Nghiên cứu trao đổi

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: 4 điều người lao động cần lưu ý nghĩ không lương – Trường hợp người lao động từ chối làm việc, vẫn được trả đủ tiền lương

(HNTTO) – Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) nhận được cuộc gọi của một người dân và doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE và một phóng viên của một đơn vị truyền thông thành viên Câu lạc bộ báo chí truyền thông và Chính sách pháp. Qua đó, nhờ tham vấn pháp lý liên quan đến Bộ luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động… 

Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thể sau: Nếu từ chối yêu cầu nghỉ không lương của người lao động trong các trường hợp đúng quy định, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền. Đồng thời, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trường hợp người lao động có quyền từ chối làm việc nhưng vẫn được trả đủ tiền lương. 

Nghỉ không lương: 4 điều người lao động người lao động và sử dụng lao động cần lưu ý

Ảnh minh hoạ

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp người lao động được nghỉ không lương bao gồm: Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn; Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Để xin nghỉ không lương theo các trường hợp trên, người lao động phải đảm bảo điều kiện sau: Phải thông báo với người sử dụng lao động: Pháp luật không quy định hình thức thông báo cụ thể nên người lao động có thể chọn thông báo bằng điện thoại, email, tin nhắn,…Phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động: Pháp luật không quy định hình thức thỏa thuận nên người lao động có thể trao đổi bằng lời, bằng văn bản hoặc hình thức khác, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.

Tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng trong một năm. Do đó,thời gian nghỉ không lương nếu có sự đồng ý của công ty thì thời gian này vẫn được tính là thời gian làm việc để tính số ngày phép năm của người lao động. Tuy nhiên, thời gian cộng dồn không quá 1 tháng trong một năm.

Tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Căn cứ khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH. Vì vậy, nếu người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động không phải đóng BHXH cho tháng đó. Thế nhưng, nếu tổng thời gian nghỉ không hưởng lương trong tháng của người lao động dưới 14 ngày làm việc thì người lao động phải tham gia BHXH đầy đủ.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động chỉ buộc phải cho người lao động nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết hoặc khi cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người đó kết hôn. Nếu muốn nghỉ thêm hoặc không lương vì lý do khác thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ.

Thời gian nghỉ không lương trong trường hợp thỏa thuận không bị pháp luật giới hạn, nhưng phải có sự đồng thuận giữa cả hai bên. Người sử dụng lao động có quyền từ chối thỏa thuận nghỉ không lương của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật. Nếu từ chối yêu cầu nghỉ không lương của người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền lên tới 5.000.000 đồng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt trên áp dụng cho cá nhân. Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt với mức tiền gấp đôi. Trường hợp người lao động xin nghỉ không lương vì các lý do khác thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

Khoản 1 Điều 35 Bộ Luật Lao động năm 2019 nêu rõ, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động. Theo đó, nếu không có thỏa thuận nào khác với người sử dụng lao động thì người lao động buộc phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước.

Quy định về thời gian báo trước cụ thể: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Làm công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên khai thác bay; người quản lý doanh nghiệp, thuyền viên…: Báo trước ít nhất 120 ngày; Làm các công việc còn lại: Báo trước ít nhất 45 ngày. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm: Làm công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên khai thác bay; người quản lý doanh nghiệp, thuyền viên…: Báo trước ít nhất 120 ngày. Làm các công việc còn lại: Báo trước ít nhất 30 ngày.

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 năm: Làm công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên khai thác bay; người quản lý doanh nghiệp, thuyền viên,…: Báo trước ít nhất ¼ thời hạn của hợp đồng lao động; Làm các công việc còn lại: Báo trước ít nhất 3 ngày làm việc; Riêng nghỉ việc với một số lý do đặc biệt như: Không được bố trí công việc theo thỏa thuận, không được trả đủ lương, bị ngược đãi, cưỡng bức lao động, đủ tuổi nghỉ hưu… thì người lao động được nghỉ việc luôn bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho phía doanh nghiệp.

Trường hợp người lao động từ chối làm việc nhưng vẫn được trả đủ tiền lương, một số điều cần quan tâm:

NLĐ từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình. Ảnh minh họa

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây: Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc; Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Do vậy, người lao động được quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nhưng vẫn được trả đủ tiền lương khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý.

Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu công ty buộc người lao động tiếp tục làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa trực tiếp đến tính mạng có thể sẽ bị xử phạt từ 30 – 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:Buộc người lao động phải làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ không đúng quy định của pháp luật; Buộc người lao động không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ không đúng quy định của pháp luật; Buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ chưa được khắc phục không đúng quy định của pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân. Vì lẻ đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu công ty buộc người lao động tiếp tục làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa trực tiếp đến tính mạng thì sẽ bị phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng.

Với việc xác định thường xuyên tổ chức buổi Đối thoại – giao lưu trực tuyến – truyền thông chính sách chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến pháp luật về Bộ luật Lao động, An toàn vệ sinh lao động”là ưu tiên hàng đầu. Đây là hoạt động truyền thông chính sách thường niên của Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE giao hai đơn vị trực thuộc Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) và Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) trong năm 2024.

 

Các luật sư của hai Trung tâm lấy thực tế về các phiên toà bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người lao động đưa vào công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ thực tế cho thấy, đối với mỗi công nhân lao động, bên cạnh việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng tay nghề để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc thì đoàn viên, người lao động cũng cần nắm rõ những kiến thức pháp luật, chế độ chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình.

Năm 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực hướng về người lao động của Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE và Trung tâm TVPLMS, Trung tâm TTLCC. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức, nhận thức pháp luật, an toàn vệ sinh lao động, nhằm góp phần nâng cao an toàn trong lao động sản xuất, bảo vệ sức khỏe người lao động…

thể thấy, việc làm này về các quy định của pháp luật về lao động, việc làm là những nội dung mà người lao động rất quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện, cơ hội để tìm hiểu, tìm “đúng” và tìm “trúng” những nội dung cần thiết để có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động và đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất.

Trong bối cảnh đó công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật, hướng tới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động trong đó đặc biệt là công tác an toàn lao động luôn được các doanh nghiệp coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

 

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động; là tiền đề, cơ sở quan trọng để tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả. Thời gian qua, Viện IMRIC và Viện IRLIE luôn đẩy mạnh công tác PBGDPL trong người sử dụng lao động và người lao động ngày càng có chiều sâu, thực chất, hiệu quả. 

Tại nhiều doanh nghiệp, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL đã được Trung tâm TVPLMS và Trung tâm TTLCC xây dựng, thường xuyên cung cấp tài liệu pháp luật liên quan trực tiếp đến người lao động. Đặc biệt, Viện IMRIC và Viện IRLIE đã chỉ đạo Trung tâm TVPLMS và Trung tâm TTLCC phối hợp với các cấp công đoàn về những giải đáp, tư vấn kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về lao động cũng như các quy định pháp luật khác cho người lao động.

Tin rằng, qua tuyên truyền, PBGDPL, hầu hết người lao động sẽ dần tiếp cận với các quy định của pháp luật, đặc biệt các nội dung pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến người lao động; dần biết sử dụng quy định pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của những người xung quanh, không vi phạm điều cấm của pháp luật, góp phần tích cực và việc phát triển kinh tế – xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Văn Hải – Tuấn Tú

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button