Kinh tế

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Không vay nợ tổ chức tài chính nhưng bị gọi điện, nhắc nợ – Người bị nợ xấu có được tiếp tục vay ngân hàng không?

(HNTTO) – Trong quá trình hoạt động, ngoài công tác chuyên môn, Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập thực hiện, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục phát luật, phát huy vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Qua đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ngày càng đi vào chiều sâu, trọng tâm, thống nhất, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Cụ thể, vào sáng ngày 21/07/2025, tại số 412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện IMRIC; Viện IRLIE và TC DN&TTVN giao Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức buổi PBGDPL cho độc giả, các doanh nghiệp thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật (Viện IRLIE) và Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC) bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp…

Với đội ngũ luật gia, luật sư, các báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật là lực lượng nòng cốt đi đầu, đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp Nhân dân, nên đội ngũ này thường xuyên được rà soát, củng cố, kiện toàn và hoạt động phát huy hiệu quả. Theo đó, các luật gia, luật sư, các báo cáo viên pháp luật công tác ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, có trình độ từ cử nhân trở lên, nhiều người trong số đó là thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp luật; báo cáo viên pháp luật thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến pháp luật, kỹ năng biên soạn tài liệu, kỹ năng nói chuyện trước công chúng…nhờ đó hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện bài bản, khoa học, hiệu quả hơn.

Đồng thời, việc xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, có hiệu quả về PBGDPL được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm nghiên cứu thực hiện, lựa chọn những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác PBGDPL để thực hiện nhân rộng thực hiện, tổ chức biên tập và đăng tải chương trình sách nói pháp luật trên các trang mạng xã hội, trang tin điện tử trực thuộc như: www.bestlife.net.vn; www.huongnghiepthitruong.vn; www.chinhsachphapluat.vn; www.thamvanphapluat.vn; www.tuvanphapluatvietnam.vn; www.doanhnghiepnongnghiep.vn; www.nghiencuupldautu.vn; www.phattrienspcongnghe.vn và trên hai đặc san, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam (in), góp phần tuyên truyền đến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có các Trường đặc biệt dành cho những người yếu thế;…

Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm, tập trung đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả, phát huy được vai trò, tầm quan trọng của công nghệ thông tin vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới. Cạnh đó, góp phần triển khai nhanh chóng, chính xác, kịp thời các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng và pháp luật Nhà nước đến toàn thể Nhân dân và doanh nghiệp.

Xin trích lược hai tình huống được các luật gia, luật sư, các tư vấn viên pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) trực tiếp thực hiện như sau:

Tình huống thứ nhất: Không vay nợ tổ chức tài chính nhưng bị gọi điện, nhắn tin nhắc nợ thì phải làm sao?

Thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE nêu sự việc của mình: Anh không có nhu cầu vay khoản vay tại công ty tài chính X, tuy nhiên liên tục nhận các cuộc gọi, tin nhắn với nội dung yêu cầu anh tác động anh T trả nợ (anh T là bạn của anh, là người đang vay tiêu dùng tại công ty này và chậm thanh toán khoản nợ). Hành vi của công ty tài chính kia có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ tại Điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước có quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định: Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;. 

Tại Điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/01/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:…; Vi phạm quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.

Do đó, theo quy định pháp luật, công ty tài chính không được nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính. Nếu vi phạm, công ty tài chính có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Tình huống thứ nhì: Người bị nợ xấu có được tiếp tục vay ngân hàng không?

Thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật nêu câu hỏi: Do cần vốn kinh doanh nên tôi muốn vay tiền ngân hàng nhưng hiện tại, bị nợ xấu vậy tôi có được tiếp tục vay ngân hàng không?

Tham chiếu Thông tư số 31/2024/TT-NHNN ngày 30/6/2024 của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng sẽ căn cứ vào phân loại nợ của người vay để đánh giá khả năng xét duyệt khoản vay mới. Trong đó, có 5 nhóm:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn,…

Nhóm 2: Nợ cần chú ý gồm các khoản nợ quá hạn đến 90 ngày,…

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày,…

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày,…

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày,…

Như vậy, quy định, nợ xấu được hiểu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Khi đang có nợ xấu, đặc biệt ở nhóm 4 – 5, khả năng vay vốn từ ngân hàng gần như là không thể, do đây là nhóm có rủi ro tín dụng cao.

Mặc dù vậy, nếu quý doanh nghiệp thuộc nhóm 1 hoặc 2, một số ngân hàng vẫn có thể xem xét cho vay, tuy nhiên thường đi kèm với lãi suất cao hơn và quy trình thẩm định chặt chẽ hơn.

Để có thể tiếp tục vay ngân hàng trong tương lai, quý doanh nhân cần lưu ý: Thanh toán đầy đủ khoản nợ quá hạn hiện tại; Giữ lịch sử tín dụng tốt liên tục từ 12 đến 24 tháng sau khi tất toán nợ xấu; Hạn chế phát sinh thêm khoản vay mới trong giai đoạn phục hồi tín dụng.

Khuyến nghị: Trước khi nộp hồ sơ vay, anh có thể tra cứu lịch sử tín dụng cá nhân tại trang web chính thức của CIC (www.cic.gov.vn) hoặc thông qua cán bộ ngân hàng để biết chính xác mình đang thuộc nhóm nợ nào.

Phó viện trưởng Viện IRLIE, ThS. Phạm Trắc Long – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn

Bài viết liên quan

Back to top button