Nghiên cứu trao đổi

Luật sư Phạm Lan Thảo – Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Nêu 9 hành vi bị cấm trong Luật Căn cước – Tự đăng hình ảnh người khác là vi phạm pháp luật?

(HNTTO) – Vừa qua, có một số cá nhân, doanh nhân đã gửi thư đến Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) nêu một số vướng mắc liên quan đến Căn cước công dân và bản thân bị một số người tự ý đăng hình ảnh cá nhân lên không gian mạng xã hội…

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Phạm Lan Thảo – Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp một các cụ thể như sau:

Mới đây, Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều. Luật Căn cước sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-7-2024. Đồng thời, chưa được sự đồng ý nhưng vẫn bị đăng những clip, hình ảnh lên mạng xã hội…

9 hành vi bị cấm trong Luật Căn cước

Ảnh minh hoạ

Theo Luật Căn cước, sẽ có một số hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến thẻ căn cước, giấy chứng nhận (GCN) căn cước. Mặt khác, khi đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước thì dãy số trên thẻ CCCD có bị thay đổi không là một trong những nội dung được bạn đọc quan tâm.

So với quy định của Luật CCCD năm 2014, những hành vi bị nghiêm cấm của Luật Căn cước có một số thay đổi, bổ sung. Trong đó, những hành vi bị nghiêm cấm này không chỉ người dân mà ngay cả các cán bộ, những người tham gia vào công tác quản lý cũng như thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến căn cước cũng có quy định.

Căn cứ theo Điều 7 Luật Căn cước quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau: Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, GCN căn cước trái quy định của pháp luật. Giữ thẻ căn cước, GCN căn cước trái quy định của pháp luật.

Nhũng nhiễu, gây phiền hà, phân biệt đối xử khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, CSDL quốc gia về dân cư và CSDL căn cước. Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về căn cước, thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư và CSDL căn cước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không chính xác, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về căn cước, CSDL quốc gia về dân cư và CSDL căn cước.

Không thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước khi đã đủ 14 tuổi trở lên đối với công dân Việt Nam. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi khác gây cản trở, rối loạn hoạt động của cơ sở hạ tầng thông tin CSDL quốc gia về dân cư và CSDL căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung thẻ căn cước, căn cước điện tử, GCN căn cước; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước, căn cước điện tử, GCN căn cước của người khác; thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước, GCN căn cước; sử dụng thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, GCN căn cước giả.

Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán hoặc thực hiện các hoạt động khác liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân trong CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử trái quy định của pháp luật. Khai thác, chia sẻ, mua bán, trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu trong CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Có thể thấy, không chỉ thẻ căn cước, CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước, căn cước điện tử… có những quy định bị nghiêm cấm, mà ngay cả GCN căn cước cũng không ngoại lệ. Vì vậy, dù là công dân Việt Nam hay người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch… cũng cần tuân thủ các quy định của Luật Căn cước. Người dân không nên thực hiện những hành vi bị nghiêm cấm vì bất kỳ lý do nào. Đặc biệt, với trẻ em đủ 14 tuổi buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước để tránh vi phạm pháp luật.

Hiện nay, số định danh cá nhân được xác lập từ CSDL quốc gia về dân cư của một công dân Việt Nam chính là dãy 12 số trên thẻ CCCD khi công dân được cấp thẻ CCCD. Theo Điều 13 Nghị định 137/2015, số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, TP trực thuộc Trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Căn cứ Điều 12 Luật Căn cước, số định danh cá nhân của công dân Việt Nam cũng là dãy số tự nhiên gồm 12 số do CSDL quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và xác lập cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam dùng để cấp thẻ căn cước…Do đó, khi đổi sang thẻ căn cước thì không đổi số định danh (số trên thẻ CCCD).

Tự đăng hình ảnh người khác là vi phạm pháp luật?

