Nghiên cứu trao đổi

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Vượt đèn vàng có bị phạt và tước bằng lái xe – Xe không có đèn soi biển số, phạt bao nhiêu?

(HNTTO) – Mặc dù chuẩn bị bước vào ngày làm việc đầu tiên ngay sau kỳ nghĩ Tết Giáp Thìn 2024. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thành viên đã gửi thư đến Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) và Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC). Theo đó, quan tâm và cần tham vấn pháp lý liên quan đến việc lái xe của doanh nghiệp vượt đàn vàng và xe không có đèn soi biển số liệu có vi phạm pháp luật.

Dưới góc đọ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp như sau: Vượt đèn vàng có thể bị phạt tiền 6 triệu đồng và tước bằng lái xe đến 4 tháng, vì vậy các doanh nghiệp chủ phương tiện cần lưu ý để tránh vi phạm. Đồng thời, xe bị thiếu đèn soi biển số có bị phạt không? Nếu có thì phạt bao?

Vượt đèn vàng có bị phạt và tước bằng lái xe có vi phạm pháp luật hay không?

Ảnh minh hoạ

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và điều 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019 sửa đổi Quy chuẩn 41:2016), tín hiệu đèn màu vàng báo hiệu sự thay đổi từ tín hiệu đèn xanh sang đỏ.

Tín hiệu đèn vàng sáng là phải dừng lại trước vạch dừng, nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn“Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là báo hiệu được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Cũng theo Nghị định 100/2019 (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021), vượt đèn vàng là hành vi không tuân thủ hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, và mức phạt cho từng loại phương tiện khác nhau. Cụ thể, mức phạt vượt đèn vàng với ô tô: Người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng, và từ 2 đến 4 tháng nếu gây tai nạn giap thông (theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019).

Qua đó, mức phạt vượt đèn vàng với mô tô và xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Người điều khiển mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng (theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019).

Tương tự, mức phạt vượt đèn vàng với máy kéo và xe máy chuyên dùng: Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng; từ 2 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (theo điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019).

Xe không có đèn soi biển số, phạt bao nhiêu?

Ảnh minh hoạ

Đèn soi biển số là thiết bị được gắn phía sau xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô hoặc phía sau xe xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy. Đèn soi biển số có tác dụng giúp những người xung quanh có thể nhìn thấy biển số của xe khi di chuyển.

Căn cứ theo Nghị định 100/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), lỗi điều khiển xe không có đèn soi biển số là một lỗi vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông. Tùy vào loại xe thì mức phạt xử phạt lỗi không có đèn soi biển số sẽ khác nhau.

Điển hình: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô Căn cứ vào Điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2021/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe buộc phải lắp đèn soi biển số đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định; (Điểm a khoản 9 Điều 16 Nghị định 100/2021/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy. Theo Điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2021/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định như sau: Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 Nghị định 100/2021/NĐ-CP; Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương; Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải; Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, khoản 5 Điều 28 Nghị định 100/2021/NĐ-CP khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ. Căn cứ vào khoản 1 Điều 79 Nghị định 100/2021/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Căn cứ theo thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được quy định trên là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Với vai trò nhịp cầu nối của Viện IMRIC và Viện IRLIE, đối với công tác tăng cường đảm bảo an toàn giao thông trong tình hình mới gắn với hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC). Từ đó, khẳng định vai trò tham vấn pháp lý bằng nhiều hình thức như tư vấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật để bảo đảm trật tự ATGT có ý nghĩa rất lớn. Qua đó, Trung tâm luôn tham vấn có tính giáo dục, thuyết phục và tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Làm thay đổi hành vi, nhận thức ý thức chấp hành các quy định của người tham gia giao thông.

Để kéo giảm TNGT một cách bền vững và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông, hướng tới hệ thống giao thông vận tải an toàn, thuận tiện và thân thiện với môi trường. Viện IMRIC sẽ phối hợp với Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC sẽ tổ chức nhiều hội thảo khoa học, toạ đàm góp phần nhỏ nhằm đưa công tác bảo đảm trật tự, ATGT sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo dựng môi trường văn minh, an toàn.

Văn Hải – Tuấn Tú

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button