Nghiên cứu trao đổi

ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC tham luận tại Hội nghị đối thoại Chính sách quy định pháp luật hỗ trợ chuyển đổi số trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

(HNTTO) – Ngày 30/11/2022, tại số 168, đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM, Viện Khoa học chính sách và pháp luật đã tổ chức Chương trình Hội nghị khoa học chủ đề Đối thoại Chính sách quy định pháp luật hỗ trợ chuyển đổi số trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”. 

Quang cảnh Hội nghị

Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam tham dự và có bài tham luận tại Hội nghị: ThS. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC, đại diện Tạp chí phía Nam; Phó CVP Viện IMRIC có ông Trương Hữu Phước và Phạm Trắc Long (Pv Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống); ThS. Duong Ngọc Minh Triết – Giảng viên Đại học Tôn Đức Thắng (Pv Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam); ông Phan Thanh Việt – Phóng viên Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam.

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, ThS. Hồ Minh Sơn cho biết, chuyển đổi số mang lại thay đổi lớn, làm gián đoạn toàn bộ nhiều ngành công nghiệp. Theo đó, tạo ra sự sáng tạo phá hủy giúp một số doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển kỷ lục. Nhiều tập đoàn lớn, lâu đời chật vật trong khi các doanh nghiệp mới, nhỏ và linh hoạt hơn nhờ áp dụng những mô hình kinh doanh mới. Thế nhưng, cơ hội vẫn dành cho tất cả. Chuyển đổi số doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua việc tư duy lại hướng kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, kết nối lại với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Qua đó, giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để chuyển đổi số mang lại hiệu quả, chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) cần phải hiểu rõ bản chất chuyển đổi số, gắn với mô hình kinh doanh và giá trị mục tiêu của DNVVN. Chuyển đổi số phải gắn với thực tế của DNVVN và ngành Chuyển đổi số đang là xu thế được DNVVN quan tâm và đầu tư trong thời gian gần đây. Để đồng hành cùng DNVVN, chính quyền nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã xác định chuyển đổi số là một trong những đột phá chiến lược để phát triển kinh tế-xã hội, ThS. Hồ Minh Sơn chia sẻ.

Bên cạnh đó, những DNVVN chuyển đổi số thành công, thì cũng không ít DNVVN gặp thất bại, nhiều DNVVN làm chuyển đổi số theo phong trào, hoặc chưa hiểu hết về chuyển đổi số dẫn đến việc áp dụng, ứng dụng chưa mang lại hiệu quả. Có những DNVVN quan tâm nhiều đến chuyển đổi số bằng công nghệ mà chưa quan tâm tới các yếu tố nhân sự và quản trị doanh nghiệp. Từ ngày khởi động chương trình (tháng 1/2021) đến nay, có khoảng gần 400.000 DN đã thử nghiệm, trong đó, có gần 60.000 DN ký kết hợp tác với các nền tảng số, ThS. Hồ Minh Sơn dẫn chứng.

Đồng thời, ThS. Hồ Minh Sơn đưa ra nhiều khó khăn&giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ…Hiện nay, với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số trở thành “chìa khóa” thành công cho doanh nghiệp ở mọi quy mô. Trong bối cảnh đó, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn về chuyển đổi số và có bước đầu cho con đường số hóa. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hãy còn là một bài toán khó với nhiều rào cản.

Theo báo cáo của Cisco, 72% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) ở Việt Nam đang có những bước đi mới trên con đường số hóa. Cụ thể, 60,1% doanh nghiệp khó khăn về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ số; 52,3% khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh cũng như thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số; 45,4% thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số; 40,4% thiếu thông tin về công nghệ số; 38,5% khó khăn trong tích hợp các giải pháp công nghệ số; trên 32% thiếu sự cam kết, hiểu biết của ban lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp…

Tương tự, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (VCCI). Vừa công bố kết quả khảo sát với 1.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy có tới 85,2% doanh nghiệp thiếu nguồn lực tài chính trong ứng dụng công nghệ số; trên 81% doanh nghiệp thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số, 77% thiếu nguồn nhân lực chuyên môn để tiếp cận công nghệ số, trên 65% thiếu các công ty hay chuyên gia tư vấn đủ tầm, đủ tin cậy…

Điển hình, ngày 22/11/2022 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025” nhằm hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12 năm 2022.

Cùng với đó, ThS. Hồ Minh Sơn cho rằng chuyển đổi số là thay đổi phương thức quản trị, vận hành, dựa vào dữ liệu và công nghệ số. Hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ nguồn lực để nghiên cứu công nghệ lõi nhưng lợi thế của mình là có thể chuyển đổi nhanh gọn hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn. Chính vì vậy, nên nhìn nhận chuyển đổi số là cơ hội để doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra bước đột phá mới trong thời gian ngắn hơn là áp lực hay thách thức. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa là chưa có nhận thức đúng về chuyển đổi số, đặc biệt là nhận thức của người đứng đầu. Nhận thức nghĩa là thấy được nhu cầu, lợi ích của việc chuyển đổi số và quyết liệt hành động chứ không nhất thiết phải am hiểu về công nghệ.

Song. Song đó, trên thế giới đã đi qua hơn 2 năm đại dịch Covid – 19 và từ trong sâu thẳm mất mát của đại dịch mới thấy giá trị của chuyển đổi số cần thiết như thế nào trong xu thế phát triển hiện nay. Đó là đòi hỏi cấp thiết được cất lên từ chính nhịp đập của thời cuộc và sự hối thúc từ trong phát triển.


ThS. Hồ Minh Sơn khuyến nghị cần nhìn nhận ở góc độ chính sách, pháp luật và quản lý cho tới những góc nhìn công nghệ, những lát cắt giải pháp để tìm ra những hướng đi hướng phát triển nhanh nhất, hiệu quả nhất thiết thực nhất từ một cuộc cách mạng số. Chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Bên cạnh đó, vì chuyển đổi số là một nội dung rất quan trọng hiện nay, cả nước nói, ai cũng nói, không nói đến là lạc hậu. Thời gian gần đây, chúng ta thường hay bắt gặp cụm từ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, “Cách mạng công nghiệp 4.0” hay “Cách mạng số”.. Các cụm từ này xuất hiện nhiều đến nỗi mà bất cứ một bài phát biểu hay báo cáo, văn kiện, nghị quyết lớn, nhỏ nào của các cấp nếu thiếu cụm từ này là cảm giác chưa đầy đủ, chưa bắt kịp thời đại.

ThS. Hồ Minh Sơn phát biểu tham luận tại Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã dành nhiều thời gian để các diễn giả, khách mời thảo luận sâu hơn về những khó khan, thách thức và thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thực hiện chuyển đổi số; những giải pháp, kinh nghiệm để doanh nghiệp khắc phục khó khăn tiến tới chuyển đổi số thành công.

Phan Thanh Việt

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button