Xã hội

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội – Mỗi năm người lao động được nghỉ phép bao nhiêu ngày?

(HNTTO) – Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người được trợ giúp pháp lý (TGPL), giảm thiểu những vấn đề bức xúc diễn ra trong đời sống hàng ngày. Trong suốt thời gian qua, công tác tuyên truyền, TGPL cho người dân, doanh nghiệpluôn được đẩy mạnh, giúp họ tiếp cận với chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội. 

Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam (TC DN&TTVN) giao Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức tuyên truyền TGPL cho người dân và các thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật (Viện IRLIE) và Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC) vào sáng ngày 02/07/2025 tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Qua đó, Trung tâm TVPLMS không ngừng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng TGPL cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp lậut, tư vấn viên pháp luật và luật sư; soạn thảo các nội dung pháp luật đăng tải trên các trang tin điẹn tử, mạng xã hội trực thuộc; xây dựng các bảng tin tại các cơ quan tiến hành tố tụng; cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền và TGPL cho người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật và các đối tượng chính sách các văn bản luật về đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình, khiếu nại, tố cáo, vấn đề dân chủ ở cơ sở và những quy định pháp luật khác liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân… Ngoài ra, tiến hành khảo sát nhu cầu của người dân, doanh nghiệp cần được TGPL để tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chú trọng tuyên truyền cho nhóm đối tượng có nhu cầu trợ giúp pháp lý về cùng một vấn đề hay cùng một nội dung cần tư vấn, trợ giúp.

Để công tác TGPL, đặc biệt là TGPL trong hoạt động tố tụng phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn cuộc sống, Trung tâm TVPLMS cử các luật sư thường xuyên tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Trung tâm TVPLMS đã cung cấp đơn yêu cầu TGPL, tờ thông tin về TGPL, các biểu mẫu, sổ vụ việc theo quy định của Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thời gian tới, Viện IMRIC; Viện IRLIE và TC DN&TTVN tiếp tục giao Trung tâm TVPLMS tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt chú trọng truyền thông, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ TGPL. Dướiđây là hai tình huống mà các tư vấn viên pháp luật, luật gia, luật sư của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã thực hiện TGPL: 

Tình huống thứ nhất: Quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật nêu câu hỏi: Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) gồm những quyền nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 10, Luật BHXH 2024, người thụ hưởng chế độ BHXH có các quyền sau: Nhận các chế độ BHXH đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; Hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; đang hưởng chế độ quy định tại Điều 23, Luật BHXH 2024; Được thanh toán phí giám định y khoa đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ BHXH theo quy định của Luật BHXH 2024; Ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện BHXH. Trường hợp ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH và chế độ khác theo quy định của Luật BHXH 2024 thì văn bản ủy quyền có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực; Đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên nếu có nhu cầu thì được cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tại nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; Được cơ quan BHXH định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc hưởng chế độ BHXH thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan BHXH xác nhận thông tin về hưởng BHXH khi có yêu cầu; Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về BHXH theo quy định của pháp luật; Từ chối hưởng chế độ BHXH.

Tình huống thứ hai: Mỗi năm người lao động được nghỉ phép bao nhiêu ngày?

Thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật nêu câu hỏi: Người lao động làm đủ 12 tháng sẽ được nghỉ tối đa 12 – 16 ngày phép/năm, tùy theo tính chất công việc, vậy cách tính cụ thể ra sao? Vậy mỗi năm được nghỉ phép bao nhiêu ngày, cách tính ra sao, có bắt buộc phải báo trước?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động sẽ được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động, với số ngày nghỉ cụ thể: 12 ngày làm việc/năm đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc/năm đối với người chưa thành niên, người khuyết tật, người làm các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc/năm đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Điển hình, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động vẫn được tính ngày nghỉ phép theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc thực tế.

Căn cứ tại Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/2/2021): Số ngày nghỉ phép năm = (Số ngày nghỉ phép năm theo quy định + số ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên, nếu có) / 12 x Số tháng làm việc thực tế.

Căn cứ vào khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động cũng quy định: người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận để nghỉ phép thành nhiều lần hoặc gộp tối đa 3 năm nghỉ một lần.

Từ đó, giúp người lao động linh hoạt hơn trong việc sử dụng ngày nghỉ phép, có thể lựa chọn nghỉ ngắn hạn hoặc lên kế hoạch nghỉ dài ngày hơn (miễn là không vượt quá tổng số ngày phép được hưởng theo quy định). Đặc biệt, quy định không giới hạn số ngày nghỉ của mỗi lần nghỉ phép. Người lao động có thể nghỉ liền nhiều ngày (nếu có đủ số ngày phép) tùy theo nhu cầu và thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019, không có quy định cứng về việc người lao động bắt buộc phải báo trước bao nhiêu ngày khi nghỉ phép. Tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động nêu rõ, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.

Có thể hiểu là, doanh nghiệp sẽ chủ động xây dựng và thông báo lịch nghỉ phép hằng năm cho người lao động. Nếu nghỉ đúng theo lịch nghỉ đã được thông báo, người lao động không cần báo trước thêm.

Trong trường hợp người lao động có nhu cầu nghỉ phép linh hoạt hơn (không theo lịch cố định), thì nên thỏa thuận trước với người sử dụng lao động, mục đích là để doanh nghiệp có thể sắp xếp công việc hợp lý, tránh gián đoạn hoạt động công việc cũng như sản xuất, kinh doanh.

Thời gian báo trước bao lâu khi xin nghỉ linh hoạt không bị giới hạn trong luật, mà sẽ do hai bên thỏa thuận. Tốt nhất, người lao động nên chủ động thông báo càng sớm càng tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai phía.

Việc nghỉ phép có thể thực hiện linh hoạt theo thỏa thuận, không nhất thiết phải báo trước nếu đã có lịch nghỉ cố định từ doanh nghiệp. Thế nhưng, để đảm bảo quyền lợi và tránh ảnh hưởng đến công việc chung, người lao động nên chủ động trao đổi với người sử dụng lao động khi có kế hoạch nghỉ phép.

Vì vậy, cần nắm rõ các quy định về nghỉ phép giúp người lao động sử dụng quyền lợi này một cách hiệu quả, cạnh đó đảm bảo sự hài hòa trong mối quan hệ lao động.

Phó viện trưởng Viện IRLIE, ThS. Phạm Trắc Long – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn

Bài viết liên quan

Back to top button