Xã hội

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Dừng xe trên cao tốc để đi vệ sinh, có bị xử phạt – Có được thay đổi màu sơn xe ô tô theo sở thích không?

(HNTTO) – Gần đây, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) nhận được sự quan tâm của một số doanh nghiệp thành viên liên quan đến Luật giao thông đường bộ và Thông tư 58/2020 của Bộ Công an; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ…xoay quanh hai vấn đề khi tham gia giao thông trên cao tốc và thay đổi màu sơn xe ô tô…

Phân tích dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) xin trả lời như sau: Thực tế, tình trạng tài xế dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc để đi vệ sinh không phải hiếm. Vậy theo quy định, hành vi này có vi phạm pháp luật và bị xử phạt hay không?. Bên cạnh đó, chủ xe muốn thay đổi màu sơn xe ô tô mà không bị phạt thì phải tuân thủ đầy đủ thủ tục đổi màu sơn xe ô tô theo quy định.

Dừng xe trên cao tốc để đi vệ sinh, có bị xử phạt hay không?

Căn cứ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, làn dừng xe khẩn cấp trên cao tốc chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cấp bách và khẩn cấp như phương tiện gặp sự cố về kỹ thuật, người lái hoặc hành khách trên xe có vấn đề sức khỏe không thể tiếp tục điều khiển xe an toàn.

Những trường hợp này bao gồm xe bị hư hỏng, người trên xe cần được cứu hộ y tế, hoặc người lái xe gặp phải tình huống cấp bách khác mà không thể tiếp tục lái xe. Tuy nhiên, trường hợp dừng xe để giải quyết nhu cầu sinh lý đơn thuần, như đi vệ sinh hiện không được xem là một tình huống cấp bách đủ để được phép sử dụng làn khẩn cấp.

Hiện, pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc dừng xe để đi vệ sinh trên cao tốc. Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tài xế chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định. Nếu buộc phải dừng xe không đúng nơi quy định, tài xế phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, có biện pháp cảnh báo để đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện khác như như bật đèn cảnh báo, đặt vật phản quang.Vì vậy, việc dừng xe trên làn khẩn cấp không đúng quy định, bao gồm việc dừng lại để đi vệ sinh, có thể bị xử phạt nặng.

Căn cứ vào Điều 25 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) cũng quy định tài xế chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định. Trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp.

Trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150m, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát Giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.

Do đó, trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) đều không có quy định “dừng xe để đi vệ sinh” là trường hợp khẩn cấp.

Tại Điểm d khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người dừng, đỗ xe (xe ô tô) sai quy định trên đường cao tốc, không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe thì bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Có được thay đổi màu sơn xe ô tô theo sở thích không?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 6 Thông tư 58/2020 của Bộ Công an quy định về trách nhiệm của chủ xe như sau: Đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra đối với xe đăng ký lần đầu, xe đăng ký sang tên, xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn.

Qua đó, trước khi cải tạo xe, thay đổi màu sơn (kể cả kẻ vẽ, quảng cáo), chủ xe phải khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông tại mục khai báo cải tạo xe, thay đổi màu sơn hoặc trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe và được xác nhận của cơ quan đăng ký xe thì mới thực hiện; làm thủ tục đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký xe khi xe đã được cải tạo hoặc khi thay đổi địa chỉ của chủ xe.

Ngoài ra, màu sơn, màu sắc xe được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký ô tô và sổ chứng nhận kiểm định, nếu chủ sở hữu xe tự ý thay đổi màu sơn, màu sắc sẽ gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm và quản lý.

VÌ lẻ đó, khi xe thay đổi màu sơn chủ xe phải khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông tại mục thay đổi màu sơn hoặc trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe và được xác nhận của cơ quan đăng ký xe thì mới thực hiện việc thay đổi này.

Mặt khác, nếu chủ sở hữu xe ô tô tự ý thay đổi kết cấu phương tiện, bên cạnh bị phạt hành chính, chủ xe sẽ không được đăng ký, đăng kiểm và cấp phép lưu hành để tham gia giao thông. Đồng thời, phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của xe để không ảnh hưởng đến việc thẩm định của CSGT. Do vậy, để đổi màu sơn xe ô tô mà không bị phạt thì chủ xe phải tuân thủ đầy đủ thủ tục đổi màu sơn xe ô tô theo quy định.

Căn cứ điểm m khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019 (sửa đổi bởi điểm g khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021) quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe. Vì vậy, khi thay đổi màu sơn xe ô tô mà không xin phép trước thì Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Giao thông luôn là một vấn đề hiện được nhiều doanh nghiệp thật sự quan tâm. Trước vấn đề xã hội phổ biến, Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE giao Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn thamvấn pháp lý xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Để giải những yêu cầu, hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp và người dân, TRung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn sẵn sàng đồng hành tư vấn luật giao thông nhằm lan toả sâu rộng hơn nữa trong việc thượng tôn pháp luật... 

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn với mục đích sau: Giải quyết mọi thắc mắc của người dân về luật giao thông; Nâng cao hiểu biết, nâng cao ý thức của nhân dân trong chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông; Hướng dẫn người dân phân biệt được đúng, sai để từ đó giải quyết tình huống trong đời sống, bảo vệ lợi ích của bản thân cũng như của người khác.

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn có đội ngũ luật gia, luật sư, tư vấn viên tư vấn luật giao thông, không giới hạn những lĩnh vực sau: Luật sư tham vấn pháp lý về quy định của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm giao thông: Phạt tiền, tạm giữ phương tiện tham gia giao thông, tạm giữ Giấy phép lái xe, tước Giấy phép lái xe; Tư vấn về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông; Tư vấn, phân tích các trường hợp có hay không việc vi phạm pháp luật giao thông; Tư vấn cách xử lý trong trường hợp bị xử phạt vi phạm giao thông trái pháp luật; Tư vấn về hướng xử lý, phân tích tính pháp lý, đúng sai trong các trường hợp xảy ra tai nạn giao thông; Tư vấn về các mức, các khung phạt tiền trong vi phạm pháp luật giao thông; Tư vấn về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông; Tư vấn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông; Tư vấn về các quy tắc giao thông đường bộ; Tư vấn về điều kiện của các loại phương tiện tham giao giao thông; Tư vấn về điều kiện người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; Tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký, đăng kiểm xe ô tô; Tư vấn về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Tư vấn về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới; Tư vấn thủ tục mua bán, chuyển nhượng, sang tên các tài sản là phương tiện giao thông đường bộ như xe máy, xe ô tô, xe tải… theo quy định của pháp luật; Tư vấn tất cả các vấn đề khác liên quan đến pháp luật giao thông đường bộ.

Ngày nay, khi tình hình kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, các phương tiện giao thông ngày càng đa dạng, cơ cấu hạ tầng giao thông ngày càng phát triển, tỷ lệ tai nạn giao thông và những hệ lụy khác của xã hội. Bên cạnh đó, ý thức của người tham gia giao thông không cao đã gây nên những va chạm/tai nạn giao thông không đáng có.

Chính vì vậy, việc nền kinh tế phát triển, trong đó Viện IMRIC và Viện IRLIE trong vai trò nhịp cầu nối đã giao Trung tâm không ngừng thúc đẩy việc tham vấn pháp lý, với đội ngũ luật gia, luật sư, tư vấn viên tư vấn pháp luật bằng nhiều hình thức tư vấn online và trực tiếp, tuyên truyền trên các trang mạng xã hội, trang tin điện tử trực thuộc để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và hiểu để mỗi người là một tuyên truyền viên pháp luật...

Trần Danh – Kiên Cường (TTVPL Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn)

 

 

Bài viết liên quan

Back to top button