Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Nợ quá hạn thẻ tín dụng, bao lâu mới xóa thông tin trên CIC – Có 100 triệu đồng nên đầu tư hay gửi tiết kiệm?

(HNTTO) – Trong quá trình hoạt động, ngoài công tác chuyên môn, Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập thực hiện, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục phát luật, phát huy vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Qua đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ngày càng đi vào chiều sâu, trọng tâm, thống nhất, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cụ thể, vào sáng ngày 23/07/2025, tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện IMRIC; Viện IRLIE và TC DN&TTVN giao Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức buổi PBGDPL cho độc giả, các doanh nghiệp thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật (Viện IRLIE) và Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC) bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp…
Với đội ngũ luật gia, luật sư, các báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật là lực lượng nòng cốt đi đầu, đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp Nhân dân, nên đội ngũ này thường xuyên được rà soát, củng cố, kiện toàn và hoạt động phát huy hiệu quả. Theo đó, các luật gia, luật sư, các báo cáo viên pháp luật công tác ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, có trình độ từ cử nhân trở lên, nhiều người trong số đó là thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp luật; báo cáo viên pháp luật thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến pháp luật, kỹ năng biên soạn tài liệu, kỹ năng nói chuyện trước công chúng…nhờ đó hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện bài bản, khoa học, hiệu quả hơn.
Đồng thời, việc xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, có hiệu quả về PBGDPL được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm nghiên cứu thực hiện, lựa chọn những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác PBGDPL để thực hiện nhân rộng thực hiện, tổ chức biên tập và đăng tải chương trình sách nói pháp luật trên các trang mạng xã hội, trang tin điện tử trực thuộc như: www.bestlife.net.vn; www.huongnghiepthitruong.vn; www.chinhsachphapluat.vn; www.thamvanphapluat.vn; www.tuvanphapluatvietnam.vn; www.doanhnghiepnongnghiep.vn; www.nghiencuupldautu.vn; www.phattrienspcongnghe.vn và trên hai đặc san, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam (in), góp phần tuyên truyền đến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có các Trường đặc biệt dành cho những người yếu thế;…
Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm, tập trung đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả, phát huy được vai trò, tầm quan trọng của công nghệ thông tin vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới. Cạnh đó, góp phần triển khai nhanh chóng, chính xác, kịp thời các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng và pháp luật Nhà nước đến toàn thể Nhân dân và doanh nghiệp.
Xin trích lược hai tình huống được các luật gia, luật sư, các tư vấn viên pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) trực tiếp thực hiện như sau:
Tình huống thứ nhất: Nợ quá hạn thẻ tín dụng, phải mất bao lâu để xóa thông tin trên CIC?
Không thể phủ nhận những tiện ích do thẻ tín dụng mang lại, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, khoản nợ có thể bị đưa vào nợ xấu. Thông tin lưu trên CIC có thể khiến người dùng gặp khó với những khoản vay tiếp theo.
Thẻ tín dụng ngày càng trở thành phương tiện thanh toán thiết yếu, đặc biệt với giới trẻ có thu nhập trung bình khá trở lên. Tuy nhiên, người dùng cần biết đến một số lưu ý quan trọng khi dùng thẻ tín dụng để tránh phải trả lãi suất cao, thậm chí rơi vào nợ xấu.
Qua tham chiếu tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ được phân loại thành 5 nhóm gồm: Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn – khoản nợ vẫn trong hạn thanh toán hoặc quá hạn dưới 10 ngày); Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý – khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày); Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn – khoản nợ quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày); Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ – khoản nợ quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày); Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn – khoản nợ quá hạn trên 180 ngày).
Trong đó, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Thông tin về nợ xấu sẽ được cập nhật, lưu giữ và bảo mật để khai thác, sử dụng trên hệ thống của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC).
Các tổ chức tín dụng được cấp quyền truy cập vào hệ thống CIC để tra cứu về lịch sử tín dụng của khách hàng. Trong đó, trả chậm thẻ tín dụng hay nợ quá hạn là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến nợ xấu của khách hàng cá nhân. Nếu không thanh toán đầy đủ gốc và lãi khi đến hạn, người dùng sẽ bị áp dụng các khoản phí phạt và lãi suất cao. Từ đó, tổng chi phí phải trả sẽ ngày càng lớn.
Đồng thời, bị xếp vào nhóm nợ xấu không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm tín dụng trên hệ thống CIC mà còn làm giảm đáng kể khả năng vay vốn sau này. Trong đó, thời gian lưu trữ thông tin lịch sử nợ xấu, thông tin lịch sử nợ nhóm 2 sẽ xuất hiện trong vòng 12 tháng. Lịch sử nợ xấu về dư nợ cho vay được lưu trữ trong vòng 5 năm gần nhất. Đối với nợ xấu từ thẻ tín dụng, thông tin sẽ được lưu trữ và hiển thị trong vòng 3 năm gần nhất.
Hiện không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có thể xóa được thông tin nợ xấu trước thời hạn trên hệ thống CIC. Vì vậy, khách hàng một khi đã “dính” nợ xấu, ngoài việc cần thanh toán khoản nợ cả gốc và lãi, cần cảnh giác trước những lời mời chào “xóa nợ xấu CIC” bởi rất có thể đó là cái bẫy do các đối tượng lừa đảo đưa ra.
Để kiểm tra tình trạng nợ xấu trên CIC, khách hàng có thể tự mình hoặc liên hệ trực tiếp đến ngân hàng để kiểm tra tình trạng nợ của mình.
Tại Điều 18 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, khách hàng có thể gửi yêu cầu khiếu nại đến CIC hoặc tổ chức tín dụng để kiểm tra, điều chỉnh lại thông tin.
Khuyến nghị khi dùng thẻ tín dụng: Khi sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu, ngân hàng sẽ yêu cầu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số tiền đã sử dụng hoặc một phần tối thiểu được quy định. Khoản thanh toán tối thiểu thường vào khoảng 3-6% tổng dư nợ, tùy theo chính sách từng ngân hang; Nếu chỉ trả số tiền tối thiểu, phần dư nợ chưa thanh toán sẽ bị tính lãi suất rất cao, thường dao động từ 20-40%/năm. Vì lẻ đó, việc chỉ thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng không phải là giải pháp tài chính tối ưu, bởi nó có nhiều rủi ro như chi phí lãi suất cao. Nếu liên tục chỉ thanh toán tối thiểu mà không có kế hoạch trả nợ hợp lý, người vay có thể rơi vào nhóm nợ xấu khi không còn khả năng thanh toán.
Tình huống thứ hai: Có 100 triệu đồng nên đầu tư hay gửi tiết kiệm?
Thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật nêu câu hỏi: Sau hơn 1 năm tốt nghiệp đại học và ra trường đi làm, tôi có tiết kiệm được một khoản tiền cỡ 100 triệu đồng. Tôi nên sử dụng số tiền này thế nào cho kế hoạch tài chính dài hạn?
Có thể thấy, gửi tiền tiết kiệm là hình thức đầu tư sinh lời ổn định và an toàn. Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau cho khách hàng có thể lựa chọn một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng người. Tương ứng với mỗi loại kỳ hạn là một mức lãi suất cố định. Với những kỳ hạn có thời gian gửi càng dài thì lãi suất sẽ càng cao.
Trong khi đó, với mức lãi suất trung bình hiện khoảng 5–7%/năm (tùy từng ngân hàng và kỳ hạn), bạn có thể nhận được từ 5 đến 7 triệu mỗi năm. Dù không phải là con số quá hấp dẫn, nhưng đây là cách đơn giản nhất để bảo toàn số vốn ban đầu và sinh lời ổn định.
Với hình thức này phù hợp với người lớn tuổi, người không có nhiều kinh nghiệm đầu tư hoặc những ai đang chờ đợi cơ hội khác tốt hơn trong tương lai như các bạn trẻ mới ra trường đi làm. Cạnh đó, bạn có thể chia nhỏ khoản tiền để gửi ở các kỳ hạn khác nhau nhằm tăng tính linh hoạt khi cần rút tiền.
Mặt khác, thị trường chứng khoán cũng là một kênh đầu tư tiềm năng nhờ tính thanh khoản cao và mức vốn khởi điểm không quá lớn. Hiện nay, việc mở tài khoản và giao dịch đã trở nên đơn giản hóa nhờ các nền tảng trực tuyến. Thế nhưng, nhà đầu tư cần lưu ý rằng chứng khoán luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt với người mới chưa trang bị đủ kiến thức và kỹ năng phân tích.
Khuyến nghị, có thể bạn nên xây dựng một kế hoạch tài chính cân bằng giữa an toàn và tăng trưởng. Bạn chia nhỏ thành 5 phần: 30 triệu cho tiết kiệm dự phòng, 20 triệu đầu tư vào bản thân thông qua các khóa học kỹ năng, 30 triệu dành cho đầu tư chứng khoán, 10 triệu thử sức kinh doanh nhỏ như mở gian hàng online và 10 triệu cuối cùng dành cho nhu cầu cá nhân như du lịch hay chăm sóc sức khỏe. Cách phân bổ này giúp bạn vừa bảo vệ được vốn gốc, vừa tạo cơ hội sinh lời từ nhiều nguồn khác nhau.
Tin rằng, với100 triệu đồng tuy không phải là con số lớn để đổi đời, đây là khoản vốn đủ để bắt đầu cho những thay đổi tích cực nếu biết sử dụng đúng cách. Nhất là phải xác định rõ mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân trước khi quyết định.
Phó viện trưởng Viện IRLIE, ThS. Phạm Trắc Long – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn