Bất động sản

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam cần lưu ý gì – Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

(HNTTO) – Ngày 14/12/2024, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) đã nhận được thư của một số doanh nghiệp Trung Quốc và Hàn Quốc, Theo đó, nêu hai vấn đề liên quan nhờ tham vấn pháp lý như sau: Quá trình thuê nhà tại Việt Nam tương đối đơn giản nếu người nước ngoài thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Theo Luật Nhà ở 2023, cá nhân nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không?

Dưới góc nhìn pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thể như sau:

Người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam cần lưu ý những ?

Điều kiện cho người nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam của bên cho thuê nhà được quy định như thế nào? (Hình từ internet)

Căn cứ tại Điều 32 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, hiện hành không có quy định hạn chế về việc người nước ngoài không được phép thuê nhà của người dân Việt Nam. Vì vậy, nếu người lao động nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự thì có thể thuê nhà của người dân Việt Nam. Qua đó, người cho thuê là chủ sở hữu căn nhà hoặc là người được chủ sở hữu căn nhà ủy quyền.

Người nước ngoài có thể thuê nhà dưới nhiều hình thức, từ căn hộ chung cư, nhà riêng đến các biệt thự hoặc villa sang trọng. Dù lựa chọn loại hình nào, điều quan trọng là họ cần có đầy đủ giấy tờ pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam cần lưu ý một số 4 vấn đề:

1, Hợp đồng cần được lập thành văn bản, có chữ ký của cả hai bên và nên công chứng để đảm bảo tính pháp lý. Hợp đồng nên quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên thuê và bên cho thuê, đồng thời nêu rõ thời hạn thuê và các điều khoản về giá cả, thanh toán.

2, Người nước ngoài cần có hộ chiếu và thị thực còn hiệu lực. Ngoài ra, nếu thuê nhà dài hạn, cần có giấy tờ chứng minh mục đích lưu trú hợp pháp như giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú.

3, Tiền thuê nhà thường được thanh toán bằng tiền Việt Nam (VNĐ), trừ khi có thỏa thuận khác trong hợp đồng. Người thuê nên lưu ý các điều khoản về đặt cọc và các chi phí liên quan khác.

3, Thuê nhà tại Việt Nam không chỉ giúp người nước ngoài có chỗ ở ổn định mà còn giúp họ dễ dàng hội nhập vào cuộc sống địa phương. Nhiều khu vực như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng có cộng đồng người nước ngoài sinh sống đông đúc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, kết nối cộng đồng.

Quá trình thuê nhà tại Việt Nam tương đối đơn giản nếu người nước ngoài thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, để tránh rủi ro và tranh chấp không đáng có, người thuê nên tìm hiểu kỹ và thậm chí nhờ sự tư vấn từ các đơn vị môi giới bất động sản uy tín.

Người nước ngoài hoàn toàn có thể thuê nhà ở Việt Nam nếu tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Việc hiểu rõ và thực hiện đúng các yêu cầu pháp lý sẽ giúp họ tìm được nơi ở phù hợp, tận hưởng cuộc sống tại một đất nước xinh đẹp và hiếu khách như Việt Nam.

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm cho rằng, nếu quý doanh nghiệp hiện đang tìm kiếm một căn nhà hay căn hộ để thuê tại Việt Nam, hãy nắm vững các quy định trên để có một trải nghiệm sống thuận lợi và an toàn nhất.

Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

Tại Điều 17 Luật Nhà ở 2023 (có hiệu lực từ tháng 8/2024) quy định về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, 2 chi tiết cụ thể như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác củapháp luật có liên quan; Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
  2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức sau đây: Tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam; Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 của Luật này; Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản này.

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm, rất mong các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định nêu trên.

TS. Hồ Minh Sơn

Bài viết liên quan

Back to top button