Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Quyền của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự quy định thế nào – Anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi là hành vi bị nghiêm cấm?
(HNTTO) – Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) và Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) vừa nhận được yêu cầu của một số người dân và doanh nghiệp. Theo đó, yêu cầu hỗ trợ và tham vấn pháp lý liên quan đến quyền của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự, người thân trong gia đình có được nhận làm con nuôi hay không?
Để giải đáp vấn đề này, Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) cho biết, quyền của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân. Đồng thời,việc ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi là hành vi bị nghiêm cấm.
Quyền của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được quy định như thế nào
Ảnh minh hoạ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Phòng thủ dân sự. Cụ thể: Cá nhân có các quyền sau đây: Tiếp cận thông tin về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật; Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do sự cố, thảm họa theo quy định của pháp luật; Được hưởng tiền công lao động khi tham gia hoạt động phòng thủ dân sự theo quyết định huy động của người có thẩm quyền; Được hoàn trả trang thiết bị, tài sản đã huy động ngay sau khi kết thúc việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa; trường hợp trang thiết bị, tài sản đã huy động bị thiệt hại hoặc tiêu hao thì được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp luật; Khi tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa nếu bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; nếu bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì được xem xét, hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
Căn cứ theo quy định khoản 3 Điều 41 của Luật Phòng thủ dân sự 2023 bao gồm: Được khen thưởng khi đạt thành tích trong hoạt động phòng thủ dân sự; Bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; Người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự: Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự theo kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương; Tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tham gia hoạt động phòng thủ dân sự khi được huy động; Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để đảm bảo an toàn trước sự cố, thảm họa; Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi sự cố, thảm họa xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống sự cố, thảm họa; giúp đỡ người bị thiệt hại do sự cố, thảm họa tại địa phương; thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc; Chấp hành hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra, vào khu vực nguy hiểm; chấp hành quyết định huy động nhân lực, trang thiết bị, tài sản để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của người có thẩm quyền;Thông báo, cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về diễn biến, thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra khi có điều kiện thực hiện.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được quy định bao gồm những quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Chị có được nhận em ruột làm con nuôi không?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ theo Điều 13 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định một số hành vi bị nghiêm cấm gồm: Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước; Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi; Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Căn cứ theo Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi: Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi; Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước; Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.
Ngoài ra, có hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bản, giấy tờ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 3 Điều này; Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này. Như vậy, khi anh, chị, em khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm.
Căn cứ Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định hệ quả của việc nuôi con nuôi, cụ thể như sau: Hệ quả của việc nuôi con nuôi: Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Với quy định này thì kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Do đó, theo quy định nêu trên, hiện pháp luật không cho phép anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
Nhằm tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, tổ chức chính trị – xã hội ở các địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan mật thiết đến người dân, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật về luật hình sự và tố tụng hình sự, phát huy tinh thần của nhân dân tuân thủ nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật…
Viện IMRIC và Viện IRLIE luôn mong muốn thông qua chương trình tham vấn này, Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) mong muốn mỗi người dân, doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn, chấp hành nghiêm pháp luật để giáo dục, động viên mọi công dân…
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân, Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân, góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật trong nhân dân, hạn chế những tranh chấp trong cộng đồng dân cư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế trong xã hội (người nghèo, cac đối tượng chính sách, trẻ em) và nhân dân trên cả nước. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Trần Danh – Kiên Cường (Tư vấn viên pháp luật Trung tâm TVPLMS)/Nguồn Viện IRLIE