Ông Nguyễn Sỹ Thuận – Chủ tịch Công đoàn Công ty bảo hiểm MIC Nam Sài Gòn chung sức hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam tại Sóc Trăng
![](https://huongnghiepthitruong.vn/wp-content/uploads/2025/02/image2-3-780x470.jpeg)
(HNTTO) – Doanh nhân trẻ Nguyễn Sỹ Thuận – Chủ tịch Công đoàn Công ty bảo hiểm MIC Nam Sài Gòn MIC Nam Sài Gòn luôn xem công tác xã hội thiện nguyện như là một trách nhiệm không thể thiếu trong việc phát triển kinh doanh và việc thường xuyên phải thực hiện…Vì vậy, đã chung tay đóng góp để hỗ trợ những nạn nhân chất độc da cam có điều kiện vui xuân đón Tết Ất Tỵ 2025 tại tỉnh Sóc Trăng...
Thừa uỷ quyền Hội nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Thành phố Sóc Trăng, TS. Hồ Minh Sơn và ThS. Phạm Trắc Long trao thư cảm ơn và tạp chí cho ông Nguyễn Sỹ Thuận tại buổi gặp gỡ
Chiều ngày 12/02/2025, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VFAEA); Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) tổ chức buổi gặp gỡ các mạnh thường quân luôn luôn đồng hành, hỗ trợ công tác xã hội thiện nguyện tại các địa phương Bến Tre, Sóc Trăng, Long An, Đồng Nai tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM…
Chủ trì buổi gặp gỡ có TS. Hồ Minh Sơn; tham dự có ông Phạm Trắc Long – Phó viện trưởng Viện IRLIE, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn về Chính sách, pháp luật cho hoạt động đầu tư tài chính tại Việt Nam (CFV); Đại diện Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam; Tạp chí điện tử Việt Nam Hương Sắc; cùng dự có gần 100 doanh nhân, doanh nghiệp là mạnh thường quân thường xuyên đồng hành và hỗ trợ trong hoạt động xã hội, thiện nguyện…
Với chủ đề năm 2025 là Sinh kế và Hòa nhập…Qua đó, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm thì các hoạt động cụ thể được triển khai năm 2025 gồm: hỗ trợ sửa nhà, chữa bệnh, hỗ trợ đào tạo nghề để nạn nhân có thể tự nuôi sống, vươn lên khắc phục khó khăn của bản thân. Đây chỉ là một trong nhiều chương trình hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, động viên tinh thần cho các đối tượng người già neo đơn, trẻ khuyết tật, phụ nữ và trẻ em nghèo của Hiệp hội VFAEA, Viện IMRIC, Viện IRLIE, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam, Tạp chí điện tử Việt Nam Hương Sắc cùng các đơn vị trực thuộc trong công tác chăm lo cho đồng bào nghèo theo chương trình “Vì người nghèo” và “Xây dựng nông thôn mới”, xoá nhà tạm, xây dựng đường, cầu giao thông nông thôn do các địa phương phát động…
Tại buổi gặp gỡ, các đại biểu, các mạnh thường quân đã quan tâm đến các nạn nhân chất độc da cam, cùng nhau ôn lại nhiều trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, nhưng nỗi đau do chất độc hóa học gây ra vẫn còn âm ỉ trong lòng người dân Việt Nam, Sóc Trăng nói riêng là một trong những địa phương hiện đang còn nhiều gia đình chịu ảnh hưởng về sức khỏe, hạn chế nguồn lực lao động, có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Hiểu rõ điều này, Công ty TNHH bảo hiểm MIC Nam Sài Gòn đã thường xuyên đồng hành cùng ViệnIMRIC và Viện IRLIE hỗ trợ các gia đình là nạn nhân chất độc hoá học còn khó khăn với mong muốn được góp phần hỗ trợ người dân, giúp họ mau chóng cải thiện – nâng cao sức khỏe nhằm ổn định cuộc sống.
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Sỹ Thuận cho rằng: “Toàn thể Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên MIC nói chung và MIC Nam Sài Gòn nói riêng mong muốn phần nào được giúp đỡ, động viên, khích lệ tinh thần các nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ phát động nhiều hơn nữa những chương trình có ý nghĩa chăm sóc các nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin ở các địa phương, cũng như đóng góp tích cực trong các hoạt động vì cộng đồng”. Là doanh nghiệp luôn quan tâm đến an sinh xã hội ở các địa phương, MIC Nam Sài Gòn thường xuyên đồng hành cùng các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp thực hiện chương trình “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng”. Ông Thuận, nhấn mạnh: “Mỗi phần quà tuy nhỏ nhưng nhìn nụ cười của những người được nhận, tôi tin rằng không chỉ cá nhân tôi mà tất cả CB-NV Công ty cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn”.
Có thể thấy, công tác xã hội, thiện nguyện luôn luôn được đổi mới trong cách vận động nguồn lực theo phương châm hướng về người yếu thế, nạn nhân, từ đó nhận thức sâu hơn, cụ thể hơn, trách nhiệm hơn hỗ trợ người có công, người nghèo và nạn nhân da cam. Các hoạt động cụ thể được triển khai gồm: hỗ trợ sửa nhà, chữa bệnh, xây dựng cầu, đường nông thôn, hỗ trợ đào tạo nghề để nạn nhân có thể tự nuôi sống, vươn lên khắc phục khó khăn của bản thân.
Với tinh thần “Đoàn kết – Nghĩa tình – Trách nhiệm – Vì người yếu thế”. TS. Hồ Minh Sơn mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng, của các mạnh thường quân, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện tốt công tác chăm sóc, giúp đỡ các người yếu thế trong xã hội để công tác xã hội thiện nguyện đạt nhiều hiệu quả thiết thực, minh bạch. Từ những hoạt động của chúng tôi mong muốn toàn xã hội sẽ chung tay góp sức giúp đỡ cho người nghèo không chỉ vật chất mà còn tinh thần để tạo dựng niềm tin về một xã hội tốt đẹp hơn. Công tác thiện nguyện của chúng tôi luôn mong cộng đồng doanh nhân làm nòng cốt thực hiện các hoạt động chăm lo cho cộng đồng, từ đó tạo một phong trào, nhân rộng đến tất cả các đối tượng, các thành phần trong xã hội cùng làm công tác tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng…
Buỗi gặp gỡ đã tạo được sự quan tâm và đóng góp nhiệt tình cho các hoạt động công tác xã hội, tình nguyện vì cộng đồng. Từ cuộc gặp gỡ trao đổi này hứa hẹn những hoạt động xã hội mang nhiều tính nhân văn sắp tới rộng khắp và nhân rộng đến mọi tầng lớp xã hội để chăm lo cho cộng đồng. Tin rằng, việc xây nhà nhân ái, nhà tình thương…đóng góp cho quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”… cùng với phương châm “Ươm mầm sống khỏe – Chia sẻ yêu thương” đã và đang không ngừng cố gắng và có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội, mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân tại các địa phương.
(Bài xuất bản số Tân Xuân, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam)
(Bài xuất bản số T2, đặc san Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông)
Thanh Việt