Bất động sản

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Kết hôn không đăng ký, chưa đủ tuổi có được ly hôn – Đừng để hủ tục làm mất quyền thừa kế của con gái?

(HNTTO) – Ngày 14/07/2025, tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận, TP.HCM – Viện Ngheien cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm Tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức chương trình tuyên truyền pháp luật cho các doanh nghiệp, độc giả, các doanh nghiệp thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC) và thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật (Viện IRLIE). Đây là hình thức truyền thông hữu ích, không chỉ phản ánh những hành vi phạm tội, các quy định pháp luật nghiêm cấm và mức án được áp dụng, mà còn giúp các doanh nghiệp, độc giả biết được ranh giới giữa cái đúng và cái sai, tính nghiêm minh của pháp luật và tính “hướng thiện” trong chính sách pháp luật của nước ta đối với những người đã phạm tội thông qua các vụán được tuyên xử.

Có thể thấy, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân, doanh nghiệp là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, tích cực phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần bảo đảm an ninh trật tự ở các địa phương…

Qua đó, Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) luôn luôn xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và đối với đối tượng yếu thế trong xã hội, Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) thường xuyên triển khai chương trình trợ giúp pháp lý, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho người dân và doanh nghiệp, mang lại ý nghĩa thiết thực, đóng góp cho cộng đồng.

Đây là hoạt động thiết thực của các luật gia, luật sư, các tư vấn viên pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) nhằm góp phần nâng cao kiến thức pháp luật và chấp hành pháp luật của người dân. Đây cũng là dịp để Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm tham gia vào các quan hệ để hỗ trợ pháp lý như tạo thêm sức mạnh, sự hiểu biết để việc giải quyết các vướng mắc đó được thực hiện hiệu quả, thực tế…Xin trích lược hai tình huống được tham vấn trực tiếp dưới đây:

Tình huống thứ nhất: Kết hôn không đăng ký và cũng chưa đủ tuổi có được ly hôn không?

Thành viên CLB DN IMRIC – IRLIE nêu câu hỏi: Tôi là người dân tộc thiểu số. Hơn 20 năm trước, khi tôi mới 15 tuổi còn chồng tôi 16 tuổi, hai bên gia đình tổ chức cưới hỏi theo phong tục của bản làng. Chúng tôi có với nhau hai người con. Tôi muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này, nhưng vì không có đăng ký kết hôn nên không biết mình có được quyền ly hôn, chia tài sản hay nuôi con không. Tôi phải làm thế nào?’.

Căn cứ theo Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, hôn nhân chỉ được pháp luật công nhận khi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Thế nhưng, pháp luật vẫn có ngoại lệ cho những trường hợp kết hôn theo phong tục tập quán trước ngày 3/1/1987, ở một số trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số có khó khăn về tiếp cận hành chính, nếu có đủ điều kiện theo quy định thì có thể được công nhận là vợ chồng thực tế.

Mặc dù vậy, đây là trường hợp của quý doanh nhân, kết hôn khi chưa đủ tuổi theo luật (dưới 18 tuổi) và không đăng ký thì pháp luật không công nhận là hôn nhân hợp pháp.

Vì lẻ đó, trên giấy tờ, hai người không phải vợ chồng – mà là quan hệ nam nữ sống chung không đăng ký kết hôn. Do đó, về mặt pháp lý, quý doanh nhân không cần ly hôn vì quan hệ đó chưa được pháp luật công nhận là hôn nhân.

Tuy nhiên, quý doanh vẫn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản, con cái và chấm dứt quan hệ sống chung. Tòa án sẽ xử lý như một vụ việc dân sự liên quan đến chia tài sản chung (nếu có), xác định quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con chưa thành niên.

Tuy không đăng ký kết hôn, nếu hai người sống chung lâu năm, cùng tạo lập tài sản thì theo Bộ luật Dân sự, có quyền yêu cầu chia tài sản chung theo công sức đóng góp.

Theo đó, nhằm yêu cầu tòa án chia tài sản chung thì quý doanh nhân cần cung cấp những chứng cứ chứng minh thời gian chung sống (sổ hộ khẩu cũ, xác nhận của chính quyền địa phương), cung cấp bằng chứng về tài sản chung (nhà, đất, xe, sổ tiết kiệm…), chứng minh công sức đóng góp (tiền bạc, chăm sóc con cái, lao động…)

Đối với vấn đề con chung, nếu hai người có con dưới 18 tuổi, thì quý doanh nhân có thể yêu cầu tòa giải quyết việc giao con cho người trực tiếp nuôi dưỡng. Tòa án sẽ xem xét điều kiện sống, đạo đức, thu nhập của cả hai bên để quyết định ai nuôi con. Người không trực tiếp nuôi con sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Quý doanh nhân muốn bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp thì cần chuẩn bị hồ sơ: Đơn yêu cầu chia tài sản và xác định quyền nuôi con (không phải đơn ly hôn), Giấy tờ tùy thân, Giấy khai sinh của con, Chứng cứ về tài sản chung và quá trình chung sống.

Tình huống thứ hai: Đừng để hủ tục làm mất quyền thừa kế của con gái

Thành viên CLB DN IMRIC – IRLIE nêu câu hỏi: Tôi là người dân tộc thiểu số, trong gia đình có 3 anh chị em, tôi là con gái út. Sau khi cha mẹ tôi qua đời, hai anh trai bàn bạc tự chia nhau đất đai và nhà cửa, nói rằng con gái ‘đi lấy chồng rồi không được chia tài sản của cha mẹ’. Tôi không được hỏi ý kiến và cũng không được phần nào cả. Tôi có thể làm gì để đòi lại quyền lợi của mình?

Căn cứ theo Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Bình đẳng giới, mọi người con – dù trai hay gái – đều bình đẳng trong việc được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ, nếu cha mẹ không để lại di chúc.

Vì vậy, con gái không bị mất quyền chỉ vì đã lấy chồng. Pháp luật không có điều khoản nào phân biệt nam – nữ trong quyền thừa kế.

Có thể thấy, rất nhiều vùng dân tộc thiểu số còn tồn tại quan niệm “Con gái lấy chồng là người nhà người ta”, không được chia đất của cha mẹ đẻ, tài sản thuộc về “dòng họ bên nội”, nên chỉ con trai được hưởng, phân chia tài sản miệng, không có giấy tờ…

Tuy nhiên, với những quan niệm này không có giá trị pháp lý nếu mâu thuẫn với quy định của Nhà nước. Nếu đã bị anh em tự ý chia hết tài sản, quý doanh nhân có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân để yêu cầu chia lại di sản thừa kế.

Hồ sơ chị cần chuẩn bị gồm: Giấy chứng tử của cha mẹ, Giấy khai sinh của chị để chứng minh là con ruột, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có), hộ khẩu cũ, nhân chứng…

Căn cứ vào các yếu tố trên, Tòa án sẽ xem xét lại việc chia tài sản, nếu thấy có vi phạm thì sẽ hủy kết quả chia cũ và chia lại công bằng cho các đồng thừa kế.

Đồng thời, nếu không có di chúc thì phần tài sản cha mẹ để lại sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế hàng thứ nhất. Quý doanh nhân là con gái ruột, đương nhiên có quyền được hưởng phần bằng các anh trai.

Tư vấn viên pháp luật Đặng Ngọc Thạnh – Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn

 

Bài viết liên quan

Back to top button