Ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE: Hành vi sống ảo đua xe để khoe ‘chiến tích’ trên mạng xã hội – Hậu quả khôn lường
(HNTTO) – Có thể thấy, đối với hành vi điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, bốc đầu, đua xe…sau đó đăng lên mạng xã hội gây ảnh hưởng và để lại hệ lụy cho xã hội, đe dọa an toàn của người tham gia giao thông. Đặc biệt, hành vi này còn gây hệ lụy kéo dài, ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của giới trẻ. Đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra làm ảnh hưởng đến tính mạng của người tham giao giao thông.
Công an thị xã Phú Mỹ khởi tố nhóm thanh niên tụ tập gây rối, quay clip đưa lên mạng xã hội Titok. Ảnh: Công an cung cấp
Điển hình, theo điều tra của Công an TX Phú Mỹ, tỉnh BRVT, vào chiều 25/3, nhóm đối tượng đi 3 ô tô từ Bình Dương đến Vũng Tàu chơi. Khuya cùng ngày, tại đường 2 Tháng 9 (phường 11, TP Vũng Tàu), các đối tượng dừng xe, rủ nhau quay video đua ô tô để đăng lên mạng xã hội. Các đối tượng thay nhau rồ ga diễn cảnh 2 ô tô xuất phát trong cuộc đua tốc độ, xoay vòng trên đường, khói từ lốp xe bốc lên mù mịt để ghi hình; rồi đăng video lên mạng xã hội.
Chỉ trước đó 2 ngày, ngày 8/11, Công an Thủ Đức (TP HCM) cũng tạm giữ nhóm đối tượng 3 nam thanh niên để điều tra, xử lý về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”. Các đối tượng khai “muốn thể hiện bản thân, quay clip tung lên trên mạng xã hội để nhiều người biết đến” nên tự ghi hình một số màn “biểu diễn” xe máy nguy hiểm như bốc đầu xe, vừa bốc đầu vừa thả 2 tay, chở 3 để bốc đầu… Nơi diễn ra các màn “biểu diễn” là Khu đô thị Thủ Thiêm. Tại Tiền Giang, ngày 24/10, nhóm thanh niên “làm xiếc” với xe máy trên QL1 rồi quay clip tự đưa lên mạng, cũng bị bắt để điều tra về hành vi tương tự.
Chia sẻ về điều này, Ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Phó giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cho rằng nguyên nhân đầu tiên phải nói đến tâm lý của lứa tuổi này luôn thích khẳng định mình; đặc biệt lứa tuổi này hay tham gia vào những nhóm bạn, nếu như nhóm bạn chỉ thích đua xe thì những thanh niên này sẽ bị ảnh hưởng theo xu hướng đó. Qua đó, khi xuất hiện mạng xã hội, những clip gây cấn, mang tính hành động như vậy thì luôn thu hút người xem và nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều thanh niên khác. Thậm chí có thanh niên bị tai nạn giao thông, tử vong, bạn bè của những thanh niên đó đến nẹt pô coi như là tiễn biệt và cũng được gia đình chấp nhận điều đó. Từ đó, tạo ra một xu hướng trong giới trẻ. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại.
Khuyến nghị về điều này, ông Hoàng Thanh Quý cho biết các vụ tai nạn là hồi chuông cảnh tỉnh với một số người thích thể hiện bằng việc “làm xiếc” với xe máy trên đường phố. Những hành động như bốc đầu, lạng lách, đánh võng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Nếu xảy ra tai nạn sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân cũng như người tham gia giao thông. Điều đáng nói, mặc dù các ngành chức năng đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục và xử phạt nhưng tình trạng nhiều thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách, đánh võng rồi tung clip lên mạng xã hội như khoe “chiến tích” vẫn xảy ra, gây bức xúc trong nhân dân. Những đối tượng này chỉ vì muốn chứng tỏ khả năng máu lửa của mình một cách vô ý thức, thể hiện với chúng bạn nên mặc dù biết việc làm này vô cùng nguy hiểm và vi phạm pháp luật nhưng vẫn bất chấp.
Mặc dù, các cơ quan cũng đã xử lý những người vi phạm nhưng việc xử lý chưa đủ sức răn đe nhiều so với sức hút của mạng xã hội, vì vậy ông Hoàng Thanh Quý khuyến nghị thêm nếu nói về giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông, rồi giáo dục từ gia đình, nhà trường để trang bị cho các em những kỹ năng để hướng các em đến những hoạt động tích cực thì chúng ta đã làm từ lâu rồi nhưng thực sự chưa hiệu quả và cần làm đồng bộ. Nhưng cái trọng yếu nhất là xử phạt thật nặng để thay đổi nhận thức tới đây. Tốt nhất với những trường hợp như vậy nên tịch thu phương tiện, kể cả người giao phương tiện cho thanh niên này cũng phải chịu liên đới trách nhiệm. Đặc biệt là các chủ mạng xã hội làm thể nào để thanh lọc các clip vi phạm pháp luật, mới tạo ra môi trường trong sạch trên không gian mạng. Và các cơ quan an ninh mạng cũng cần can thiệp để kịp thời xử lý những đối tượng này”.
Theo ông Quý, các vấn đề sống ảo hiện đang thu hút sự quan tâm của cả xã hội, đặc biệt là đối với một số thanh niên. Tuy nhiên, lối sống này mang lại rất nhiều tác động tiêu cực tới cuộc sống. Một bộ phận giới trẻ có một lối sống quá phụ thuộc vào mạng xã hội, thiếu sự liên hệ cần có với thực tại. Các hệ lụy của lối sống ảo là rất nghiêm trọng, có những trường hợp dẫn tới phạm tội. Trước những thực trạng trên, đã đến lúc cần cảnh giác và tránh xa những tác hại của lối sống ảo. Thay vì dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội nên tập trung vào cuộc sống thực tại, học tập và giao tiếp trực tiếp với những người xung quanh. Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và cẩn trọng, trân trọng những giá trị đích thực của cuộc sống.
Ông Quý khẳng định, thời gian qua lực lượng chức năng vẫn thường xuyên xây dựng kế hoạch để siết chặt và xử lý các đối tượng gây rối trât tự công cộng, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; đặc biệt là hướng đến các chế tài xử phạt nghiêm minh nhằm xử lý triệt để và chấn chỉnh ý thức của giới trẻ. Các lực lượng, đặc biệt là lực lượng CSGT đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm 2023. Đồng thời, quatheo dõi hoạt động của các nhóm này trên các trang mạng xã hội để từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp, ngăn chặn ngay từ đầu để tránh hậu quả đáng tiếc. Ngoài vi phạm hành chính, nếu đủ yếu tố cấu thành hành vi gây rối trật tự công cộng thì sẽ cũng cố hồ sơ để khởi tố, răn đe về hình sự thì mới triệt để.
Có thể thấy, trong bối cảnh tai nạn giao thông có dấu hiệu gia tăng, cướp đi sinh mạng của nhiều người hàng ngày, đang là hồi chuông báo động với mỗi người, mỗi nhà. Bất cứ hành vi nào gây mất trật tự an toàn giao thông vì thế đều phải bị lên án và xử lý rốt ráo.
Dịp này, ông Hoàng Thanh Quý cho rằng đối với những người nổi tiếng, có ảnh hưởng đến xã hội, hành vi này còn nguy hiểm hơn nhiều. Các động tác điều khiển xe mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng nếu được chủ ý đăng tải trên mạng xã hội sẽ gây tò mò, kích thích nhiều người trẻ bắt trước và làm theo. Đây có thể sẽ thành trào lưu, gây mất an ninh trật tự xã hội; uy hiếp người đi đường và người dân sống quanh khu vực. Vì vậy, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tiến tới hạn chế và đẩy lùi tai nạn giao thông do hành vi tụ tập đua xe trái phép, điều khiển xe nguy hiểm. Mỗi gia đình khi giao xe cho con cái cần làm rõ con mình sử dụng phương tiện vào việc gì, làm gì, ở đâu, nhất là vào đêm hôm khuya khoắt.
Cũng theo ông Quý cần thường xuyên nhắc nhở con em về việc chấp hành an toàn giao thông. Nếu các em có biểu hiện bắt chước, học đòi bạn bè độ xe, rồi tụ tập đua xe, lạng lách, đánh võng cần kiên quyết không cho sử dụng phương tiện; thậm chí là báo lực lượng chức năng để ngăn chặn từ xa; giáo dục để con em tỉnh ngộ, không hành động sai trái. Lực lượng chức năng, nhất là cảnh sát giao thông hiện đã tăng cường ra quân trấn áp các hành vi vi phạm này. Bởi các đối tượng đua xe trái phép thông qua các nhóm kín trên mạng xã hội, luôn tìm cách che giấu việc tổ chức đua xe trái phép nên công tác mật phục, điều tra, nắm bắt cũng cần được làm thường xuyên để phát hiện.
Ông Hoàng Thanh Quý chia sẻ thêm đối với các lò độ, chế xe gắn máy ở mức độ nào đó chính là sự tiếp tay cho hành động nguy hiểm này vì thế cũng phải bị kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm. Riêng các hành động bốc đầu xe, biểu diễn lái xe không đúng quy định đưa lên mạng xã hội cũng phải bị lên án và thậm chí là truy tố theo luật định. Như vậy, nếu luật pháp không được thực thi triệt để; thỏa hiệp với các hành vi lệch chuẩn trong sử dụng và điều khiển phương tiện giao thông nhất là đối với xe mô tô, gắn máy. Hậu quả từ các vụ tai nạn giao thông do các hành vi này để lại còn nhức nhối và đau lòng hơn nữa với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Cùng với đó, tuổi trẻ, ai cũng có một giây phút nào đó nông nổi, bồng bột, ngông cuồng. Đặt ví dụ bất kỳ thanh niên nào đó, nếu có lỡ một lần “bốc đầu” xe máy trên đường, thì cùng lắm chỉ bị phạt hành chính nếu bị lực lượng chức năng bắt quả tang, hoặc bị người khác ghi hình phản ánh. Nhưng nếu vi phạm rồi tự ghi hình và đăng lên mạng rồi còn “tự hào” về hành vi đó, thì lại là chuyện khác, có thể là hình sự.
Tin rằng, cách xử lý với những vụ việc nêu trên của các cơ quan chức năng trong thời gian gần đây là lời cảnh tỉnh cho những người sử dụng mạng xã hội, cho giới trẻ, cần cân nhắc kỷ đừng lầm tưởng mạng xã hội là “ảo” nên có thể “phủi tay”. Dù là trên mạng hay ngoài đời thực, ai cũng phải chịu trách nhiệm với bất kỳ lỗi lầm nào bản thân mình gây ra.
Văn Hải – Trần Danh/Viện IRLIE
Có thể thấy, đối với hành vi điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, bốc đầu, đua xe…sau đó đăng lên mạng xã hội gây ảnh hưởng và để lại hệ lụy cho xã hội, đe dọa an toàn của người tham gia giao thông. Đặc biệt, hành vi này còn gây hệ lụy kéo dài, ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của giới trẻ. Đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra làm ảnh hưởng đến tính mạng của người tham giao giao thông.
Công an thị xã Phú Mỹ khởi tố nhóm thanh niên tụ tập gây rối, quay clip đưa lên mạng xã hội Titok. Ảnh: Công an cung cấp
Điển hình, theo điều tra của Công an TX Phú Mỹ, tỉnh BRVT, vào chiều 25/3, nhóm đối tượng đi 3 ô tô từ Bình Dương đến Vũng Tàu chơi. Khuya cùng ngày, tại đường 2 Tháng 9 (phường 11, TP Vũng Tàu), các đối tượng dừng xe, rủ nhau quay video đua ô tô để đăng lên mạng xã hội. Các đối tượng thay nhau rồ ga diễn cảnh 2 ô tô xuất phát trong cuộc đua tốc độ, xoay vòng trên đường, khói từ lốp xe bốc lên mù mịt để ghi hình; rồi đăng video lên mạng xã hội.
Chỉ trước đó 2 ngày, ngày 8/11, Công an Thủ Đức (TP HCM) cũng tạm giữ nhóm đối tượng 3 nam thanh niên để điều tra, xử lý về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”. Các đối tượng khai “muốn thể hiện bản thân, quay clip tung lên trên mạng xã hội để nhiều người biết đến” nên tự ghi hình một số màn “biểu diễn” xe máy nguy hiểm như bốc đầu xe, vừa bốc đầu vừa thả 2 tay, chở 3 để bốc đầu… Nơi diễn ra các màn “biểu diễn” là Khu đô thị Thủ Thiêm. Tại Tiền Giang, ngày 24/10, nhóm thanh niên “làm xiếc” với xe máy trên QL1 rồi quay clip tự đưa lên mạng, cũng bị bắt để điều tra về hành vi tương tự.
Chia sẻ về điều này, Ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Phó giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cho rằng nguyên nhân đầu tiên phải nói đến tâm lý của lứa tuổi này luôn thích khẳng định mình; đặc biệt lứa tuổi này hay tham gia vào những nhóm bạn, nếu như nhóm bạn chỉ thích đua xe thì những thanh niên này sẽ bị ảnh hưởng theo xu hướng đó. Qua đó, khi xuất hiện mạng xã hội, những clip gây cấn, mang tính hành động như vậy thì luôn thu hút người xem và nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều thanh niên khác. Thậm chí có thanh niên bị tai nạn giao thông, tử vong, bạn bè của những thanh niên đó đến nẹt pô coi như là tiễn biệt và cũng được gia đình chấp nhận điều đó. Từ đó, tạo ra một xu hướng trong giới trẻ. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại.
Khuyến nghị về điều này, ông Hoàng Thanh Quý cho biết các vụ tai nạn là hồi chuông cảnh tỉnh với một số người thích thể hiện bằng việc “làm xiếc” với xe máy trên đường phố. Những hành động như bốc đầu, lạng lách, đánh võng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Nếu xảy ra tai nạn sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân cũng như người tham gia giao thông. Điều đáng nói, mặc dù các ngành chức năng đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục và xử phạt nhưng tình trạng nhiều thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách, đánh võng rồi tung clip lên mạng xã hội như khoe “chiến tích” vẫn xảy ra, gây bức xúc trong nhân dân. Những đối tượng này chỉ vì muốn chứng tỏ khả năng máu lửa của mình một cách vô ý thức, thể hiện với chúng bạn nên mặc dù biết việc làm này vô cùng nguy hiểm và vi phạm pháp luật nhưng vẫn bất chấp.
Mặc dù, các cơ quan cũng đã xử lý những người vi phạm nhưng việc xử lý chưa đủ sức răn đe nhiều so với sức hút của mạng xã hội, vì vậy ông Hoàng Thanh Quý khuyến nghị thêm nếu nói về giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông, rồi giáo dục từ gia đình, nhà trường để trang bị cho các em những kỹ năng để hướng các em đến những hoạt động tích cực thì chúng ta đã làm từ lâu rồi nhưng thực sự chưa hiệu quả và cần làm đồng bộ. Nhưng cái trọng yếu nhất là xử phạt thật nặng để thay đổi nhận thức tới đây. Tốt nhất với những trường hợp như vậy nên tịch thu phương tiện, kể cả người giao phương tiện cho thanh niên này cũng phải chịu liên đới trách nhiệm. Đặc biệt là các chủ mạng xã hội làm thể nào để thanh lọc các clip vi phạm pháp luật, mới tạo ra môi trường trong sạch trên không gian mạng. Và các cơ quan an ninh mạng cũng cần can thiệp để kịp thời xử lý những đối tượng này”.
Theo ông Quý, các vấn đề sống ảo hiện đang thu hút sự quan tâm của cả xã hội, đặc biệt là đối với một số thanh niên. Tuy nhiên, lối sống này mang lại rất nhiều tác động tiêu cực tới cuộc sống. Một bộ phận giới trẻ có một lối sống quá phụ thuộc vào mạng xã hội, thiếu sự liên hệ cần có với thực tại. Các hệ lụy của lối sống ảo là rất nghiêm trọng, có những trường hợp dẫn tới phạm tội. Trước những thực trạng trên, đã đến lúc cần cảnh giác và tránh xa những tác hại của lối sống ảo. Thay vì dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội nên tập trung vào cuộc sống thực tại, học tập và giao tiếp trực tiếp với những người xung quanh. Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và cẩn trọng, trân trọng những giá trị đích thực của cuộc sống.
Ông Quý khẳng định, thời gian qua lực lượng chức năng vẫn thường xuyên xây dựng kế hoạch để siết chặt và xử lý các đối tượng gây rối trât tự công cộng, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; đặc biệt là hướng đến các chế tài xử phạt nghiêm minh nhằm xử lý triệt để và chấn chỉnh ý thức của giới trẻ. Các lực lượng, đặc biệt là lực lượng CSGT đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm 2023. Đồng thời, quatheo dõi hoạt động của các nhóm này trên các trang mạng xã hội để từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp, ngăn chặn ngay từ đầu để tránh hậu quả đáng tiếc. Ngoài vi phạm hành chính, nếu đủ yếu tố cấu thành hành vi gây rối trật tự công cộng thì sẽ cũng cố hồ sơ để khởi tố, răn đe về hình sự thì mới triệt để.
