Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Bắt bạc có được tịch thu tiền trong người ‘con bạc’ – Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy xử phạt như thế nào?
(HNTTO) – Vừa qua, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) nhận được yêu cầu tham vấn pháp lý bằng hình thức trực tuyến liên quan đến việc những biện pháp xử phạt hành chính hoặc là một trong những biện pháp xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật hành chính, pháp luật hình sự và Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy…
Liên quan vấn đề pháp lý này, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) nêu hai câu hỏi của người dân và xin phúc đáp cụ thể sau: Bị bắt khi đánh bạc thì công an có được thu giữ tiền trong ví, trong người con bạc hay không?. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, quản lý, sử dụng điện bị xử phạt như thế nào?
Bắt bạc có được tịch thu tiền trong người ‘con bạc’
Trước tiên, việc tịch thu có thể hiểu là một trong những biện pháp xử phạt hành chính hoặc là một trong những biện pháp xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật hành chính, pháp luật hình sự.
Qua đó, người bị áp dụng biện pháp tịch thu tiền, vật, tài sản khác sẽ bị mất quyền sở hữu đối với tài sản đó. Quyền sở hữu lúc này sẽ thuộc về Nhà nước. Việc này, do những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mới được quyền áp dụng biện pháp tịch thu tiền, tài sản, vật theo luật định.
Số tiền trong người con bạc được quyền tịch thu, tạm giữ, thu giữ nếu có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc được căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP (mặc dù Nghị quyết này đã hết hiệu lực, chưa có Nghị quyết thay thế nhưng thực tế áp dụng, xét xử vẫn áp dụng tinh thần của Nghị quyết này).
Qua điện thoại, câu hỏi của người dân, được chúng tôi tạm hiểu việc tịch thu tiền khi bắt bạc của cơ quan có thẩm quyền là việc tịch thu tiền được sử dụng đối với hành vi đánh bạc trái phép. Bởi thông tin được cung cấp chưa đầy đủ. Tuy nhiên, có 2 trường hợp có thể phát sinh trên thực tế:
Trường hợp bắt bạc bị xử phạt vi phạm hành chính: Việc xử phạt vi phạm theo Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật (tiền, vật dùng để đánh bạc) khi thuộc một trong những hành vi xử phạt sau: Phạt tiền từ 200 – 500 nghìn đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề; Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật. Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép. Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
Đồng thời, phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác. Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng. Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép. Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép. Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.
Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây: Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép. Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc. Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép. Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây: Làm chủ lô, đề. Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề. Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề. Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
Xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi được quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này. Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này. Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này. Trong đó, nếu việc bắt bạc thuộc một trong những trường hợp tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều 28 nêu trên, sẽ bị tịch thu toàn bộ số tiền là tang vật của vụ việc.
Đối với trường hợp bắt bạc bị xử lý hình sự: Trước hết, nếu số tiền thu giữ được trong vụ án đánh bạc là vật chứng của vụ án được căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cá nhân có thẩm quyền (ví dụ như Thủ trưởng Cơ quan điều tra…) được quyền quyết định thu giữ, tạm giữ số tiền này. Trong khi đó, vật chứng là tiền bạc, tài sản có được do hành vi phạm tội đánh bạc sẽ bị tịch thu theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Do đó, bắt bạc được tịch thu tiền trong người con bạc nếu tiền này được xác định là đã sử dụng, hoặc sẽ sử dụng để đánh bạc trái phép. Cùng với đó, hành vi đánh bạc trái phép này bị xử lý hành chính theo Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc tiền này là vật chứng do phạm tội mà có trong vụ án hình sự. Việc tịch thu tiền trong người con bạc phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định.
Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 36, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021 của Chính phủ. Cụ thể như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Thay đổi thiết kế hoặc thông số chủ yếu của hệ thống điện, thiết bị điện mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; Lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị sử dụng điện không bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của phápluật.
Song song đó, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ theo quy định trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ; Không có hoặc không bảo đảm nguồn điện dự phòng cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt các hệ thống, thiết bị điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 điều này.
Có nhiều định nghĩa, khái niệm về pháp luật hình sự dưới góc nhìn của nhà nước, của người làm luật, người nghiên cứu luật pháp và người dân. Với người dân khi nói đến pháp luật hình sự người ta sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh tù đầy, giam cầm, lao động công ích, khổ sai … của các phạm nhân trong các nhà tù.
Qua đó, việc tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến đòi hỏi đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý, luật gia, chuyên viên tư vấn luật thuộc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) được Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE giao không chỉ giỏi về chuyên môn mà cần có kinh nghiệp thực tiễn, đã tham gia trực tiếp vào quá trình xét xử, tranh tụng tại tòa án hoặc với các cơ quan điều tra/Viện kiểm sát.
Khẳng định rằng, Luật hình sự của Việt Nam trải qua hơn 30 năm phát triển Nhà nước đã ban hành: Bộ luật hình sự năm 1999 (Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009) và Bộ luật hình sự năm 2015 với những quy định khác nhau áp dụng cho từng thời kỳ phát triển của đất nước:
Mọi vướng mắc của người dân trong lĩnh vực hình sự như: Quy định chung của luật hình sự: Hiệu lực bộ luật hình sự, đối tượng áp dụng, đồng phạm, phòng vệ chính đáng, trẻ vị thành niên phạm tôi… tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Quy định về tội phạm trong luật hình sự: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; Các tội liên quan đến xâm phạm tính mạng, nhân phẩm, sức khỏe, danh dự của con người; Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân; Các tội xâm phạm sở hữu; Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình; Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; Các tội xâm phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; Các tội phạm về môi trường; Các tội phạm về ma túy; Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng;Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và an toàn mạng viễn thông và các nhóm tội danh khác được quy định trong bộ luật hình sự.
Sự tham gia của luật sư thuộc Trung tâm trong lĩnh vực hình sự đặc biệt là với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng trên. Hoạt động bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại không chỉ là hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý.
Tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) là hoạt động cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội.Kết quả của hoạt động tư vấn pháp luật là lời khuyên, ý kiến pháp lý bằng miệng hoặc có thể bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa rộng, đó là những giải pháp cụ thể, hữu ích giúp đối tượng được tư vấn bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tổ chức và công dân; phát hiện những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, kịp thời hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Có như vậy, mới bảo đảm hành lang pháp lý vững chắc để các Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm luôn tuân thủ các quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình, bảo đảm luật sư thượng tôn pháp luật, vì công lý, vì lợi ích tốt nhất của ngườidân, doanh nghiệp và góp phần xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa…
TS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm