Nghiên cứu trao đổi

Văn hóa phóng viên ảnh: Đóng vai trò quan trọng trong tác nghiệp

(HNTTO) – Văn hóa của người phóng viên ảnh đóng vai trò quan trọng trong lúc tác nghiệp, có nhiều dạng phóng viên ảnh như phóng viên ảnh nội chính Đảng, phóng viên ảnh văn hóa xã hội, phóng viên ảnh cơ sở hiện trường, và mỗi dạng phóng viên ảnh đều có những nhiệm vụ và tác phong ăn mặc, cách thức tác nghiệp khác nhau.

Phóng viên nội chính thường ăn mặc gọn gàng lịch sự theo như các chính khách để cùng hòa mình vào sự kiện. Phóng viên văn hóa xã hội thường ăn mặc áo phong đen, quần rộng, đi dày đế thấp, mục đích để dễ di chuyển, và thao tác, tác nghiệp thỏa mái, áo quần tối màu để chìm vào trong đám đông mới dễ dàng bắt được khoảnh khắc trong từng chi tiết sự kiện. Phóng viên hiện trường thì ăn mặc và phong cách được lỏng lẻo và tự do hơn miễn sao phù hợp và dễ tác nghiệp trong mọi thời tiết và địa hình.

NSNA – Phó trưởng VPĐD Bắc Trung Bộ TC Nhiếp ảnh và Đời Sống Hoàng An là một tấm gương điển hình

Chia sẻ về điều này, NSNA – Phó trưởng VPĐD Bắc Trung Bộ TC Nhiếp ảnh và Đời Sống Hoàng An cho biết thông thường các phóng viên ảnh được đào tạo bài bản về cách tác nghiệp, từ cách ăn mặc lịch sự, di chuyển khi đang tác nghiệp trong các sự kiện, đến việc sử dụng các tiêu cự ống kính và thấu hiểu các thông số kỷ thuật trên máy ảnh để chụp được những bức ảnh tốt nhất. Đặc biệt, khi chụp các chính khách, nhà lãnh đạo, phóng viên ảnh thường tắt tiếng bíp, giữ đường nét chính xác, bấm liên thanh và khi chụp được khoảnh khắc rồi di chuyển về đúng vị trí đảm bảo trật tự, an ninh. Đáng chú ý, khi chụp ảnh trong lễ chào cờ trong các sự kiện, phóng viên ảnh không được di chuyển, không đứng phía trên chụp xuống, mà chỉ nấp vào một vị trí sao cho không làm mất đi sự trang trọng, nghiêm trang của buổi lễ, chụp xong rồi thì phải đứng nghiêm trang cùng chào cờ, xong chào cờ mới di chuyển về vị trí khu vực phóng viên.

Tuy nhiên, không phải tất cả các phóng viên ảnh đều tuân thủ đúng tác phong văn hóa này. Đặc biệt. là trong nhóm phóng viên văn hóa xã hội và phóng viên cơ sở hiện trường, thường xuất hiện tình trạng chạy lăng xăng mất trật tự, ăn mặc chưa phù hợp. Điều này có thể ảnh hưởng đến độ nghiêm trang, long trọng của các sự kiện và rỏ ràng mọi  người sẻ đánh giá về độ chuyên nghiệp của họ.

Theo Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Hoàng An phóng viên ảnh cũng nên trang bị cho mình các thiết bị ghi hình phù hợp để hạn chế di chuyển làm mất trật tự, như tiêu cự ống kính, có thể 2 đến 3 máy có gắn các ống kính đủ tiêu cự xa, gần, rộng, hẹp, Flaycam để thực hiện cảnh toàn…

Theo đó, để xây dựng văn hóa cho người phóng viên ảnh làm đúng vai trò của mình, cần có sự lựa chọn hỗ trợ, chỉ dẫn từ phía ban tổ chức, bộ phận phụ trách truyền thông, lực lượng an ninh cũng như sự nhận thức và tuân thủ từ các phóng viên ảnh trong từng sự kiện. Qua việc văn hóa tác phong và tuân thủ những quy định các tác phong trong tác nghiệp, người phóng viên ảnh có thể xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp  và đáng tin cậy trong mắt công chúng.

Trao đổi với chúng tôi, Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) thẳng thắn nhìn nhận mỗi cơ quan báo chí, mỗi người làm báo có văn hóa nhát là các nghệ sỹ. nhiếp ảnh sẽ ý thức được trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động, tác nghiệp vì mục đích tận hiến với nghề; cho ra đời những tác phẩm ảnh chất lượng, tích cực, lan tỏa giá trị nhân văn, văn hóa. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới, đi lên của đất nước, báo chí Việt Nam nói chung và các nghệ sỹ nhiếp ảnh, các phóng viên ảnh luôn xứng đáng là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị, truyền thống văn hóa tốt đẹp, nâng cao nhận thức của nhân dân, bồi đắp nền tảng tinh thần xã hội.

Ngoài ra, văn hóa của người làm báo không phải là điều gì đó cao siêu, trừu tượng. Báo chí nhân văn là báo chí thực hiện đúng chức trách, tôn chỉ mục đích, hoạt động theo pháp luật và có tính toán đến tác động của thông tin với độc giả và với chính nhân vật

Ông Hồ Minh Sơn khẳng định, văn hoá báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, những sự thay đổi trong cách thức đưa tin, đưa ảnh, kể về câu chuyện du lịch, văn hoá bằng hình ảnh rất dễ chạm đến trái tim ngừoi thưỡng lãm. Ở giai đoạn phát triển nào của báo chí, ảnh báo chí, văn hoá báo chí cũng là phương tiện thông tin thị giác lớn nhất, giúp độc giả nhanh chóng và dễ dàng tiếp nhận thông tin, giúp truyền tải những thông tin mà văn bản chưa thể nói hết được. Xu thế văn hoá, ảnh trong báo chí thể hiện rõ qua việc lựa chọn nội dung, phương tiện và hình thức trong tác nghiệp ảnh đang phổ biến ở các hãng thông tấn trên thế giới.

Trong đó, chiều sâu của văn hóa báo chí là các giá trị góp phần tạo nên động lực nội sinh và hệ điều tiết sự phát triển. Nhiều phóng. Sự ảnh thể hiện loại hình văn hóa dân gian truyền thống cạnh tranh với những loại hình văn hóa giải trí hiện đại, công nghệ thông tin, nền tảng công nghệ đa phương tiện phát triển mạnh…tất nhiên để có các bài viết này phóng viên văn hóa sẽ phải tìm hiểu kỹ hơn, có sự đầu tư công phu hơn.

Tin rằng, phóng viên văn hóa, nhiếp ảnh là một bộ phận quan trọng trong hoạt động báo chí, những cách tiếp cận vấn đề ở nhiều góc nhìn mang đến sự phong phú đa dạng cho công chúng về văn hóa. Nhiều tác phẩm ở nhiều loại hình báo chí khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung là tôn vinh những người đang lưu giữ, bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Cùng với đó, mỗi tác phẩm báo chí về văn hóa sẽ góp phần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, từ đó gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa truyền thống, đưa nét đẹp văn hoá truyền thống lan rộng trong đời sống xã hội.

Trần Danh

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button