Xã hội

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Có được Nhà nước cử người bào chữa, khi không đủ điều kiện thuê luật sư – Công an cấp xã sẽ quản lý người được hưởng án treo?

(HNTTO) – Một trong những đặc điểm cơ bản của nhà nước là ban hành ra pháp luật, đề ra các quy tắc xử sự chung để xây dựng và duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội diễn ra trong vòng trật tự, ổn định và phát triển. Pháp luật là cơ sở đánh giá tính hợp pháp, hợp lý trong hành vi của con người; là cơ sở để ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức, của cá nhân.

Với mong muốn pháp luật được thực thi một cách hiệu quả thì các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Theo đó, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) thường xuyên phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tổ chức các buổi hội thoại khoa học, toạ đàm khoa học bằng nhiều hình thức nhằm tuyên truyền, phổ biến đến người dân, các tổ chức, cá nhân để các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật nắm bắt được nội dung của các quy phạm pháp luật, để thực hiện pháp luật.

Thấu hiểu về quy trình ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật là: xây dựng chính sách – thể chế hóa thành pháp luật – tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật – tổng kết thực tiễn – bổ sung chính sách – sửa đổi pháp luật – tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật. Thực hiện các yêu cầu của Viện IMRIC; Viện IRLIE và Tạp chí DN&TTVN. Vào sáng ngày 24/04/2025, tại số 412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, Tp.HCM, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tiếp tục tổ chức buổi toạ đàm có chủ đề “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh”…với mục đích tiếp tụctuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đồng thời cũng là hình thức thực hiện pháp luật để chuyển tải nội dung pháp luật đến với các chủ thể trong đời sống xã hội. Pháp luật sẽ không có ý nghĩa nếu như các chủ thể thực hiện nó không nhận thức được về nó.

Khi pháp luật được ban hành thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là rất quan trọng để người dân nắm được các quy định của pháp luật, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong các mối quan hệ pháp luật, có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, hiểu biết pháp luật cũng đều tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, là cơ sở để cơ quan chức năng áp dụng pháp luật để giải quyết các mối quan hệ dân sự, lao động, hành chính, kinh doanh thương mại, hình sự,… phát sinh.

Trường hợp thứ nhất: Có được Nhà nước cử người bào chữa, khi không đủ điều kiện thuê luật sư?

Độc giả tại Nhà Bè (TP.HCM) nêu câu hỏi: Tôi đang là bị can trong một vụ án hình sự. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ chi phí để thuê luật sư ngoài. Vậy, cần điều kiện gì để được nhà nước cử luật sư miễn phí?

Luật có quy định về việc chỉ định người bào chữa trong vụ án hình sự, tuy nhiên chỉ áp dụng với một số trường hợp. Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sun g năm 2017) thì việc chỉ định người bào chữa đối với người có hành vi vi phạm pháp luật chỉ áp dụng khi hành vi này phạm vào các tội danh được ghi nhận. 

Tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ: Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

Do đó, người bị buộc tội được cơ quan có thẩm quyền chỉ định người bào chữa khi đáp ứng 2 điều kiện: Thứ nhất, thuộc một trong các trường hợp vừa được liệt kê; Thứ hai, người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa.

Cụ thể, khi đủ điều kiện vừa nêu, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho người bị buộc tội tùy vào từng trường hợp: Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Cạnh đó, sau khi đã được chỉ định người bào chữa, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Tùy theo yêu cầu thay đổi hoặc từ chối, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết: Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện như thủ tục chỉ định lần đầu; Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.

Thế nhưng, cần lưu ý rằng mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án trừ trường hợp người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

Như vậy, căn cứ theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì người bị buộc tội cần đáp ứng đủ các điều kiện được liệt kê phía trên. Trường hợp người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ đã mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ không chỉ định người bào chữa nữa. Trường hợp người bị buộc tội không thuê người bào chữa và cũng từ chối người bào chữa chỉ định thì họ vẫn có quyền thực hiện quyền tự bào chữa của mình.

Trường hợp thứ hai: Công an cấp xã sẽ quản lý người được hưởng án treo?

Theo quy định hiện hành, người hưởng án treo trong thời gian thử thách sẽ được tòa án giao cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.

Theo Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi do Bộ Công an chủ trì soạn thảo được công bố gồm 3 phần, 26 chương, 433 Điều.

So với Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017), đã giữ nguyên 181 Điều, sửa đổi 245 Điều, bổ sung 06 điều và bỏ 18 Điều.

Bộ Công an đã có đề xuất mới liên quan đến quy định về án treo tại Điều 65 dự thảo. Cụ thể, khi xử phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách 1-5 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Theo Bộ Công an đề xuất, trong thời gian thử thách, tòa án giao người được hưởng án treo cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú để giáo dục; giao công an cấp xã nơi người đó cư trú quản lý, giám sát hoặc giao cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc quản lý, giám sát, giáo dục.

Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. (Chi tiết Điều 65 dự thảo)

Theo quy định hiện hành, người hưởng án treo trong thời gian thử thách sẽ được tòa án giao cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Tin rằng, dù bất cứ công dân nào sống trong một xã hội chỉ văn minh, tiến bộ nhưng khi hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, khoa học, có tính khả thi và người dân hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một xã hội văn minh là con người lấy pháp luật làm thước đo cho hành vi của mình, chuẩn mực pháp luật cũng sẽ là chuẩn mực đạo đức xã hội, trở thành nét văn hóa trong ứng xử, đời sống xã hội…

Viện trưởng Viện IMRIC, TS. Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm

 

Bài viết liên quan

Back to top button