Nghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn: Yếu tố pháp lý về di chúc ‘miệng’ được coi là hợp pháp khi nào và nghĩa vụ trả nợ thay người chết, pháp luật quy định thế nào?

(HNTTO) – Nhằm tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó phát huy vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp lý cho cộng đồng. Sáng ngày 02/05/2025 vừa qua, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) và Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các độc giả, cộng đồng doanh nghiệp và Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến…

Có thể thấy, thông qua qhương trình được thực hiện nhằm tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật liên quan mật thiết đến người dân, phát huy tinh thần của nhân dân tuân thủ nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật, góp phần vào công tác phòng, chống tội phạm và giữ gìn an ninh, trật tự…, Chương trình đã tiếp hơn 100 câu hỏi từ các độc giả, các doanh nghiệp.

Tại buổi tư vấn có nhiều Luật sư đã tham gia các vụ án lớn, các vụ đại án đã giải đáp nhiều vướng mắc pháp lý trong cuộc sống hằng ngày như vấn đề bị bêu xấu trên mạng, tranh chấp nhà chung cư, chanh chấp mua bán đất, chanh chấp ly hôn, bạo lực gia đình…, xin trích dẫn hai trường hợp điển hình cụ thể do TS. Hồ Minh Sơn trực tiếp tham vấn pháp luật một cách cụ thể như sau:

Trường hợp thứ nhất: Di chúc ‘miệng’ được coi là hợp pháp khi nào?

Trả lời câu hỏi của độc giả tại tỉnh Bến Tre nêu: Cô ruột không có con và trước khi mất có di chúc ‘miệng’ để lại căn nhà cho người đã chăm sóc mình, vậy người đó cần làm gì để có thể thừa kế tài sản?

Vấn đề gia đình quý độc giả rất phức tạp, việc xác định hàng thừa kế, công sức nuôi dưỡng của quýđộc giả. Thời điểm người cô còn sống có lẽ quý độc cũng là người thường xuyên chăm nom, túc trực ở bên người cô những lúc ốm đau, bệnh tật, công sức là không kể siết. Thế nhưng, người cô hoàn thiện được thủ tục sang tên sổ đỏ thì mọi chuyện cũng hợp với đạo lý, lẽ thường tình, công sức…

Căn cứ vào Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định về khái niệm di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc được hiểu đơn giản là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc thể hiện quyền định đoạt tài sản thừa kế của người để lại di sản thừa kế thuộc quyền sở hữu của mình cho những người khác người thừ kế theo di chúc được chỉ định theo ý chí của người để lại di sản trong di chúc.

Căn cứ vào Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện: người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật…

Theo Khoản 5 Điều 630, di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Mặc dù vậy, lúc cô còn sống, có thể quý độc giả cũng không nghĩ ngợi gì về các quy định pháp lý, cũng chủ quan, nghĩ rằng cô nói thế thì nó là của mình. Tuy nhiên, lúc cô sống chẳng ai để ý, đoái hoài gì, đến lúc cô chết thì các cháu lại đứng ra đòi hỏi, yêu cầu đủ thứ, phủ nhận đi công sức của quý vị, ý chí của người cô. Có lẽ họ chỉ quan tâm đến luật pháp quy định các quyền của người thừa kế theo pháp luật, vì sự ích kỉ, cá nhân của họ mà không quan tâm đến tình cảm gia đình. Để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, quý độc giả cần thu thập bằng chứng về việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cô cùng các bằng chứng việc đã tiếp nhận, sử dụng, quản lý căn nhà đó.

Trường hợp thứ hai: Nghĩa vụ trả nợ thay người chết, pháp luật quy định thế nào?

Người chết không những có quyền để lại tài sản thừa kế cho người khác mà còn có quyền để lại nghĩa vụ phải thực hiện cho người thừa kế, kể cả nghĩa vụ trả nợ thay người chết. Trong đó, có nhiều người cao tuổi, người già hay người bị mắc bệnh hiểm nghèo thường hay nói trước khi “nhắm mắt xuôi tay hoặc sang thế giới bên khác” sẽ lập chúc thư hay di chúc để chuyển giao tài sản cho các con, nếu có sang thế giới bên kia cũng yên lòng.