Ảnh minh hoạ

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp 2013 và Điều 32, Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ về quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Qua đó, quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền bất khả xâm phạm, khi sử dụng hình ảnh của người khác phải có sự đồng ý của người đó, trong trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tương tự, tại Điều 32 Bộ luật dân sự đã quy định về trường hợp mà người dân có quyền ghi hình mà không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ chỉ trong hai trường hợp sau: Khi hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Khi hình ảnh được ghi lại từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác, mà không gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người có hình ảnh. Hành vi ghi hình này được thực hiện trong trường hợp không bị ràng buộc bởi các quy định và yêu cầu khác.

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 của Điều 11 trong Thông tư 67/2019/TT-BCA của Bộ Công an, người dân cũng có quyền chụp hình hoặc quay phim để giám sát cảnh sát giao thông trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc quay phim phải tuân thủ các điều kiện. Do đó, hành vi quay phim, chụp ảnh khi chưa có sự đồng ý của người khác và không thuộc các trường hợp ngoại lệ là một hành vi vi phạm quyền cá nhân về hình ảnh và quyền riêng tư, bí mật cá nhân.

Theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015, trường hợp cố tình sử dụng hình ảnh của người khác mà không có sự đồng ý của người đó nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó, tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, cá nhân này còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại những chi phí sau: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút và một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trong suốt thời gian gần đây, Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE làm nhịp cầu nối giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong đó có Luật Căn cước công dân; Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công và các văn bản ph áp luật có liên quan. Qua đó, nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sớm tiếp thu được nhiều nội dung quan trọng để từ đó áp dụng thực hiện theo đúng quy định pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội văn minh giai đoạn hiện nay.

Theo Luật sư Phạm Lan Thảo cho rằng việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhất là việc tự ý. Sử dụng hình ảnh người khác trên mạng Internet là một hình thức tuyên truyền hiện đại nhằm truyền tải những thông tin, yêu cầu, nội dung các quy định pháp luật đến với ngư­ời dân, giúp cho ngư­ời dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu. Có nhiều cách thức khác nhau để thực hiện tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet, dưới đây là một số mô hình, cách thức tuyên truyền phổ biến.

Thông qua việc hỏi đáp pháp luật là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả. Các câu hỏi về pháp luật có nhiều dạng, có thể là câu hỏi trực tiếp (ví dụ như “tội phạm là gì?”, “thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân được pháp luật quy định như thế nào?”) hoặc câu hỏi gián tiếp thông qua một tình huống, một sự kiện xảy ra trong thực tế. Nhất là các câu hỏi trực tiếp thường dùng để giải thích các khái niệm hoặc thuật ngữ pháp lý, các vấn đề có tính lý thuyết. Vì thế, câu trả lời đối với câu hỏi trực tiếp thường gồm hai phần: giải thích khái niệm sau đó đưa ra ví dụ minh họa. Tuy nhiên, dù dưới dạng nào thì câu hỏi và câu trả lời cũng cần ngắn gọn, rõ ràng, tránh dài dòng, gây rối và khó hiểu cho người đọc.

Hiện nay, Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua những chuyên mục chuyên sâu có nội dung mang tính xây dựng những chuyên mục đi sâu phân tích các tình huống cụ thể dưới góc độ pháp luật. Theo Luật sư Thảo cách làm này mang lại hiệu quả cao, người đọc dễ hiểu và dễ nhớ. Những trả lời của đội ngũ luật sư, luật gia, chuyên gia, các nhà khoa học, các tư vấn viên, cộng tác viên tư vấn pháp luật trong hai viện và trung tâm về pháp luật, những tình huống mâu thuẫn có thật thực tiễn tham dự các phiên toà đã được phân tích dưới góc độ pháp luật có thể giúp chuyển tải kiến thức pháp luật một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ tới người người dân và doanh nghiệp.

Tin rằng, thông qua các ấn phẩm in, các trang mạng xã hội, các trang tin điện tử để Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC thực hiện tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet rất mong ngừoi dân, doanh nghiệp và các tổ chức lưu tâm để hiểu thấu đáo, sống làn việc luôn thượng tôn pháp luật…

Văn Hải – Tuấn Tú (CTV TVVPL thuộc Trung tâm TTLCC)

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button