Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Chia di sản thừa kế là tài sản chung vợ chồng, khi một bên chết – Ly hôn chia tài sản như thế nào, khi không đứng tên sổ đỏ?

(HNTTO) – Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người được trợ giúp pháp lý (TGPL), giảm thiểu những vấn đề bức xúc diễn ra trong đời sống hàng ngày. Trong suốt thời gian qua, công tác tuyên truyền, TGPL cho người dân, doanh nghiệpluôn được đẩy mạnh, giúp họ tiếp cận với chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội.
Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tổ chức tuyên truyền TGPL cho người dân và các thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật (Viện IRLIE) và Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC) vào sáng ngày 02/07/2025 tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Qua đó, Trung tâm TTLC không ngừng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng TGPL cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp lậut, tư vấn viên pháp luật và luật sư; soạn thảo các nội dung pháp luật đăng tải trên các trang tin điẹn tử, mạng xã hội trực thuộc; xây dựng các bảng tin tại các cơ quan tiến hành tố tụng; cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền và TGPL cho người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật và các đối tượng chính sách các văn bản luật về đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình, khiếu nại, tố cáo, vấn đề dân chủ ở cơ sở và những quy định pháp luật khác liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân… Ngoài ra, tiến hành khảo sát nhu cầu của người dân, doanh nghiệp cần được TGPL để tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chú trọng tuyên truyền cho nhóm đối tượng có nhu cầu trợ giúp pháp lý về cùng một vấn đề hay cùng một nội dung cần tư vấn, trợ giúp.
Để công tác TGPL, đặc biệt là TGPL trong hoạt động tố tụng phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn cuộc sống, Trung tâm TTLCC cử các luật sư thường xuyên tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Trung tâm TTLCC đã cung cấp đơn yêu cầu TGPL, tờ thông tin về TGPL, các biểu mẫu, sổ vụ việc theo quy định của Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thời gian tới, Viện IMRIC; Viện IRLIE tiếp tục giao Trung tâm TTLCC tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt chú trọng truyền thông, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ TGPL. Dưới đây là hai tình huống mà các tư vấn viên pháp luật, luật gia, luật sư của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã thực hiện TGPL:
Tình huống thứ nhất: Chia di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết
Thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE nêu câu hỏi: Năm 2020, vợ tôi không may bị tai nạn giao thông qua đời, hai bố con tôi vẫn ở ngôi nhà là tài sản chung vợ chồng dành dụm mua được. Bố chồng vợ qua đời đã lâu, mẹ vợ tôi mất năm 2019. Vợ tôi có 1 người anh, gần đây anh của vợ tôi yêu cầu bố con tôi chia một phần giá trị ngôi nhà cho anh để anh giải quyết nợ nần riêng. Xin cho biết, anh vợ tôi có quyền yêu cầu như vậy không?
Theo quy định pháp luật, tài sản được vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Do đó, vợ anh có quyền sở hữu, định đoạt đối với 1/2 tài sản là nhà đất mà vợ chồng anh cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, khi vợ anh mất thì phần tài sản của vợ anh trong khối tài sản chung của vợ chồng (1/2 nhà đất) trở thành di sản thừa kế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật, những người sau đây có quyền thừa kế đối với phần tài sản do chồng chị để lại:
Trong đó, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; …Cạnh đó, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Căn cứ quy định pháp luật nêu trên thì anh, mẹ vợ anh, con chung của vợ chồng anh là những người được hưởng di sản của chồng chị và được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, mẹ vợ anh được hưởng một phần trong 1/2 giá trị căn nhà thuộc quyền sở hữu của chồng chị để lại.
Năm 2019, mẹ vợ anh chết, nếu mẹ vợ anh không để lại di chúc thì tài sản mẹ vợ anh để lại, trong đó có một phần tài sản của vợ anh mà mẹ vợ anh được thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế tài sản của mẹ vợ anh là anh và anh trai vợ anh và mỗi người được hưởng 1/2 giá trị tài sản mà mẹ vợ anh để lại. Do vợ anh chết trước khi mẹ mợ anh chết nên con của vợ chồng anh sẽ được hưởng thừa kế phần di sản mà vợ anh được hưởng nếu còn sống theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế thế vị.
Do đó, anh trai vợ anh được gián tiếp hưởng thừa kế một phần giá trị ngôi nhà anh đang ở do là người thừa kế của mẹ vợ anh nên yêu cầu của anh trai vợ anh là có cơ sở.
Tình huống thứ hai: Ly hôn chia tài sản như thế nào khi không đứng tên sổ đỏ?
Doanh nhân thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE nêu câu hỏi: Năm 2016, chồng tôi mua một mảnh đất và xây nhà, nhưng sổ đỏ chỉ đứng tên một mình anh ấy. Nay chúng tôi đang làm thủ tục ly hôn, tôi muốn biết liệu tôi có được chia phần tài sản này hay không, khi tôi không đứng tên trên sổ đỏ?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Căn cứ theo quy định này, nếu mảnh đất và căn nhà được mua trong thời kỳ hôn nhân (dù chỉ đứng tên chồng chị trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – sổ đỏ) thì vẫn có thể được coi là tài sản chung, trừ khi chồng chị chứng minh đó là tài sản riêng (ví dụ: được thừa kế riêng, tặng cho riêng, mua bằng tiền riêng có trước hôn nhân…).
Căn cứ vào Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định về tài sản riêng. Qua đó, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Vì vậy, dù chị không đứng tên trên sổ đỏ, nếu mảnh đất và ngôi nhà được tạo lập bằng công sức, tài chính chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, thì vẫn được xác định là tài sản chung và chị có quyền yêu cầu chia khi ly hôn.
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm khuyến nghị, nhiều người hiểu nhầm rằng, chỉ người đứng tên trên sổ đỏ mới có quyền sở hữu tài sản. Căn cứ Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (về việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình), nếu tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng, thì mặc dù chỉ đứng tên một người, vẫn được xem là tài sản chung của vợ chồng.
Đây có nghĩa là, việc tài sản chỉ đứng tên chồng chị không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của chị, nếu không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng của anh ấy.
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khi giải quyết việc chia tài sản chung, Tòa án sẽ dựa trên các nguyên tắc sau: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng. Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Vì vậy, nếu chị có thể chứng minh rằng chị cùng tạo dựng tài sản (thông qua đóng góp tài chính, chăm sóc gia đình, nuôi con, hỗ trợ công việc của chồng,..), chị hoàn toàn có quyền được chia phần tài sản phù hợp theo công sức đóng góp.
Như vậy, nếu hai bên không thể thỏa thuận được việc chia tài sản, chị có quyền yêu cầu Tòa án phân chia. Tòa sẽ xem xét thời điểm tạo lập tài sản, nguồn gốc tài chính, công sức của mỗi người, tình trạng sử dụng và nhu cầu về chỗ ở, sinh sống.
Trong nhiều vụ việc, Tòa có thể định giá tài sản, yêu cầu bán chia hoặc giao tài sản cho một bên và buộc bên đó thanh toán phần giá trị tương ứng cho bên còn lại.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, chị nên chuẩn bị các chứng cứ chứng minh: Thời điểm mua đất, xây nhà (trong thời kỳ hôn nhân); Các khoản tiền đóng góp, hỗ trợ (phiếu chuyển khoản, giấy biên nhận…); Bằng chứng về thu nhập, đóng góp nuôi con, chăm sóc gia đình.
Nếu không có giấy tờ, chị có thể yêu cầu Tòa án xác minh thông qua nhân chứng, lời khai, sao kê ngân hàng, v.v…
Trường hợp nếu chị nghi ngờ chồng có hành vi giấu tài sản (chuyển nhượng, sang tên, nhờ người đứng tên…), chị có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, kê biên tài sản. Căn cứ Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015, các giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản khi ly hôn có thể bị tuyên vô hiệu…
Từ những phân tích trên, chị hoàn toàn có quyền yêu cầu chia tài sản là ngôi nhà và mảnh đất mặc dù không đứng tên sổ đỏ, nếu có thể chứng minh đó là tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Tòa án sẽ xem xét yếu tố công bằng, đóng góp của từng bên và các quy định pháp luật để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chị.
Viện trưởng Viện IMRIC, TS. Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm