Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Lập di chúc định đoạt cả đất người khác có hợp pháp không – Video có được coi là di chúc hợp pháp không?

(HNTTO) – Tiếp tục hoạt động trợ giúp pháp lý trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là đối với người nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em…Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tổ chức buổi tham vấn pháp lý bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến vào sáng ngày 28/05/2025 tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, Tp.HCM. Với mong muốn giúp người dân nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự...
Có thể thấy, các chương trình tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý không chỉ chú trọng tới những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý mà qua đó, Viện IMRIC; Viện IRLIE và Tạp chí DN&TTVN mong muốn Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thực hiện phải lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật miễn phí cho nhân dân, giúp chính quyền cơ sở giải quyết các vướng mắc liên quan đến pháp luật…
Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý nhằm tuyên truyền các nội dung thông qua các câu chuyện pháp luật nhằm gián tiếp tuyên truyền những kiến thức pháp luật, tư vấn những thắc mắc của người dân, doanh nghiệp kịp thời bổ sung kiến thức pháp luật cho người dân.Ngoài ra, thông qua các buổi tuyên truyền pháp luật, ngoài vấn đề trọng tâm là tuyên truyền những nội dung cơ bản của pháp luật, các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật còn truyên truyền những văn bản pháp luật mới liên quan trực tiếp đến nhân dân như: Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai (sửa đổi), Luât Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Bộ Luật hình sự năm 2015, Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân của họ, về vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế…
Đồng thời, tiếp nhận, tư vấn, giải đáp trực tiếp các câu hỏi, đơn yêu cầu tư vấn pháp luật của bà con nhân dân. Nội dung câu hỏi thường xoay quanh những vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, tranh chấp dân sự, khiếu nại, đền bù, giải phóng mặt bằng, hộ khẩu, hộ tịch, thủ tục ly hôn. Các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật của Trung tâm đã trực tiếp tư vấn, giải đáp những vướng mắc pháp luật của người dân. Qua đó, đã tạo được niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động trợ giúp pháp lý và nhận được sự đồng tình ủng hộ.
Cùng với đó, Viện IMRIC; Viện IRLIE và TC DN&TTVN; Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm kỳ vọng thông qua hoạt động tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý, nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhân dân được nâng cao, giúp người dân tự tin hơn khi tham gia vào các quan hệ pháp luật và góp phần tích cực cùng các ngành, các cấp trong việc giải tỏa một số vướng mắc liên quan đến pháp luật của nhân dân trong đời sống hàng ngày. Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý thông qua việc ứng dụng khao học côngn nghệ…Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, kiến thức pháp luật cho người dân, hạn chế các vụ khiếu nại, khiếu kiện không đáng có, góp phần giữ vững an ninh trật tự, phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân, doanhnghiệp trong thời gian tới, Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các trường học để triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân, góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật trong nhân dân, hạn chế những tranh chấp trong cộng đồng dân cư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế trong xã hội (người nghèo, cac đối tượng chính sách, trẻ em) và nhân dân. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Tại buổi tuyên truyền lần này, các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm đã giải đáp phần nào các câu hỏi của người dân, doanh nghiệp. Xin trích dẫn hai tình huống pháp lý như sau:
Tình huống thứ nhất: Lập di chúc định đoạt cả đất người khác có hợp pháp không?
Tại buổi tham vấn pháp lý, nhiều người dân đặc biệt quan tâm, việc công dân được tự do lập di chúc định đoạt tài sản, di sản thừa kế của mình để lại cho người khác, nhưng nội dung, tài sản định đoạt phải tuân theo pháp luật.
Từ trước tới nay, hầu hết các văn bản quy định về thừa kế của Việt Nam đều khẳng định, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thế nhưng, để di chúc hợp pháp, quy định của pháp luật còn đặt ra nhiều điều kiện, yêu cầu người lập di chúc phải thỏa mãn.
Đây là quy định thể hiện sự can thiệp, điều chỉnh bởi ý chí của Nhà nước nhằm cân bằng nhu cầu để lại tài sản của một người cho người khác sau khi chết và quyền, lợi ích của các chủ thể khác có liên quan tới quá trình thừa kế.
Căn cứ theo Điều 609 BLDS 2015 về người lập di chúc như sau: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Căn cứ theo Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định về một bản di chúc hợp pháp thì một di chúc được coi là hợp pháp khi nó được lập theo ý nguyện tự nguyện của người lập di chúc, tuân thủ các quy định và điều kiện của pháp luật, và không vi phạm quyền của người thụ hưởng di sản.
Việc tuân thủ các yếu tố này đảm bảo rằng di chúc có giá trị pháp lý và có thể được thực hiện một cách chính xác và công bằng sau khi người lập di chúc qua đời. Như vậy, cá nhân chỉ có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình chứ không thể định đoạt cả phần đất của người khác. Nếu di chúc mà định đoạt cả tài sản người khác thì phần nội dung di chúc này sẽ bị tuyên vô hiệu do trái pháp luật, cụ thể là nội dung di chúc đã xâm phạm quyền sở hữu, định đoạt tài sản của người khác một cách bất hợp pháp.
Mặc dù pháp luật cho phép công dân được tự do lập di chúc để định đoạt tài sản, di sản thừa kế của mình để lại cho người khác, nhưng nội dung, tài sản định đoạt phải tuân theo pháp luật. Người lập di chúc chỉ được định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình, không được quyền định đoạt cả phần tài sản của người khác.
Dù có di chúc, nhưng do phần tài sản của người khác trái pháp luật, nên những người được hưởng tài sản theo di chúc không thể cứ căn cứ phần nội dung di chúc trái pháp luật này để làm căn cứ kiện đòi tài sản được. Nếu phát sinh tranh chấp thì chủ sở hữu tài sản sẽ có quyền yêu cầu tuyên bố phần di chúc này vô hiệu do trái pháp luật.
Tình huống thứ hai: Video có được coi là di chúc hợp pháp không?
Người dân tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) nêu câu hỏi: Bố tôi nhập viện điều trị bệnh nhưng không qua khỏi. Lúc gần mất, bố tôi có nói về việc phân chia tài sản là nhà đất cho anh em chúng tôi. Do không có giấy bút để ghi lại, tôi đã dùng điện thoại để quay video ghi lại lời nói của bố tôi. Xin hỏi Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm, đoạn video tôi quay có được coi là di chúc của bố tôi không?
Căn cứ theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức của di chúc: “Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
Căn cứ quy định tại các Điều 628 và 629 Bộ luật Dân sự thì di chúc hợp pháp bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực; Di chúc miệng.
Vì vậy, pháp luật Việt Nam không có quy định và không công nhận đoạn ghi âm, ghi hình (dưới dạng video hay clip) là di chúc hợp pháp.
Tuy nhiên, rất nhiều người lầm tưởng việc ghi âm hoặc quay video lời nói của người sắp mất là di chúc miệng. Di chúc miệng phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 mới được coi là di chúc hợp pháp, cụ thể: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.
Từ các quy định nêu trên, đoạn video mà bạn quay ghi lại lời nói của bố bạn trước khi mất không được coi là di chúc hợp pháp. Vì vậy, trong trường hợp này được coi là không để lại di chúc, các đồng thừa kế của bố bạn sẽ thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Trong quá trình khai nhận di sản thừa kế, nếu các đồng thừa kế tôn trọng ý chí cuối cùng của bố bạn trước khi mất, các đồng thừa kế có thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo nội dung đoạn video mà bạn quay lại.
Giám đốc Chi nhánh số 1 tại Đồng Nai, ThS.LS. Nguyễn Thành Hưng – PGĐ Trung tâm TTLCC