ILPS chúng tôi cam kết sẽtích cực, chủ động vận dụng hệ thống quy định hiện hành khi xây dựng và triển khai những công nghệ, giải pháp mới; chúng ta chỉ nên đặt ra vấn đề xây dựng pháp luật khi phát sinh những đặc thù, cần phải ban hành hệ thống quy phạm mới để điều chỉnh. Vì lẻ đó, để cộng đồng DNNVV có chiến lược xem xét kỹ lưỡng bài toàn chi phí bỏ ra – lợi ích đạt được trong quá trình thực hiện, sản xuất, kinh doanh phù hợp với giai đoạn hoàn thiện khung pháp luật trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mặt khác, trong công cuộc hiện thực hóa chính sách phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng tốc độ áp dụng công nghệ, cộng đồng doanh nghiệp nhất là DNNVV cũng cần chủ động vận dụng các quy định pháp luật hiện hành để giải quyết những vấn đề gắn liền với mô hình, giải pháp mới trước những khó khăn, vướng mắc (nếu có) có thể xảy ra…
Tin rằng, thông qua tọa đàm khoa học “Đối thoại chuyên sâu tư vấn, giải đáp vướng mắc pháp luật cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023” hứa hẹn sẽ tạo nguồn động lực không thể thiếu trong tiến trình tiếp nhận, vận dụng và phát huy những thành tựu đột phá của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự phối kết hợp giữa nhà nước, các cơ sở nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp…
Văn Hải – Mỹ Huyền