Quốc tế

Ngăn chặn giới trẻ cực đoan hóa trên không gian mạng

(HNTTO) – Không gian mng ngày nay tr thành mt phn không th thiếu trong đi sng ca rt nhiu người trên thế gii, đc bit là gii tr. Thế nhưng, bên cnh nhng li ích mà Internet, không gian mng mang li cũng xut hin ngày càng nhiu hơn nhng mt trái, nhng tác hi nghiêm trng, trong đó có mi lo ngi ln là xu hướng cc đoan hóa gii tr.

Liên minh tình báo Five Eyes cnh báo v xu hướng gii tr ngày càng cc đoan hóa trên không gian mng

Lan truyn các tư tưởng thù hn, cc đoan trên phm vi quc tế 

Các cơ quan an ninh và thực thi pháp luật thuộc Liên minh Tình báo Ngũ Nhãn (Five Eyes – gồm 5 quốc gia là Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand) vừa lần đầu công bố báo cáo chung cảnh báo xu hướng thanh thiếu niên trên toàn thế giới đang bị lôi kéo vào con đường bạo lực. Trong báo cáo đưa ra từ nghiên cứu chung, liên minh tình báo Five Eyes nhấn mạnh, các phần tử cực đoan Hồi giáo và cực đoan cánh hữu sửdụng Internet để chiêu mộ trẻ em, trong đó thậm chí có cả những trẻ chỉ mới 10 tuổi.

Nghiên cứu của Five Eyes cho thấy, số thanh thiếu niên liên quan đến các vụ chống khủng bố trong vài năm qua đã gia tăng đáng kể tại 5 quốc gia trong liên minh tình báo. Trong đó, Tổ chức Tình báo an ninh Australia (ASIO) cho biết, khoảng 20% vụ chống khủng bố trong danh sách ưu tiên của tổ chức tham gia liên minh tình báo Five Eyes này liên quan đến những người trẻ tuổi.

Giám đốc ASIO Mike Burgess cảnh báo, số lượng thanh thiếu niên Australia bị cực đoan hóa trên mạng đang ở mức “đáng lo ngại”. Cụ thể, một số thanh, thiếu niên Australia đã kích động xung đột sắc tộc và lên kếhoạch tấn công trường học sau khi bị cực đoan hóa trên mạng, trong khi liên minh tình báo Five Eyes cảnh báo rằng thanh thiếu niên trên toàn thế giới đang bị lôi kéo vào con đường bạo lực. Theo đó, hồi tháng 4-2024, một cậu bé 16 tuổi đã bị buộc tội tấn công khủng bố sau khi đánh đập một linh mục ở Sydney, Australia trong một buổi lễ nhà thờ được phát trực tuyến. Trong khi đó, tại Anh, cảnh sát chống khủng bố đã điều tra một học sinh và tìm thấy các nội dung ủng hộ tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) trong điện thoại của học sinh này.

Ông Mike Burgess tiết lộ, mọi vụ tấn công khủng bố, phá hoại và nghi án liên quan đến khủng bố tại Australia trong năm 2024 đều do thanh, thiếu niên thực hiện. Five Eyes cảnh báo, các phần tử cực đoan đang lợi dụng những nền tảng trực tuyến tưởng chừng vô hại như Roblox, Discord, Telegram, TikTok hay các trang mạng xã hội khác để tiếp cận thanh, thiếu niên, sau đó dẫn dụ các em vào con đường bạo lực.

Liên minh tình báo của 5 quốc gia đưa ra cảnh báo trên khi ngày càng nhiều trẻ em bị cực đoan hóa thông qua Internet, các nền tảng xuyên biên giới gây lo ngại về an ninh quốc gia và đặt ra vấn đề về ảnh hưởng tiêu cực của các nền tảng mạng xã hội đối với tinh thần và sự phát triển của giới trẻ. Là những “công dân kỹthuật số”, những người trẻ lớn lên trong môi trường trực tuyến và quen thuộc với việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội.

Nghiên cứu của liên minh tình báo Five Eyes phát hiện rằng Internet, không gian mạng tạo ra một con đường tiếp cận ban đầu với trẻ vị thành niên, thường thông qua các nền tảng mạng xã hội và trò chơi tưởng chừng vô hại. Tuy nhiên, trong những môi trường này, chủ nghĩa cực đoan bạo lực trở nên dễ tiếp cận hơn, vì nội dung cực đoan bạo lực có thể được tạo ra ngay trên chính các nền tảng đó.

Giới chức an ninh đặc biệt lo ngại khi giới trẻ ngày càng “bình thường hóa” các hành vi bạo lực trong các nhóm trực tuyến, bao gồm cả việc đùa cợt về các cuộc tấn công khủng bố và tạo ra nội dung mang tính cực đoan bạo lực. Trẻ vị thành niên, với khả năng nhận thức và phán đoán chưa hoàn thiện, dễ bị thao túng bởi các chiêu trò tuyên truyền tinh vi hoặc sự dẫn dắt từ các cộng đồng cực đoan.

To không gian an toàn cho gii tr

Báo cáo của liên minh tình báo Five Eyes cho thấy, thanh, thiếu niên rất dễ bị cực đoan hóa trên không gian mạng, nhất là những em sống trong tình trạng cô lập với xã hội, khi thế giới trực tuyến có thể trở thành cộng đồng gần như duy nhất của các em. Tuy nhiên, các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới đang gặp khó khăn trong việc đối phó tình trạng cực đoan hóa trên không gian mạng bởi môi trường trực tuyến thường tạo ra sự ẩn danh cho người dùng, và việc tiếp cận trẻ vị thành niên phức tạp hơn nhiều so với người trưởng thành.

Sự lan rộng của hiện tượng cực đoan hóa này khiến việc giải quyết trở nên rất khó khăn, và các cơ quan thực thi pháp luật thuộc liên minh tình báo Five Eyes đã kêu gọi một cách tiếp cận toàn diện từ toàn xã hội. Các quốc gia trên thế giới cần thực thi nhiều biện pháp khác nhau để đối phó với tình trạng cực đoan hóa trong giới trẻ, với mục tiêu ngăn chặn sự lan rộng của các tư tưởng cực đoan và bảo vệ an ninh quốc gia.

Nước Anh đã triển khai chương trình Prevent, là một phần của chiến lược chống khủng bố nhằm ngăn chặn các cá nhân, đặc biệt là thanh thiếu niên, khỏi việc bị cực đoan hóa. Chương trình này tập trung vào việc phát hiện sớm những dấu hiệu cực đoan hóa và cung cấp hỗ trợ trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, Đạo luật An toàn trực tuyến của Anh được thông qua vào tháng 11-2022 đã yêu cầu các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, Instagram và TikTok phải chịu trách nhiệm về việc bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ như bắt nạt trực tuyến, lạm dụng tình dục và tiếp cận các nội dung cực đoan. Trong khi đó, Ofcom là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi đạo luật này, có quyền áp đặt các khoản phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu đối với các nền tảng không tuân thủ.

Tại Australia, Đạo luật An toàn trực tuyến yêu cầu các ngành công nghiệp phát triển các quy tắc mới để quản lý nội dung bất hợp pháp và bị hạn chế, bao gồm các tài liệu có mức độ gây hại nghiêm trọng như video ghi lại hành vi lạm dụng tình dục trẻ em hoặc thúc đẩy các hành vi cực đoan hóa như khủng bố, cho đến các nội dung không phù hợp với trẻ như bạo lực nghiêm trọng và hình ảnh khỏa thân. Các công ty công nghệ cần chịu trách nhiệm nhiều hơn trong khi lực lượng thực thi pháp luật và chính phủ hợp tác chặt chẽ để bảo đảm luật pháp mạnh mẽ và khả năng đối phó hiệu quả với các mối đe dọa trực tuyến.

Cùng với đó, cha mẹ học sinh, giáo viên, các chuyên gia y tế và những người làm việc ở tuyến đầu cần hiểu và nhận biết sớm các dấu hiệu của sự cực đoan hóa ở những người trẻ. Khi giới chức, nhất là cảnh sát phải can thiệp thì mọi việc thường quá muộn, tâm trí của những người trẻ đã hằn sâu những suy nghĩ lệch lạc và cực đoan.

Các chương trình can thiệp sớm hoặc các dịch vụ hỗ trợ như cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần có thể giúp ích, nhưng cảnh sát Australia cũng đang nỗ lực hạn chế quyền truy cập vào các nội dung bạo lực, cực đoan, đồng thời thúc đẩy giáo dục và nâng cao nhận thức để cải thiện khả năng phòng ngừa ở thanh thiếu niên. Hiện, Chính phủ Australia đang đệ trình một dự luật yêu cầu bắt buộc độ tuổi tối thiểu được truy cập các nền tảng mạng xã hội là đủ 16 tuổi, nếu đạo luật này được thông qua sẽ là bước lớn mở ra không gian số an toàn hơn với giới trẻ.

Hoàng Tun

https://www.anninhthudo.vn/ngan-chan-gioi-tre-cuc-doan-hoa-tren-khong-gian-mang-post597993.antd

Bài viết liên quan

Back to top button