Căn cứ vào Điều 624 Bộ luật Dân sự (BLDS), di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vì vậy, việc lập di chúc là một quyền của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ, giúp người lập di chúc chủ động sắp xếp, phân chia di sản, đồng thời tránh hoặc hạn chế được những tranh chấp về tài sản không mong muốn xảy ra khi mình qua đời.

Tại khoản 4 điều 626 BLDS, người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế. Nghĩa vụ ở đây có thể là công việc người thừa kế phải làm hoặc không được làm nhưng nghĩa vụ tồn tại dưới hình thức nào đều phải đảm bảo nguyên tắc việc giao nghĩa vụ cho người thừa kế không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, phù hợp với thuần phong mỹ, tục của dân tộc. Do vậy, người lập di chúc có quyền đưa nghĩa vụ chỉ định/yêu cầu những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả các khoản nợ và các nghĩa vụ khác là phù hợp với quy định pháp luật.

Đối với nghĩa vụ do người chết để lại, pháp luật thừa kế cho phép những người thừa kế được phép thỏa thuận với nhau và đảm bảo nguyên tắc chỉ chịu trách nhiệm về phần nghĩa vụ này tương ứng với số di sản mà mình nhận được thay vì chia đều số nợ cho các đồng thừa kế. Trong trường hợp di chúc quy định phần nghĩa vụ tài sản lớn hơn phần di sản thừa kế mà người thừa kế được nhận thì họ không có nghĩa vụ thực hiện, phần di chúc đó sẽ bị vô hiệu, trừ trường hợp người thừa kế đồng ý thực hiện phần nghĩa vụ vượt quá phạm vi di sản người chết để lại. Có thể thấy, quy định này đã góp phần đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho tất cả những người thừa kế, tránh những xung đột, tranh chấp không đáng có xảy ra.

Căn cứ theo điều 164 BLDS, khi người vay tiền chết, những người thừa kế di sản của người vay tiền có nghĩa vụ trả khoản vay này theo phần di sản mà họ được nhận hoặc có thể thực hiện nghĩa vụ vượt quá phần di sản được nhận. Trong trường hợp người thừa kế và chủ nợ không thể giải quyết được tranh chấp, tức là quyền sở hữu của người chủ nợ bị xâm phạm, chủ nợ hoàn toàn có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án buộc các thừa kế trả nợ cho mình.

Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật, chủ nợ có thể khởi kiện tất cả những đồng thừa kế để trả nợ cho mình. Ngoài ra, trong trường hợp thừa kế theo di chúc, bị đơn lúc này được xác định là những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc và những trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 623 BLDS 2015, việc khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ phải đảm bảo về thời hiệu khởi kiện tức là không vượt quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Song song đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 611 BLDS 2015, việc xác định thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết.

Tin rằng, các luật gia, luật sư, các tư vấn viên pháp luật, các nhà báo và phóng viên sẽ tư vấn trực tiếp và trực tuyến qua điện thoại, Zalo, Viber để trả lời các thắc mắc pháp lý cho các độc giả, cộng đồng doanh nghiệp một cách thấu đáo. Đây là hoạt động thiết thực của Viện IMRIC; Viện IRLIE và Tạp chí DN&TTVN với mong muốn góp phần nâng cao kiến thức pháp luật và chấp hành pháp luật của người dân. Hứa hẹn các quan hệ này để hỗ trợ pháp lý như tạo thêm sức mạnh, sự hiểu biết để việc giải quyết các vướng mắc đó được thực hiện hiệu quả, thực tế…

CTVTVPL Văn Hải (Trung tâm TTLCC) – CTVTVPL Ngọc Danh (Trung tâm TVPLMS)

Bài viết liên quan

Back to top button