Yếu tố pháp lý để đảm bảo an toàn về công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch

(HNTTO) – Công chứng là một hoạt động bổ trợ tư pháp, là việc công chứng viên, các chủ thể có thẩm quyền theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo quy định của pháp luật, chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng nhằm tạo ra những bảo đảm pháp lý để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng, phòng ngừa vi phạm pháp luật, giúp việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi và góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Công chứng là thuật ngữ mọi người thường sử dụng trong cuộc sống thường ngày nhưng hiện còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa công chứng và chứng thực. Trong bối cảnh kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp.
Hiện nay, đa phần các quốc gia trên thế giới, nhất là những nước theo hệ thống công chứng Latinh, các hợp đồng, giao dịch về nhà đất đều được công chứng. Công chứng được coi là cơ sở tin cậy để cơ quan đăng ký thực hiện việc đăng ký bất động sản. Pháp luật Tây Ban Nha quy định một số hợp đồng, giao dịch nhất định phải bắt buộc phải công chứng, nếu không qua thủ tục công chứng thì hợp đồng không có hiệu lực thi hành, như hợp đồng hôn nhân, hợp đồng liên quan đến tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, tặng cho tài sản… được quy định rõ trong Bộ luật Dân sự để bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch. Tương tự như vậy, tại Nhật Bản các hợp đồng cho thuê thương mại hoặc sắp xếp giám hộ tự nguyện phải được công chứng viên soạn thảo và chứng nhận thì mới có giá trị pháp lý và tính ràng buộc
Tại Việt Nam, công chứng là công chứng nội dung; Công chứng Việt Nam có hai chức năng cơ bản là tạo lập và cung cấp chứng cứ: Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh. Văn bản công chứng có giá trị bắt buộc thi hành với các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Công chứng là một nghề bổ trợ tư pháp, một dịch vụ công cơ bản do Nhà nước ủy nhiệm cho CCV thực hiện. Hoạt động công chứng không phải là một hoạt động kinh doanh thông thường. Trong đó, việc quy định công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch (các giao dịch về đất đai, nhà ở, bất động sản…). Từ đó, để đảm bảo an toàn pháp lý cho những giao dịch dân sự, kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Các giao dịch về đất đai và tài sản gắn liền với đất luôn có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, ổn định của kinh tế – xã hội, trật tự an toàn xã hội. Trong bối cảnh kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp, không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch; không đảm bảo an toàn pháp lý, hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Căn cứ vào Luật Công chứng năm 2024 gồm 08 chương 76 Điều, xác định đúng phạm vi công chứng và thẩm quyền của CCV; quy định về các giao dịch phải công chứng.
Để khắc phục những bất cập trong quy định của Luật Công chứng năm 2014 về phạm vi hoạt động công chứng và thẩm quyền của công chứng viên (CCV), tạo thuận lợi cho việc ký kết các giao dịch, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng, Luật Công chứng năm 2024 đã khẳng định rõ công chứng là dịch vụ công, Nhà nước ủy nhiệm cho công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Quy định công chứng là việc CCV chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch dân sự bằng văn bản.
Đồng thời, Luật Công chứng 2024 bổ sung quy định nhằm xác định rõ việc hành nghề công chứng là việc CCV thực hiện việc công chứng giao dịch. Do vậy, mặc dù CCV được giao thực hiện một số việc chứng thực nhưng nếu CCV không thực hiện việc công chứng giao dịch mà chỉ thực hiện việc chứng thực thì vẫn không được tính là hành nghề công chứng.
Trong đó, luật cũng sửa đổi quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm, đồng thời bổ sung một số hành vi mới bị nghiêm cấm đối với CCV, TCHNCC, cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCV, góp phần phát triển đội ngũ CCV chất lượng cao và các TCHNCC ổn định, bền vững, tăng cường trách nhiệm, ý thức của cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc công chứng.
Bên cạnh đó, bổ sung quy định về các giao dịch phải công chứng nhưng không theo hướng liệt kê tên giao dịch mà quy định tiêu chí xác định các giao dịch phải công chứng. Luật giao cho Bộ Tư pháp trách nhiệm rà soát, cập nhật, đăng tải các giao dịch phải công chứng, chứng thực trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi trong việc xác định các giao dịch phải công chứng, tăng tính minh bạch trong quá trình áp dụng pháp luật.
Luật Công chứng năm 2024 bổ sung một số loại giao dịch về bất động sản mà khi thực hiện công chứng thì không phải theo thẩm quyền địa hạt phù hợp với tính chất của giao dịch; bổ sung quy định cho phép người yêu cầu công chứng được thỏa thuận với TCHNCC về thời hạn công chứng trong một số trường hợp cụ thể để vừa bảo đảm quyền của người yêu cầu công chứng vừa không tạo sự cứng nhắc trong thủ tục công chứng; quy định rõ hơn về các trường hợp được công chứng ngoài trụ sở để vừa bảo đảm nguyên tắc công chứng tại trụ sở vừa tạo sự linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tiễn…
Trong bối cảnh đẩy mạnh triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh chuyển đổi số, Luật Công chứng đã bổ sung bổ sung 04 điều mới quy định những vấn đề cơ bản nhất về công chứng điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số hoạt động công chứng.
TS. Hồ Minh Sơn tham vấn pháp lý cho các độc giả, doanh nghiệp vào sáng ngày 02/05/2025
Với mong muốn pháp luật được thực thi một cách hiệu quả thì các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Theo đó, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) thường xuyên phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) và Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức các buổi hội thoại khoa học, toạ đàm khoa học bằng nhiều hình thức nhằm tuyên truyền, phổ biến đến người dân, các tổ chức, cá nhân để các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật nắm bắt được nội dung của các quy phạm pháp luật, để thực hiện pháp luật.
Thấu hiểu về quy trình ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật là: xây dựng chính sách – thể chế hóa thành pháp luật – tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật – tổng kết thực tiễn – bổ sung chính sách – sửa đổi pháp luật – tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật. Thực hiện các yêu cầu của Viện IMRIC; Viện IRLIE và Tạp chí DN&TTVN. Ngày 02/05/2025, tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, Tp.HCM, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC); Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tiếp tục tổ chức buổi toạ đàm có chủ đề “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh”…với mục đích tiếp tụctuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đồng thời cũng là hình thức thực hiện pháp luật để chuyển tải nội dung pháp luật đến với các chủ thể trong đời sống xã hội. Pháp luật sẽ không có ý nghĩa nếu như các chủ thể thực hiện nó không nhận thức được về nó.
Khi pháp luật được ban hành thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là rất quan trọng để người dân nắm được các quy định của pháp luật, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong các mối quan hệ pháp luật, có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, hiểu biết pháp luật cũng đều tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, là cơ sở để cơ quan chức năng áp dụng pháp luật để giải quyết các mối quan hệ dân sự, lao động, hành chính, kinh doanh thương mại, hình sự,… phát sinh.
Tin rằng, thông qua các buổi hội thoại, toạ đàm, các nhà khoa học, các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật đã phân tích để mọi người dân sống trong một xã hội chỉ văn minh, tiến bộ nhưng khi hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, khoa học, có tính khả thi và người dân hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một xã hội văn minh là con người lấy pháp luật làm thước đo cho hành vi của mình, chuẩn mực pháp luật cũng sẽ là chuẩn mực đạo đức xã hội, trở thành nét văn hóa trong ứng xử, đời sống xã hội…
(Bài xuất bản số T6, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam)
(Bài xuất bản số T5, đặc san Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông)
Viện trưởng Viện IMRIC, TS. Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm