Cẩn thận khi tham gia các cuộc “bốc phốt” có thể “sói mòn” trong tâm hồn giới trẻ về những ‘scandal’ gây ‘ô nhiễm’ không gian mạng

(HNTTO) – Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, việc khai thác, sử dụng không gian mạng đã trở thành nhu cầu tất yếu trong đời sống của mỗi người dân. Thông qua đó, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm, nghiên cứu những thông tin cần thiết phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt, công tác; chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng; bày tỏ quan điểm, thái độ về các vấn đề chính trị, xã hội cũng như những sự việc diễn ra trong cuộc sống.
Cẩn thận khi dùng mạng xã hội là lời nhắc không bao giờ thừa để đừng tự biến mình thành nạn nhân trên thế giới ảo (ảnh minh hoạ)
Có thể thấy, những người có sức ảnh hưởng đang biến mạng xã hội thành những sân khấu phơi bày đời tư. Giới trẻ, thay vì thụ động theo dõi, đang tích cực tham gia vào những cuộc điều tra, phán xét mà không biết nhận thức và sức khỏe tinh thần đang bị bào mòn, trong khi các nền tảng mạng xã hội dường như ‘vô can’ trước làn sóng độc hại này.
Điển hình, vụ việc ồn ào như ViruSs và Ngọc Kem, hay các màn ‘đấu tố’ từ những người nổi tiếng khác, đang phản ánh một thực trạng đáng báo động: những người có sức ảnh hưởng đang sử dụng mạng xã hội để biến những câu chuyện đời tư của mình thành sân khấu drama với hàng loạt vở diễn.
Theo đó, khi sự riêng tư, nhạy cảm được phơi bày, những nghi vấn được đặt ra, và khán giả, với vai trò là người xem, cảm thấy mình có trách nhiệm tìm ra sự thật. Họ không chỉ ‘hóng drama’ mà còn tích cực tham gia vào việc ‘điều tra’, từ việc xem xét giấy tờ, tìm kiếm thông tin, đến việc đưa ra những giả thuyết và bình luận.
Mạng xã hội, với khả năng kết nối không giới hạn, đã tạo ra một ‘kỷ nguyên vàng’ cho những người có sức ảnh hưởng. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang ấy là một thực tế đáng báo động về sự xuống cấp đạo đức của cả người nổi tiếng lẫn các nền tảng mạng xã hội.
Đồng thời, nhiều người ảnh hưởng, thay vì sử dụng sức ảnh hưởng của mình để lan tỏa những giá trị tích cực, lại tập trung vào lợi nhuận và tương tác ảo, bất chấp những hệ lụy tiêu cực cho xã hội. Họ ‘lệch chuẩn’ về kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, tạo ra những drama độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến giới trẻ.
Nhiều người trong đó một bộ phận giới trẻ họ khao khát cập nhật những thông tin mới, giật gân, để cảm thấy mình ‘trong cuộc’. Họ muốn chứng kiến những mặt xấu xí, đời tư của người nổi tiếng, để cảm thấy mình có quyền phán xét và so sánh, họ cảm thấy cuộc sống của mình ‘không tệ’ như họ tưởng.
Ngày nay, giới trẻ thay vì phát triển các kỹ năng sống, học tập, và sáng tạo, lại bị cuốn vào các cuộc tranh luận không có điểm dừng trên mạng xã hội. Điều này khiến họ trở nên căng thẳng, lo âu, và dễ dàng bị rối loạn tâm lý do quá tải thông tin, đặc biệt là những thông tin tiêu cực. Bên cạnh những mặt tích cực là chủ yếu, không gian mạng hiện nay cũng đang đứng trước những nguy cơ, thách thức không thể xem thường, nhất là nguy cơ “ô nhiễm” do các vụ “scandal” gây ra.
Cụ thể, do thiếu hiểu biết, thiếu năng lực kiểm soát hành vi, một bộ phận người dùng đã đăng tải, chia sẻ nhiều sự việc nhạy cảm, phản nhân văn lên không gian mạng, gây xôn xao dư luận, như: Tranh giành đất đai, ngoại tình, bạo lực gia đình…
Điển hình, tại Lâm Hà, Lâm Đồng, khi phát hiện chồng có quan hệ bất chính với một người phụ nữ khác, người vợ tên H đã cùng với con gái đi “bắt quả tang” và hành hung đối phương. Tại Ninh Kiều, Cần Thơ, vì nghi ngờ chồng ngoại tình, bà T đã lôi kéo một số người khác chặn ô tô, gây cản trở giao thông và chửi bới, làm nhục người phụ nữ đi cùng xe với chồng mình. Một diễn biến khác ở Diễn Châu, Nghệ An, chỉ vì mâu thuẫn đất đai mà anh em trong gia đình, họ hàng đã lao vào ẩu đả lẫn nhau…
Có thể thấy, sau khi phát tán, những sự việc nói trên đã được nhiều tài khoản chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Ngoài ra, có nhiều đối tượng nhằm mục đích câu view, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, bán hàng kém chất lượng… Đây là thực trạng đáng báo động, nguy cơ gây “ô nhiễm” không gian mạng, chúng ta cần kiên quyết lên án và đấu tranh để loại bỏ. Bởi lẽ, việc đăng tải những thông tin, hình ảnh lệch chuẩn lên không gian mạng mặc dù có thể giải tỏa những bức xúc về tâm lý trước mắt, nhưng lại kéo theo vô số những hệ lụy nguy hại, lâu dài; không chỉ gây tổn thương cho người khác mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình, xã hội và chính bản thân.
Khuyến nghị, cần xem xét người ảnh hưởng như một nghề nghiệp thực thụ, đòi hỏi những chuẩn mực đạo đức khắt khe”. Có bao nhiêu người trẻ thực sự trải nghiệm được nhạc thính phòng, bao nhiêu người ngắm bức tranh và suy ngẫm? Giới trẻ Việt Nam đang bị cuốn hút bởi những nội dung giật gân, scandal đời tư, drama tiêu cực, thay vì những giá trị văn hóa, nghệ thuật đích thực.
Thực tế, vì sợ phải đối mặt với những điều tiếng không hay, nên nhiều nạn nhân trong các vụ việc được phát tán trên không gian mạng thường không khai báo, khởi kiện với các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà pháp luật không can thiệp. Với những thông tin, hình ảnh, video clip được đăng tải cùng sự chứng kiến của các nhân chứng tại hiện trường và căn cứ có liên quan, cơ quan chức năng hoàn toàn có cơ sở để điều tra, truy tố và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
Phải chăng, một phần nguyên nhân nằm ở việc giới trẻ đang bị cuốn hút bởi những câu chuyện phù phiếm, ‘hóng’ và ‘hit’ drama trên mạng xã hội, thay vì tập trung vào những lĩnh vực quan trọng, có tính xây dựng và đóng góp cho xã hội?
Trong cuộc chiến chống lại “drama” độc hại trên mạng xã hội, không thể chỉ trông chờ vào sự thay đổi từ người nổi tiếng hay các nền tảng mạng xã hội. Cần có sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là vai trò quan trọng của truyền thông chính thống và giáo dục cộng đồng. Các cơ quan truyền thông báochí không thể chạy theo tốc độ viral của mạng xã hội, nhưng lại sở hữu sức mạnh định hướng tư tưởng và thông tin.
Ngoài việc định hướng thông tin, các cơ quan truyền thông báo chí còn phải đóng vai trò ‘công tố viên’ của xã hội, tạo áp lực để cơ quan chức năng hành động. Từ đây, đòi hỏi báo chí phải tạo ra những tác phẩm có sức lay động cộng đồng, phân tích sâu sắc, đa chiều về drama, giúp công chúng hiểu rõ bản chất vấn đề, tránh bị cuốn vào cảm xúc tiêu cực. Đồng thời, cần phản ánh kịp thời những vấn đề bất cập, hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội, yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý.
Mặt khác, báo chí còn có trách nhiệm lan tỏa những giá trị văn hóa, nghệ thuật, tấm gương tốt, tạo ra những nội dung tích cực, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Điều quan trọng nhất, cần tránh đưa tin theo hướng kích động sự tò mò tiêu cực của giới trẻ, khiến thuật toán mạng xã hội tiếp tục lan truyền nội dung độc hại.
Như vậy, ‘vắc-xin’ hiệu quả nhất để chống lại drama độc hại trên mạng xã hội là giáo dục. Với việc xây dựng các chiến lược giáo dục cộng đồng về quy tắc ứng xử trên mạng, giúp người dùng nhận thức rõ trách nhiệm của mình là vô cùng quan trọng. Song song đó, việc tăng cường giáo dục cho giới trẻ về kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh, biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, tránh bị lôi kéo bởi nội dung tiêu cực cũng là một biện pháp thiết yếu. Để đạt được hiệu quả tối ưu, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, định hướng cho giới trẻ sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả là điều không thể thiếu.
Hy vọng, người dùng mạng xã hội cần cùng nhau hành động, tạo ra một môi trường mạng xã hội lành mạnh, chúng ta mới có thể giúp giới trẻ phát huy tài năng, cống hiến cho xã hội và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Đối với xã hội, việc đăng tải những hình ảnh, video clip phản cảm, bạo lực, vi phạm pháp luật…lên không gian mạng là điều không thể chấp nhận vì nó hoàn toàn trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tạo ra tiền lệ xấu, cổ xúy cho những thói hư, tật xấu, hành vi lệch chuẩn và lối hành xử thiếu văn hóa…Nguy hại hơn, đó còn là cái cớ để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng bôi nhọ, làm méo mó nhận thức của một bộ phận nhân dân và bạn bè quốc tế về bản chất tốt đẹp của xã hội mà chúng ta đang xây dựng.
Nhằm góp phần giảm thiểu nguy cơ “ô nhiễm” và xây dựng không gian mạng thực sự phong phú, trong sạch, lành mạnh, mỗi người hãy chia sẻ thông tin tốt, hình ảnh đẹp, hành động ý nghĩa, video clip hay… theo tinh thần “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy cái tích cực, tiến bộ đẩy lùi cái tiêu cực, lạc hậu”; tuyệt đối không tạo cớ để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá.Người dùng mạng xã hội phải thường xuyên tự rèn luyện “sức đề kháng” đối với những thông tin xấu, độc; đồng thời, tích cực động viên đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, người thân tuyệt đối không a dua, tát nước theo mưa, bày tỏ cảm xúc thái quá đối với những vấn đề bất cập, bức xúc trên không gian mạng.
Đặc biệt, cần tích cực tu dưỡng, học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt; luôn tự giác chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là tìm hiểu và lan toả Luật An toàn thông tin mạng (2015), Luật An ninh mạng (2018), Bộ luật Dân sự 2015 (sửa đổi năm 2017), Bộ luật Hình sự (2015)…Đề cao trách nhiệm, kiên quyết đấu tranh đối với những hành vi lan truyền, phát tán thông tin tiêu cực hoặc lợi dụng những “scandal” trên không gian mạng để trục lợi cá nhân, xuyên tạc bản chất tốt đẹp của xã hội, tinh thần đoàn kết và truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam.
Không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý không gian mạng. Kết hợp chặt chẽ giữa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động với kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm. Dù ở trong mọi tình huống, chúng ta hãy luôn giữ cho mình một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Có thể dùng lời lẽ tốt đẹp, tình cảm, đạo lý không thể tháo gỡ được khúc mắc, thì hãy chủ động tìm đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để khai báo, giải quyết.
Khuyến nghị người dùng mạng xã hội, nên kiên quyết “nói không” với hành vi đăng tải, chia sẻ những thông tin, hình ảnh, video clip…phản cảm lên không gian mạng. Tin rằng, khi nêu cao tinh thần “thượng tôn pháp luật” chính là tự bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội, đồng thời góp phần xây dựng không gian mạng trong sạch, lành mạnh, văn minh.
(Bài xuất bản số đặc biệt T4, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam)
(Bài xuất bản số T4, đặc san Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông)
TS. Hồ Minh Sơn