Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Vừa lái xe máy một tay để hút thuốc có vi phạm luật giao thông – Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm có bị phạt không?

(HNTTO) – Với mong muốn pháp luật được thực thi một cách hiệu quả thì các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Theo đó, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) thường xuyên phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) và Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức các buổi hội thoại khoa học, toạ đàm khoa học bằng nhiều hình thức nhằm tuyên truyền, phổ biến đến người dân, các tổ chức, cá nhân để các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật nắm bắt được nội dung của các quy phạm pháp luật, để thực hiện pháp luật.
Thấu hiểu về quy trình ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật là: xây dựng chính sách – thể chế hóa thành pháp luật – tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật – tổng kết thực tiễn – bổ sung chính sách – sửa đổi pháp luật – tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật. Thực hiện các yêu cầu của Viện IMRIC; Viện IRLIE và Tạp chí DN&TTVN. Ngày 02/05/2025, tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, Tp.HCM, Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tiếp tục tổ chức buổi tham vấn pháp lý bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp cho cộng đồng doanh nghiệp và độc giả…với mục đích tiếp tụctuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đồng thời cũng là hình thức thực hiện pháp luật để chuyển tải nội dung pháp luật đến với các chủ thể trong đời sống xã hội. Pháp luật sẽ không có ý nghĩa nếu như các chủ thể thực hiện nó không nhận thức được về nó.
Khi pháp luật được ban hành thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là rất quan trọng để người dân nắm được các quy định của pháp luật, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong các mối quan hệ pháp luật, có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, hiểu biết pháp luật cũng đều tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, là cơ sở để cơ quan chức năng áp dụng pháp luật để giải quyết các mối quan hệ dân sự, lao động, hành chính, kinh doanh thương mại, hình sự,… phát sinh.
Tại đây, sau khi lắng nghe ý kiến của các độc giả, các doanh nghiệp…Theo đó, các luật gia, luật sư, các tư vấn viên pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) đã tham vấn, giải đáp các thắc mắc. Vì vậy, xin trích dẫn hai trường hợp dưới đây như sau:
Trường hợp thứ nhất: Vừa lái xe máy một tay, để hút thuốc có vi phạm luật giao thông hay không?
Độc giả tại Đắk Nông nêu câu hỏi: Hành vi vừa chạy xe máy 1 tay, 1 tay hút thuốc nhả khói thì có bị phạt tiền theo luật giao thông không và có bị phạt hút thuốc nơi công cộng không?
Theo điểm d khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024 chỉ quy định người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện hành vi buông cả hai tay khi điều khiển phương tiện.
Căn cứ điểm a khoản 11, điểm c khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024 cũng chỉ quy định tịch thu phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng đối với người buông cả hai tay khi đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
Trong đó, pháp luật giao thông hiện hành không có quy định xử phạt việc đi xe máy bằng một tay. Tuy nhiên, hành vi này rất nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định về giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
Tại điều 11, khoản 3 Điều 13 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012 có quy định cấm hút thuốc lá trên các phương tiện công cộng như xe ô tô, tàu bay, tàu điện, trường học, bệnh viện và một số nơi công cộng khác. Việc hút thuốc trên phương tiện cá nhân như xe gắn máy thì chưa có quy định cấm hay chế tài xử phạt, tuy nhiên người hút thuốc lá có nghĩa vụ giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
Tại điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022, trường hợp khi điều khiển xe mà vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định thì người vi phạm có thể bị xử phạt, với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng.
Vì vậy, tình trạng hút thuốc khi lái xe gắn máy diễn ra khá nhiều trên thực tế, gây bức xúc và ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh hít phải khói thuốc, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em. Khói thuốc hay bụi tàn thuốc có thể bay vào mặt, làm hạn chế tầm nhìn, gây nguy hiểm cho chính người điều khiển phương tiện và những người tham gia giao thông khác; hoặc thậm chí gây cháy nổ. Cần sớm có quy định cấm và chế tài xử phạt cụ thể đối với hành vi vừa lái xe vừa hút thuốc, để đảm bảo an toàn giao thông và góp phần bảo vệ môi trường.
Trường hợp thứ hai: Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm có bị phạt không?
Độc giả tại Gia Lai nêu hỏi, nếu đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Nếu chở theo người phía sau không đội mũ thì có bị phạt không?’
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi: Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ; Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Điển hình, mức phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng. Tương tự, hành vi chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cũng sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
Tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi: Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.Như vậy, người lái xe máy chở người không đội mũ bảo hiểm thì cả người lái xe và người ngồi trên xe đều bị xử phạt với mức phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.
Tin rằng, thông qua các buổi hội thoại, toạ đàm, các nhà khoa học, các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật đã phân tích để mọi người dân sống trong một xã hội chỉ văn minh, tiến bộ nhưng khi hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, khoa học, có tính khả thi và người dân hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một xã hội văn minh là con người lấy pháp luật làm thước đo cho hành vi của mình, chuẩn mực pháp luật cũng sẽ là chuẩn mực đạo đức xã hội, trở thành nét văn hóa trong ứng xử, đời sống xã hội…
Luật sư Phạm Lan Thảo – PGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn