Nghiên cứu trao đổi

Ông Hoàng Thanh Quý – Q.Viện trưởng Viện IRLIE, PGĐ Trung tâm TTLCC: Cháu có được hưởng thừa kế của ông nội thay cha khi ông mất – Hướng dẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong Bộ luật Hình sự?

(HNTTO) – Trường hợp người đã mất không để lại di chúc thì di sản của người đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Trường hợp ông nội vừa qua đời và không để lại di chúc. Trong khi đó, cha và bà nội đã mất từ lâu. Như vậy, cháu có được hưởng tài sản thừa kế của ông nội thay cha hay không?. Đồng thời, việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ ‘người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải’như thế nào...

Dưới góc độ pháp lý, Ông Hoàng Thanh Quý – Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) và Phó giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) sẽ trả lời thư bạn đọc với hai nội dung trên

Cháu có được hưởng thừa kế của ông nội thay cha khi ông mất

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự như sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thừa kế thứ hai gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại…

Ảnh minh hoạ

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Căn cứ quy định nêu trên, cha đã chết thì bạn được hưởng thay phần thừa kế của ông nội (phần đáng lẽ ra cha bạn được hưởng nếu còn sống).

Cũng theo Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Do đó, trong trường hợp của bạn, bạn vẫn được hưởng di sản do ông nội để lại theo phần mà bố bạn được hưởng khi chia thừa kế, còn mẹ bạn không được hưởng phần di sản đó. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Theo thông tin bạn đã cung cấp, ông bà nội bạn có 3 người con và bà nội bạn còn sống. Như vậy, theo quy định pháp luật sẽ có 4 người ở hàng thừa kế thứ nhất được nhận phần di sản thừa kế ông bà nội bạn để lại.

Theo ông Quý thì trong trường hợp này khi ông nội mất dù không để lại di chúc thì tài sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật.

Hướng dẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong Bộ luật Hình sự

Mới đây, ngày 31/8/2023, TAND TC có Công văn 174/TANDTC-PC về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ ‘người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải’ tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.Theo đó, Công văn nêu: Thời gian qua, TAND TC nhận được phản ánh của các tòa án về việc khó khăn, vướng mắc trong áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Ảnh minh họa

Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, TAND tối cao có ý kiến như sau: Tình tiết “Người phạm tội thành phần khai báo, ăn năn hối cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra; tình tiết “thành khẩn khai báo” và “ăn năn hối cải” không phải là hai tình tiết độc lập. Vì vậy, nếu người phạm tội “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” thì chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Đây là ý kiến của TAND TC để các tòa án nghiên cứu, tham khảo khi giải quyết các vụ án cụ thể. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về TAND TC (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời.

Theo Điều 51 Bộ luật Hình sự nêu về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; Phạm tội do lạc hậu; Người phạm tội là phụ nữ có thai; Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; Người phạm tội tự thú; Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải; Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm; Người phạm tội đã lập công chuộc tội; Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Tin rằng, với vai trò nhịp cầu nối Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) sẽ phối hợp với Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cùng Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) không chỉ kết nối, xúc tiến đầu tư trong nước, mà còn ở nước ngoài để cộng đồng doanh nghiệp nói chung và cộng đồng doanh nghiệp thành viên hai Viện nói riêng phát triển, xuất khẩu hàng hoá, quảng bá hình ảnh quê hương, đất và con người Việt Nam đến bạn bè thế giới mà còn hỗ trợ tham vấn pháp lý về nhượng quyền thương mại; những lưu ý dành cho bên nhượng quyền và bên nhận quyền; kinh nghiệm đàm phán trong nhượng quyền; cách thức tìm kiếm đối tác nhượng quyền phù hợp; bảo vệ thương hiệu trong nhượng quyền; tranh chấp trong nhượng quyền thương mại; các tình huống cụ thể, trao đổi, giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài ra, nhằm nâng cao hiểu biết, kiến thức pháp luật cho các tầng lớp Nhân dân góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý…

Văn Hải – Vương Minh

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button