Doanh nghiệpDoanh nghiệpKinh tếNghiên cứu trao đổi

Ông Phạm Trắc Long – Phó Chánh Văn phòng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) chỉ ra những sai lầm, rủi ro pháp lý hay mắc phải của người khởi nghiệp

(HNTTO) – Hiện nay, rất nhiều doanh nhân khởi nghiệp, nhất là trong lĩnh vực công nghệ, khởi nghiệp bằng cách “hùn hạp kinh doanh” cùng các cộng sự mà không thành lập doanh nghiệp (DN). Qua đó, các sáng lập viên hùn tiền và công sức để triển khai dự án, khi nào có nhà đầu tư rót vốn thì mới bắt đầu quan tâm đến việc hình thành pháp nhân.

Khởi nghiệp phải hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.  Ảnh minh hoạ

Dưới góc độ pháp lý, Ông Phạm Trắc Long – Phó CVP Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) chia sẻ một số kinh nghiệm…Trong các thỏa thuận của các sáng lập viên tại thời điểm khởi nghiệp là thỏa thuận dân sự và thường sơ sài nên khi xảy ra các xung đột liên quan đến việc góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích…sẽ không có cơ sở để giải quyết. Có thể thấy, rủi ro trong kinh doanh là điều bất khả kháng, có thể xảy ra hoặc không nhưng doanh nghiệp bắt buộc phải có phương án ứng phó để sẵn sàng biến rủi ro thành cơ hội hoặc giảm thiểu hậu quả từ những rủi ro xuống mức thấp nhất.Rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng và thường xuyên “tiến hóa” theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Dựa vào lĩnh vực, nguồn gốc, tính chất, chức năng, đối tượng tác động

Đông thời, trước những áp lực khi đi làm công, khát vọng được làm chủ để chủ động thời gian, đam mê kiếm tiền để nâng cấp cuộc sống cho bản thân và gia đình, có kỹ năng chuyên môn sau một thời gian đi làm và tích lũy… khiến rất nhiều bạn muốn tách ra để khởi nghiệp. Do đó, những nhà khởi nghiệp làm chủ DN trẻ thường sẽ đối mặt với rất nhiều mối bận tâm về kinh doanh, những việc về pháp lý và hành chính không được ưu tiên. Chỉ khi đối tác, khách hàng có yêu cầu thì DN mới gấp rút thực hiện, dẫn đến đôi khi bị vuột mất cơ hội làm ăn. Trong kinh doanh, cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn, đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện kinh doanh. Đối với một số lĩnh vực kinh doanh, các giấy phép chuyên ngành (giấy phép con) là điều kiện bắt buộc, Ông Phạm Trắc Long dẫn chứng.

Cụ thể, một số vấn đề để các nhà khởi nghiệp cần tránh những rủi ro, như: Các ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ độc đáo và khác biệt sẽ tiếp cận thị trường nhanh chóng và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ đó cần bắt đầu ngay khi triển khai dự án hoặc ngay sau khi DN được thành lập. Trong đó, các vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái là vấn đề làm các DN đau đầu. Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ đảm bảo cho DN độc quyền sử dụng tài sản của mình mà còn là cơ sở để thực hiện việc khiếu nại, khiếu kiện khi cần thiết. Các mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại, phát triển chuỗi hay thu hút đầu tư càng phải quan tâm đến vấn đề này. Tùy vào từng loại hình sản phẩm, dịch vụ, doanh nhân khởi nghiệp nên quan tâm đến việc bảo hộ bản quyền tác giả, nhãn hiệu, bằng sáng chế, giải pháp hữu ích…Ông Phạm Trắc Long cho hay. Đồng thời, các tranh chấp liên quan đến xung đột cổ đông, chủ sở hữu ít khi diễn ra tại thời điểm khởi nghiệp mà thường xuất hiện khi dự án đã ổn định, mang lại doanh thu cao, nhưng các bên không kiểm soát các vướng mắc ngay từ đầu. Các thành viên sáng lập cần có những thỏa thuận cổ đông hay thỏa thuận thành viên rõ ràng ngay khi thành lập DN và đưa vào điều lệ công ty. Từ đó, các nội dung thỏa thuận không được cơ quan chức năng chấp thuận tại bản Điều lệ, hoặc các thỏa thuận mang tính bảo mật, nhạy cảm… thì các bên cần linh hoạt đưa vào các nghị quyết, quy định trong nội bộ công ty, miễn là không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội.

Ông Phạm Trắc Long chia sẻ thêm với việc lựa chọn mô hình công ty là một trong những yếu tố cơ bản về xác lập quy chế pháp lý đặc thù đi kèm từng mô hình. Những vấn đề pháp lý quan trọng cần lưu ý gồm: các chế độ trách nhiệm quản lý tài sản, vốn, cơ cấu bộ máy tổ chức, phân chia lợi ích trong công ty. Những người khởi nghiệp thường hay chọn mô hình công ty cổ phần vì họ cho rằng dễ huy động vốn đầu tư khi có cơ hội. Nhưng thực tế, với các DN khởi nghiệp, mô hình này có nhiều hạn chế so với công ty trách nhiệm hữu hạn. Với hình thức cổ phần, sau 3 năm thành lập, các cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng cổ phần nhưng tại thời điểm đó, công ty chưa thật sự ổn định về kinh doanh và tổ chức mà thay đổi “người đầu tàu” thì sẽ ảnh hưởng đến DN. Còn với mô hình trách nhiệm hữu hạn, DN sẽ ổn định và có thể thay đổi loại hình kinh doanh phù hợp khi công ty đã phát triển.

Cũng theo ông Phạm Trắc Long cho biết khi ký kết hợp đồng, phần lớn các chủ DN trẻ thường chú ý đến các điều khoản về thương mại (giá, thanh toán và hàng hóa) mà không quan tâm đến các điều khoản pháp lý như các cam kết, quyền và nghĩa vụ của các bên, biện pháp chế tài, phương án xử lý khi có vướng mắc phát sinh…Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, các DN khởi nghiệp thường bị thiệt hại. Cách tốt nhất là nên nhờ chuyên gia soạn thảo các bản hợp đồng mẫu để sử dụng trong đàm phán, ký kết với đối tác, hoặc trong trường hợp dùng hợp đồng đề xuất từ đối tác cũng nên biết các điểm cần lưu ý. Đặc biệt, nghĩa vụ thuế được căn cứ trên ba nguyên tắc: chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn. Trong trường hợp kinh doanh không thành lập DN thì cần tuân thủ việc nộp thuế thu nhập cá nhân, nếu đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ tại nguồn thì cần quyết toán thuế hằng năm. Khi thành lập DN, cần chú ý kê khai thuế ban đầu, xem xét việc kê khai và đóng các loại thuế tùy theo hoạt động kinh doanh của DN. Có ba loại thuế cơ bản là: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập DN. Mặt khác, liên quan đến hoạt động sản xuất, sản phẩm đặc thù hoặc quy trình kinh doanh của DN còn có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất – nhập khẩu… Việc chậm nộp, trễ hạn, kê khai sai hoặc kê khai thiếu luôn là rắc rối dẫn đến thiệt hại cho DN nếu không biết cách xử lý hoặc xử lý muộn.

Đối với hình thức huy động vốn, ông Phạm Trắc Long cho rằng một trong những cách nhanh nhất để phát triển nguồn lực là tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân thông qua phương thức huy động. Các nhà đầu tư tự do và các quỹ đầu tư thường quan tâm đến tiềm năng của dự án, tính cam kết của đội ngũ và các yếu tố cấu thành sự thành công của dự án. Tuy nhiên, vấn đề hồ sơ pháp lý và việc tuân thủ các quy định pháp luật cũng là điều cần lưu tâm nếu muốn các giao dịch thành công. Nếu các doanh nhân khởi nghiệp cứ cố gắng “chạy” theo doanh số mà không am hiểu luật pháp, các quy định cơ bản và các rủi ro tiềm ẩn trong giai đoạn ban đầu thì hậu quả phát sinh là hoàn toàn có cơ sở. Các chủ DN nên phân bổ nguồn lực để tìm hiểu luật lệ và nắm bắt các thay đổi của luật pháp trong kinh doanh. Họ cũng cần được luật sư có kinh nghiệm tư vấn ngay giai đoạn bắt đầu triển khai ý tưởng kinh doanh. Trừ trường hợp chọn hình thức kinh doanh thời vụ và “tay ngang”, còn với những ai khởi nghiệp để làm giàu bền vững thì chú tâm đến quản trị rủi ro pháp lý và tuân thủ là vấn đề bắt buộc.

Một số rủi ro thường gặp nhất đối với các nhà khởi nghiệp: Nguy cơ cạnh tranh của bạn sẽ đạt được lợi thế so với bạn khiến bạn không đạt được mục tiêu. Ví dụ, các đối thủ cạnh tranh có cơ sở chi phí cơ bản rẻ hơn hoặc sản phẩm tốt hơn; Các điều kiện trong nền kinh tế có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hoặc giảm doanh số bán hàng. Ví dụ trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các mặt hàng xa xỉ phẩm sẽ bị thu hẹp thị trường, khó bán hơn trong khi các nhu yếu phẩm thì sẽ bán đắt hàng hơn; Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cho dù bình thường hoạt động đó được coi là thành công. Ví dụ: Dịch vụ chăm sóc khách hàng vô tình gây ra sự bất mãn của một khách hàng và từ đó xảy ra một cuộc khủng hoảng cho doanh nghiệp; Luật pháp có thể thay đổi bất cứ lúc nào và gây cản trở cho doanh nghiệp. Nếu bộ phận pháp chế của doanh nghiệp cập nhật chậm, rất có thể đẩy doanh nghiệp vào con đường vi phạm pháp luật, hoặc mất sức cạnh tranh khi buộc phải tuân thủ pháp luật; Cũng xuất phát từ những rủi ro pháp lý, đó là khi doanh nghiệp hoàn toàn có ý định tuân thủ luật pháp nhưng cuối cùng lại vi phạm các quy định do quá cảnh hoặc sai sót; Là những rủi ro xuất phát từ việc hoạch định chiến lược dựa vào cảm xúc chủ quan, hay thực thi chiến lược không tuân thủ quy định của doanh nghiệp. Sự “đào tẩu” khỏi thị trường của món Huế vừa qua chính là ví dụ điển hình của rủi ro chiến lược, Ông Phạm Trắc Long dẫn chứng.

Ngoài ra, thương hiệu hay danh tiếng là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi thương hiệu bị ảnh hưởn do không trung thực, thiếu tôn trọng khách hàng sẽ đẩy doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều hậu quả khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp; hững rủi ro liên quan đến một chương trình kinh doanh cụ thể hoặc danh mục dự án đầu tư của doanh nghiệp; Loại rủi ro luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh. Thông thường, các dấu hiệu của rủi ro dự án là: chậm tiến độ, nhân sự rời đi, năng suất không đảm bảo…;Đổi mới là cần thiết trong môi trường kinh doanh nhưng việc áp dụng các sáng tạo, kết quả nghiên cứu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp; Rủi ro này thường xảy ra ở các tập đoàn đa quốc gia bởi mỗi quốc gia lại có nền chính trị và đặc điểm kinh tế khác nhau, Ông Phạm Trắc Long chia sẻ.

Mặt khắc, nếu không nghiên cứu kỹ, doanh nghiệp rất có thể sẽ thất bại; Rủi ro chất lượng: Khi doanh nghiệp không đạt được chất lượng cho các sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ là dẫn đến hậu quả trực tiếp là không bán được hàng, tụt giảm doanh thu; Rủi ro mà những “con nợ” của doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Đối với phần lớn các doanh nghiệp, điều này chủ yếu liên quan đến rủi ro tài khoản phải thu; Rủi ro biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các giao dịch kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đa quốc gia thường xuyên phải làm việc với những đồng tiền khác nhau sẽ có tỷ lệ gặp phải rủi ro tỷ giá cao nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận hoạt động; Rủi ro thay đổi lãi suất sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, lãi suất có thể làm tăng chi phí vốn do đó ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp; Doanh nghiệp mua và sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế không tránh khỏi những trường hợp rủi ro cao khi hạch toán thuế. Chưa kể trong một số trường hợp, luật thuế mới có thể phá vỡ hoàn toàn mô hình kinh doanh của một ngành; Rủi ro về bộ máy quản lý, cách thức vận hành của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý lỏng lẻo có thể là nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị thất thoát tài sản, đánh mất thị trường,…; Rủi ro tài nguyên bao gồm cả tài nguyên vật chất và tài nguyên phi vật chất sẽ khiến doanh nghiệp không đạt được mục tiêu kinh doanh; Rủi ro về những thông tin mật của doanh nghiệp bị tiết lộ hoặc đánh cắp như bản quyền kinh doanh, bí mật công nghệ, danh sách khách hàng. Hậu quả nặng nhất có thể khiến doanh nghiệp bị phá sản; Với những loại hình kinh doanh theo mùa, việc phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ví dụ một doanh nghiệp có doanh thu tập trung do kinh doanh dịch vụ trượt tuyết thì việc không có mùa đông sẽ khiến doanh nghiệp phá sản, Ông Phạm Trắc Long dẫn chứng thêm.

