Ông Phạm Trắc Long – GĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Loại xe ô tô nào phải trang bị PCCC – Mượn xe người khác có bị phạt lỗi không chính chủ?
(HNTTO) – Sáng ngày 12/01/2024, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE liên quan đến việc trang bị PCCC cho xa ô tô và mượn xe của người khác khi tham gia giao thông…
Tại buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các doanh nghiệp đặt câu hỏi cụ thể sau: Tôi là chủ một doanh nghiệp cho thuê xe ôtô. Tôi tìm hiểu thì các phương tiện ô tô từ 4 đến 12 chỗ ngồi bắt buộc trang bị PCCC. Như vậy, thông tin này có đúng không?. Tôi thường xuyên mượn xe ô tô của người để đi lại. Xin hỏi, nếu bị CSGT dừng xe kiểm tra, liệu tôi có bị phạt lỗi không chính chủ hay không?
Tại buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Ông Phạm Trắc Long – Phó viện trưởng Thường trực Viện IRLIE, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) xin trả lời cụ thể sau:
Loại xe ô tô nào phải trang bị PCCC
Pháp luật quy định cụ thể về trang bị PCCC đối với mỗi loại phương tiện. Căn cứ Điều 4 Thông tư 57/2015/TT-BCA, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc đối tượng trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm các phương tiện sau đây:
Ô tô trên 09 chỗ ngồi, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và TCVN 6211:2003 Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa, TCVN 7271:2003 Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 42/2020 không phụ thuộc vào số chỗ ngồi”.
Căn cứ quy định tại Phụ lục I Thông tư số 148/2020/TT-BCA, các Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, như sau: Ô tô từ 10 đến 30 chỗ ngồi có 2 bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 3 lít và 1 chiếc đèn phin cầm tay; Các ô tô tô từ 04 đến 09 chỗ ngồi thì không cần trang bị PCCC. Do đó, trường hợp này, chỉ cần trang bị PCCC cho ô tô từ 10 đến 12 chỗ ngồi.
Mượn xe người khác có bị phạt lỗi không chính chủ?
Việc xác minh để phát hiện lỗi xe không chính chủ chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc qua công tác đăng ký xe. Như vậy, khi lưu thông trên đường thì CSGT sẽ không kiểm tra lỗi xe không chính chủ.
Theo đó, lỗi xe không chính chủ là cách gọi thông thường của lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.
Vì vậy, chỉ những trường hợp mua xe, được cho xe, được tặng xe… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt lỗi xe không chính chủ. Tuy nhiên, việc mượn xe của người thân, bạn bè lưu thông trên đường thì sẽ không bị CSGT xử phạt về lỗi xe không chính chủ.
Cạnh đó, việc xác minh để phát hiện lỗi xe không chính chủ chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc qua công tác đăng ký xe. Như vậy, khi lưu thông trên đường thì CSGT sẽ không kiểm tra lỗi xe không chính chủ.
Không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe, chính vì thế con mượn xe của bố, vợ mượn xe của chồng, người thân mượn xe của nhau để đi lại sẽ không bị xử phạt.
Mặc dù vậy, khi cho mượn xe thì chủ xe cũng cần phải xem xét người mượn có giấy phép lái xe phù hợp với chiếc xe mượn hay không và đã sử dụng rượu bia, ma túy…hay không. Vì, nếu giao xe máy, ô tô cho người không có giấy phép lái xe, không đủ điều kiện lái xe trong tình trạng say rượu, bia, ma túy thì chủ xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người mượn xe gây tai nạn.
Trần Danh – Kiên Cường (CTVTVPL Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn)