Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện ISAI: Bất động sản ảo trên nền tảng NFT cần nghiên cứu tính pháp lý, có thể đẩy rủi ro cho người mua
(HNTT) – NFT được kỳ vọng sẽ hình thành một nền kinh tế số mới trong thời gian gần đây. Cùng với đó, “Metaverse” – “vũ trụ ảo” ứng dụng thực tế ảo tăng cường (AR) và tài sản số NFT, không chỉ nhận về sự quan tâm mà còn cả những khoản đầu tư từ các nhà đầu tư. Chia sẻ về điều này, ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI), việc giao dịch bất động sản (BĐS) trên nền tảng Blockchain không phải là kinh doanh BĐS. Có thể thấy, đây là đầu tư tài chính hoặc chỉ là đầu cơ trên nền tảng công nghệ số...
Trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã gần 2 năm cùng với sự ra đời của xu hướng đầu tư tài sản số đã khiến cho NFT bị gắn mác “tiền tệ thời đại dịch” (pandemic money). Theo phân tích dữ liệu từ Google của Blockchain Centre vào tháng 8/2021, thì lượng tìm kiếm trên toàn cầu về NFT hiện tăng 426%.
Cùng với đó, thị trường bất động sản ảo đang phát triển với tốc độ cấp số nhân. Sự bùng nổ của NFT đã mang lại sức sống mới cho bất động sản ảo. Đồng thời, là Next Earth, là một bản sao ảo của trái đất trên blockchain. Thị trường BĐS truyền thống vốn được coi là ngành kinh doanh lâu đời trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường BĐS ảo hiện đang nổi lên và phát triển với tốc độ chóng mặt.
Theo đó, cơn sốt NFT – tài sản qua dạng mã thông báo không thể thay thế, đã và đang mang lại một sân chơi mới cho BĐS ảo. Điển hình, Next Earth là một bản sao ảo của trái đất trên nền tảng Blockchain. Trong đó, duy trì một cộng đồng chủ sở hữu đất ảo, tự kết hợp trong các lĩnh vực khác nhau và các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu đất trong một kịch bản trò chơi. Next Earth đã bán BĐS dựa trên NFT trị giá hơn 1,3 triệu USD trong đợt chào bán đầu tiên trên thế giới.
Bên cạnh đó, nhà ảo là một biểu tượng, cũng giống như việc sở hữu một chiếc xe hơi hoặc tài sản trong thế giới thực và mang lại cảm giác sở hữu mà nhiều người mong muốn. Đối với nhiều bộ sưu tập NFT được bán, không có gì ngạc nhiên khi xu hướng này đang bắt đầu trên diện rộng, từ game thủ đến nghệ sĩ, cho đến người hâm mộ thể thao và nhiều tầng lớp xã hội khác đều tham gia.
Vài năm gần đây, mọi người đã được chứng kiến sự bùng nổ và tăng trưởng nhanh chóng của NFT. Cụthể, năm 2020, ước tính có khoảng 13 triệu USD tổng doanh số bán hàng giữa tất cả các thế giới ảo dựa trên Blockchain và các nền kinh tế kỹ thuật số, bao gồm tất cả các mã thông báo không thể thay thế. Sau đó, trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng lên 2,5 tỷ USD.
Theo một chuyên gia Blockchain cho hay, khi xem xét đầu tư vào NFT, mọi người nên cân nhắc xem liệu khoản đầu tư đó có phù hợp với giá trị và lợi ích hay không. Từ đó, mở rộng đến khái niệm BĐS ảo, vì tất cả nhà đầu tư đều muốn có cảm giác như ở nhà, cho dù đó là nơi nào.
Tuy nhiên, thế giới ảo đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, nhưng chỉ gần đây thuật ngữ Metaverse mới được sử dụng phổ biến. Ban đầu do Neal Stephenson đặt ra trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Snow Crash” năm 1992, Metaverse đề cập đến một một vũ trụ ảo do máy tính tạo ra, tồn tại song song với thế giới thực, nơi con người có thể viết lại các chuẩn mực xã hội trong đó.
Gần đây, tầm nhìn về Metaverse như một không gian kỹ thuật số được kết nối với nhau đã trở thành hiện thực, với sự gia tăng của các nền tảng dựa trên Blockchain như Next Earth. Vì lẽ đó, BĐS ảo đang ngày càng trở nên có giá trị, khi nhiều người thuộc mọi tầng lớp khác nhau dành thời gian choBĐS ảo này. Ngoài ra, đã tạo ra nhu cầu lớn đối với các tài sản bất động sản ảo trên các nền tảng này và làm tăng giá trên toàn bộ thị trường NFT.
Song song đó, NFT cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong Metaverse, cho phép mọi người sở hữu hoàn toàn các nhân vật, các vật phẩm tích lũy được trong trò chơi và thậm chí cả vùng đất ảo.
Điển hình, một NFT BĐS ảo gồm 259 lô đất ở Decentraland mới đây đã được bán với giá hơn 900.000 USD. Từ đó, các vũ trụ ảo sẽ tương tác với nhau, người chơi có thể mua và bán hàng hóa ảo từ các trò chơi và vũ trụ ảo khác nhau trên các thị trường. Do đó, tiền kỹ thuật số có thể trở thành tiền tệ duy nhất được sử dụng trong Metaverse, với tất cả các vật thể ảo và vật phẩm vô hình được thể hiện dưới dạng NFT.