Cũng dịp này, Ông Phạm Trắc Long chỉ ra một số sai lầm mà các nhà khởi nghiệp dễ dàng gặp: Đếm cua trong lỗ; Lạc trong rừng không có la bàn; Xây nhà không móng; Mất bò mới lo làm chuồng; Xây lâu đài trên cát; Dùng người tồi sinh vạ; Hớt váng chỉ được nước đầu tiên; Giàu đâu những kẻ ngủ trưa, khôn đâu những kẻ say sưa tối ngày; Quân tử đòi hỏi bản thân, tiểu nhân yêu cầu người khác; Bệnh “I know” – tôi biết rồi” khó chữa hơn bệnh nan y; Có tài có đức mới mặc sức mà ăn; Gieo gì gặt nấy…Theo ông Long cần tìm hiểu kỹ những khó khăn và thuận lợi khi khởi nghiệp, đừng nghĩ đơn giản; cần có tầm nhìn, tìm ra sứ mệnh của mình, có mục tiêu rõ ràng, biết xây dựng kế hoạch, khôngnên cứ lao vào hành động và nghĩ rằng đó là trải nghiệm tốt nhất, ra biển không thấy ngọn hải đăng;Không chỉ quan tâm bán hàng và marketing, cần tìm hiểu kỹ và không coi nhẹ về pháp lý và thuế;Không coi thường việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký thuế; Cần tu tâm tích đức, không tự chuyển hóa tâm thức bản thân; Cần tìm tòi học hỏi để phát triển và hoàn thiện bản thân; Không nên đầu tư nhiều vào hình thức, văn phòng, máy móc thiết bị, hình ảnh, marketing…không làm ăn chộp giật, không kiện toàn chất lượng sản phẩm dịch vụ, cần tạo được uy tín, kinh doanh không hiệu quả; Không nên chỉ muốn làm chủ doanh nghiệp lại ngại bán hàng, ngại giao lưu kết nối, thiếu chủ động, thiếu cam kết, ngại dậy sớm, ngại việc khó, không thích nghe góp ý; Cần đóng góp gì cho cộng đồng, xã hội, đất nước mà không kêu cả, phàn nàn, đổ lỗi, phán xét, chê trách; Bỏ ngay ý tưởng học được một số kiến thức, kỹ năng luôn cho rằng mình đúng, mình mới là người biết tốt, nói rất giỏi nhưng làm rất dở; Không nên thuê thầy phong thủy về xếp văn phòng cầu kỳ nhưng chủ doanh nghiệp không thay đổi phong thủy cho chính con người mình; Bỏ ngay ý tưởng sớm thành công và giàu có lại luôn cò kè bớt một thêm hai để giảm doanh thu của đối tác cung cấp sản phẩm dịch vụ cho chính mình…

Tin rằng, với việc chia sẻ dưới góc độ pháp lý, đưa ra một số rủi ro, những sai lầm mà các nhà khởi nghiệp thường gặp. Song song đó, để việc thành lập và phát triển một doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Nếu gặp những rủi ro…hãy mạnh dạn chèo lái con thuyền doanh ngheiejp mới khởi nghiệp vượt qua bởi nếu chưa gặp những vấn đề trên nên chưa khởi nghiệp kinh doanh…

Trần Danh

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button