Có thể thấy, trong bối cảnh tai nạn giao thông có dấu hiệu gia tăng, cướp đi sinh mạng của nhiều người hàng ngày, đang là hồi chuông báo động với mỗi người, mỗi nhà. Bất cứ hành vi nào gây mất trật tự an toàn giao thông vì thế đều phải bị lên án và xử lý rốt ráo.
Dịp này, ông Hoàng Thanh Quý cho rằng đối với những người nổi tiếng, có ảnh hưởng đến xã hội, hành vi này còn nguy hiểm hơn nhiều. Các động tác điều khiển xe mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng nếu được chủ ý đăng tải trên mạng xã hội sẽ gây tò mò, kích thích nhiều người trẻ bắt trước và làm theo. Đây có thể sẽ thành trào lưu, gây mất an ninh trật tự xã hội; uy hiếp người đi đường và người dân sống quanh khu vực. Vì vậy, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tiến tới hạn chế và đẩy lùi tai nạn giao thông do hành vi tụ tập đua xe trái phép, điều khiển xe nguy hiểm. Mỗi gia đình khi giao xe cho con cái cần làm rõ con mình sử dụng phương tiện vào việc gì, làm gì, ở đâu, nhất là vào đêm hôm khuya khoắt.
Cũng theo ông Quý cần thường xuyên nhắc nhở con em về việc chấp hành an toàn giao thông. Nếu các em có biểu hiện bắt chước, học đòi bạn bè độ xe, rồi tụ tập đua xe, lạng lách, đánh võng cần kiên quyết không cho sử dụng phương tiện; thậm chí là báo lực lượng chức năng để ngăn chặn từ xa; giáo dục để con em tỉnh ngộ, không hành động sai trái. Lực lượng chức năng, nhất là cảnh sát giao thông hiện đã tăng cường ra quân trấn áp các hành vi vi phạm này. Bởi các đối tượng đua xe trái phép thông qua các nhóm kín trên mạng xã hội, luôn tìm cách che giấu việc tổ chức đua xe trái phép nên công tác mật phục, điều tra, nắm bắt cũng cần được làm thường xuyên để phát hiện.
Ông Hoàng Thanh Quý chia sẻ thêm đối với các lò độ, chế xe gắn máy ở mức độ nào đó chính là sự tiếp tay cho hành động nguy hiểm này vì thế cũng phải bị kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm. Riêng các hành động bốc đầu xe, biểu diễn lái xe không đúng quy định đưa lên mạng xã hội cũng phải bị lên án và thậm chí là truy tố theo luật định. Như vậy, nếu luật pháp không được thực thi triệt để; thỏa hiệp với các hành vi lệch chuẩn trong sử dụng và điều khiển phương tiện giao thông nhất là đối với xe mô tô, gắn máy. Hậu quả từ các vụ tai nạn giao thông do các hành vi này để lại còn nhức nhối và đau lòng hơn nữa với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Cùng với đó, tuổi trẻ, ai cũng có một giây phút nào đó nông nổi, bồng bột, ngông cuồng. Đặt ví dụ bất kỳ thanh niên nào đó, nếu có lỡ một lần “bốc đầu” xe máy trên đường, thì cùng lắm chỉ bị phạt hành chính nếu bị lực lượng chức năng bắt quả tang, hoặc bị người khác ghi hình phản ánh. Nhưng nếu vi phạm rồi tự ghi hình và đăng lên mạng rồi còn “tự hào” về hành vi đó, thì lại là chuyện khác, có thể là hình sự.
Tin rằng, cách xử lý với những vụ việc nêu trên của các cơ quan chức năng trong thời gian gần đây là lời cảnh tỉnh cho những người sử dụng mạng xã hội, cho giới trẻ, cần cân nhắc kỷ đừng lầm tưởng mạng xã hội là “ảo” nên có thể “phủi tay”. Dù là trên mạng hay ngoài đời thực, ai cũng phải chịu trách nhiệm với bất kỳ lỗi lầm nào bản thân mình gây ra.
Văn Hải – Trần Danh