Theo James Basnett – Giám đốc điều hành của Shape, một công ty 3D và NFT chuyên phát triển thế giới ảo, nhấn mạnh: “Token hoá BĐS cho phép nhà đầu tư dễ dàng sở hữu theo cổ phần, nhưng chắc chắn có một số thách thức với chính sách của chính quyền địa phương cũng như chính sách chung về việc liệu token có đủ điều kiện để bảo mật hay không”. Theo Basnett cho hay hiện đã dành 15 năm để làm việc trong lĩnh vực công nghệ mới nổi này và coi token hóa là tạo ra “một tài sản tài chính có thể tự động kết nối với thị trường Internet”. Cũng theo Basnett chia sẻ, giá trị của BĐS ảo giống như BĐS truyền thống, nó phụ thuộc vào các yếu tố như lượng người truy cập trực tuyến. Quyền sở hữu theo từng phần có thể là một lựa chọn cho những người không thể mua theo phương thức truyền thống, hoặc những người muốn mua BĐS ở bất cứ đâu trên thế giới.
Mặc dù vậy, cơn sốt BĐS ảo hay rộng hơn là vũ trụ ảo đang dấy lên mối lo ngại nào cho nhà đầu tư khi tham gia vào sân chơi này? ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) cho hay, khi một bên trên Blockchain cho rằng đang sở hữu BĐS, cần xác định họ có đủ tư cách pháp lý để sở hữu BĐS hay nhận ủy thác đầu tư không. Lấy một ví dụ, một nền tảng công nghệ mà chủ sở hữu đăng ký kinh doanh ở nước ngoài, không có pháp nhân tại Việt Nam thì họ sở hữu BĐS với tư cách gì?
Theo ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI), phân tích thêm:“BĐS được xem là có uy tín khi truyền thông thu hút nhà đầu tư trên Blockchain, trong đó có thể định giá và không thể dịch chuyển. Khi giới thiệu một sản phẩm có “pháp lý minh bạch, đã có sổ hồng riêng” và hình ảnh sổ, nhà đầu tư kỹ tính sẽ đặt vấn đề tính pháp lý của sổ, hay BĐS đó có tranh chấp, có bị kê biên thi hành án hay quyền sử dụng đất thế nào”. Theo đó, dù bất động sản ảo trên nền tảng NFT nếu phát triển tại Việt Nam cần phaỉ tuyệt đối tuân thủ theo pháp luật hiện hành, hình thức nội dung việc mua bán tài sản của hình thức này chưa phù hợp với quy định của luật. Bởi, nếu phát sinh tranh chấp thì giao dịch này vô hiệu. Điều đó, đẩy rủi ro cho người mua. Vì dụ, mua bán bất động sản thông thường mua theo dự án tham quan nhà mẫu thì cần phải tìm hiểu kỷ về hiện trạng hồ sơ, tính pháp lý còn bị rủi ro…
Dịp này, ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) thẳng thắn nhìn nhận, tôi rất ủng hộ sự sáng tạo và tìm kiếm mô hình mới. Thế nhưng, cần có một chiến lược cụ thể và phải cân nhắc kỷ lưỡng khi đặt lên bàn cân mà cả Nhà nước và nhà đầu tư “nắm đằng lưỡi”, thì việc xuống tiền là vấn đề cốt lõi của các nhà đầu tư. Bởi, các hạng mục đầu tư tài sản số phải thỏa mãn 3 điều kiện chủ lực: Giá trị xã hội; Tính thanh khoản; và Kiểm soát rủi ro.
Vì vậy, việc mua BĐS trên nền tảng Blockchain không phải là kinh doanh BĐS, đó có thể là đầu tư tài chính hoặc đầu cơ trên nền tảng công nghệ. Có thể khẳng định rằng, đây sẽ là bài học để rút ra kinh nghiệm khi nhà đầu tư tham gia vào không gian tài sản số (digital asset) trong bối cảnh hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, nếu xảy ra tranh chấp, việc đi kiện cáo sau đó để thu hồi tiền là câu chuyện rất dài và khó đạt được hiệu quả tích cực…
Cũng theo ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) đưa ra khuyến nghị: “Các cơ quan chức năng chắc chắn sẽ tiếp tục theo dõi hoạt động của cá nhân tạo nền tảng, đại diện pháp lý đứng ra kêu gọi huy động vốn hay các KOLs “chim mồi” để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Khi đó, nếu nhà đầu tư thất bại khi pháp luật chưa quy định, thì không nên đổ lỗi cho Nhà nước hay pháp luật không công bằng, mà đó là sự lựa chọn của các nhà đầu tư”.
Văn Hải – Thuỳ Duyên
http://thuongtruongvadoanhnghiep.vn/ong-ho-minh-son-vien-truong-vien-isai-bat-dong-san-ao-tren-nen-tang-nft-can-nghien-cuu-tinh-phap-ly-co-the-day-rui-ro-cho-nguoi-mua-19021.html