Học sinh trường PTTH Lê Thánh Tôn tái hiện dòng chảy văn hóa Việt qua dự án dạy học phát triển năng lực “Dòng chảy văn học”
(HNTTO) – Dưới hình thức sân khấu hóa, tổ Ngữ văn trường PTTH Lê Thánh Tôn (quận 7, TP.HCM) đã tái hiện nhiều tác phẩm văn học chủ đề “Dòng chảy văn học”, từ đó tạo nên những góc nhìn mới sáng tạo hơn, độc đáo hơn, thúc đẩy sự hứng thú và niềm đam mê trong học tập cho học sinh…
Ngày 15/11.2023, Trường THPT Lê Thánh Tôn (quận 7, TP HCM), đã tổ chức chương trình dạy học phát triển năng lực “Dòng chảy văn học” là một chủ đề được dạy học theo dự án của cô Nguyễn Thị Thanh Hoa và thầy Hà Văn Vụ của tổ Văn. Dự án tạo cho học sinh sự phấn khích đam mê từ những tác phẩm tiêu biểu của văn học cổ đại đến trung đại và hiện đại. Buổi báo cáo kết quả dự án được các em thể hiện bằng sân khấu hóa dưới hội diễn văn nghệ…với sự tham gia đông đảo học sinh, phụ huynh và các thầy, cô giáo. “Dòng chảy văn học” là một sự kiện của tổ ngữ văn trường THPT Lê. Thánh Tôn, được tổ chức dưới hình thức hội diễn văn nghệ.
Chương trình tập hợp nhiều tiết mục đặc sắc được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi chính các em học sinh trong trường. Theo đó, chương trình tái hiện lại dòng chảy văn học dân gian với nhiều loại hình nghệ thuật đa dạng… Chia sẻ về điều này, đại diện tổ ngữ văn cho biết chương trình “Dòng chảy văn học” không còn đơn thuần là một chương trình văn nghệ mà đã trở thành một buổi giao lưu văn hóa, giúp các học sinh khám phá rõ hơn về nét đẹp văn hóa dân tộc, đem lại cái nhìn tổng quan nhưng cũng không kém phần sâu sắc về đời sống tinh thần, niềm tự hào của người dân Việt Nam tự bao đời nay. Đặc biệt, đây là cơ hội để học sinh nhà. Trường được tiếp cận với nền văn học dân gian dưới một góc nhìn mới sáng tạo hơn, độc đáo hơn, thúc đẩy sự hứng thú và niềm đam mê trong học tập.
Có thể thấy, “Dòng chảy văn học” dường như đã cho phép các em học sinh được thể hiện năng khiếu, sở trường cũng như niềm yêu thích của mình đối với văn hóa dân tộc. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các em học hỏi, thực hành cách thức tổ chức một sự kiện hoàn chỉnh, trau dồi năng lực lãnh đạo và chủ động phát huy nhằm tìm ra những thế mạnh cũng như điểm yếu của bản thân. Ngoài ra, đây là dịp để tất cả học sinh, quý thầy cô giáo được trao đổi, giao lưu, chia sẻ ý kiến cá nhân của mình về một phương diện nghệ thuật dân tộc…
Trường PTHH Lê Thánh Tôn luôn mong muốn học sinh có cái nhìn sâu sắc và chân thực hơn về giá trị của các tác phẩm văn học đã được học, đã được nghe, được đọc nhằm bồi đắp thêm về tình yêu đối với văn học Việt Nam. Chủ đề “Dòng chảy văn học”, các em học sinh đã cùng nhau tạo ra các mô hình, tranh vẽ, poster, … về các sự tích, các câu chuyện lịch sử hào hùng, các câu chuyện cổ tích ý nghĩa,… để cùng giới thiệu, lan rộng thông điệp tới mọi người.
Thầy Phan Hường – Hiệu trưởng trường PTTH Lê Thánh Tôn cho rằng những năm gần đây, giữa tác phẩm văn học và những vấn đề xã hội dường như đã tìm được những điểm gặp gỡ tuyệt vời. Và ở đâu đó, trong các tác phẩm văn chương, người đọc, người xem đã từng gặp, từng cảm nhận được. Tính thời sự đã giúp cho văn học tiến gần hơn, đi sâu vào đời sống xã hội để phản ánh một cách chân thực bức tranh cuộc sống vô cùng sinh động và hối hả. Trường PTTH Lê Thánh Tôn xem việc dạy và học văn hiện đã khác rất nhiều. Dưới sự tác động không nhỏ của khoa học công nghệ, các thầy cô giáo đã không ngừng thay đổi phương pháp giảng dạy trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học Ngữ văn. Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ như máy tính xách tay, màn hình trình chiếu…giúp thầy cô, học sinh khai thác tối đa tư liệu về tác phẩm văn học, giúp cho giờ học trở nên sinh động, lý thú và hấp dẫn. Đặc biệt, chương trình “Dòng chảy văn học” của tổ Ngữ văn như một cách dạy học tích hợp văn học còn giúp học sinh mở rộng địa bàn tri thức, coi đó là cách để hiểu sâu hơn tác phẩm văn học giữa dòng chung của lịch sử xã hội. Điều đó đã tạo sức hút cho giờ học, từ đó, góp phần không nhỏ đưa tác phẩm văn học đến gần với sân khấu điện ảnh, xóa đi ranh giới giữa văn học và các loại hình nghệ thuật.
Dưới góc nhìn chuyên gia, TS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng bước vào thời đại công nghệ 4.0, dòng chảy của văn học tuy vẫn mải miết về phía trước nhưng đã và đang mang một sắc màu mới, sự tiếp nhận, thưởng thức văn chương của độc giả cũng thay đổi. Từ đó, dạy và học văn học trong nhà trường phổ thông cũng có chiều hướng khác trước. Văn học là những dòng chảy ngầm nhưng mạnh mẽ, biến đổi linh hoạt theo thời đại, theo những thay đổi của cuộc sống xã hội, chứ không bị ngắt quãng, dừng mạch. Thông qua chương trình “Dòng chảy văn học” của Trường PTTH Lê Thánh Tôn, tôi cho rằng hầu hết bất cứ aichắc hẳn đều đã gắn với những bài học bổ ích, những trang sách đầy giá trị ý nghĩa về cuộc sống.Chương trình này đều có nội dung hướng đến giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh ở mọi lứa tuổi khác nhau …Ông Sơn, nhấn mạnh: “Thời đại công nghệ 4.0 đã và đang tạo môi trường mới cho sự tồn tại và phát triển của tác phẩm văn học. Trong dòng chảy hối hả của đời sống xã hội, chúng ta luôn cần sự tiếp nhận văn học đúng hướng, đúng mục đích trên cơ sở những tác động tích cực mà thời đại công nghệ thông tin đem lại”. Tin rằng, chương trình “Dòng chảy văn học” sẽ giúp các học sinh cảm thụ sâu hơn các tác phẩm văn học bằng trái tim, lý trí và tâm hồn mình, hướng đến những giá trị đích thực mà văn học mang lại, tạo sự kết nối vững chắc giữa văn học và cuộc sống.
Thanh Việt