Nhà báo – Luật gia Hoàng Thanh Quý – Chánh VP Viện IMRIC: Bạo lực gia đình – Vì đâu nên nỗi?
(HNTTO) – Từ lâu, gia đình vốn được xem là tổ ấm của mỗi người, nơi mà mỗi chúng ta luôn cảm thấy được bao bọc, chở che mỗi khi được trở về. Thế nhưng, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng và nhiều gia đình cũng không tránh khỏi đau xót khi bị ám ảnh bởi bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình, như là một vấn nạn mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em, làm hạn chế sự tham gia của họ vào cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ, trẻ em, mà còn vi phạm nghiêm trọng đến các quyền của con người.
Ảnh minh hoạ
Trước sự phát triển như vũ bão của CMCN 4.0, bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước những mối quan hệ gia đình và xã hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc. Có thể thấy,hành vi bạo lực này đã gây ra những tiêu cực về mặt xã hội, dẫn đến sự bất ổn trong gia đình và xã hội. Bên cạnh bạo lực gia đình không chỉ là bạo lực giữa vợ chồng với nhau, mà còn là hành vi bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình. Xét trên bình diện giới tính, 90% nạn nhân của bạo lực là nữ giới nhưng cũng có đến 10% nam giới là nạn nhân của các bà vợ. Chia sẻ về vấn đề này, Nhà báo – Luật gia Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Chánh VP Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC), TC Nhiếp ảnh và Đời sống, nhấn mạnh: “Các hành vi lạm dụng, cưỡng bức tình dục, lăng mạ, sỉ nhục, ngoại tình… chưa được dân chúng xem là các hình thức bạo lực gia đình và với đa số hành vi bạo lực gia đình chỉ bị lên án khi nó gây hậu quả nghiêm trọng (chết người, bị thương)”.
Nhà báo Hoàng Thanh Quý cho rằng có nhiều nguyên nhân bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, con cái vi phạm pháp luật…mỗi khi tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình thì thường dẫn đến vợ chồng lục đục, kinh tế khó khăn, suy sụp, mâu thuẫn vợ chồng gay gắt và khi đó, bạo hành đối với vợ con là điều khó tránh khỏi. Khẳng định rằng “Bất bình đẳng giới” cũng là một nguyên nhân cốt lõi. Nếu công việc chung trong gia đình, hai vợ chồng cùng chung vai gánh vác, nhưng người chồng thông thường hay có tính gia trưởng gần như đứng ngoài cuộc, người phụ nữ cùng một lúc đảm đương nhiều việc, nếu không sẽ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Một động cơ khác làm bùng nổ tình trạng bạo lực gia đình chính là sự cam chịu từ phía nạn nhân, ở đây thường là phía người vợ. Mang nặng lối suy nghĩ cổ hủ “Xấu chàng hổ ai”, nên tuy bị đánh đập, ức hiếp nhưng họ vẫn cứ im lặng, chịu đựng một mình. Tình trạng này kéo dài nhiều năm dẫn đến trầm cảm và rối loạn streess, nhiều trường hợp đã dẫn đến thương tật suốt đời, thậm chí có thể tử vong. Một điều rất thương tâm là, sống trong một gia đình thường xuyên bị bạo lực, nhiều trẻ em lớn lên đã mang theo một nỗi ám ảnh tinh thần về những cách ứng xử thô bạo của bố mẹ với nhau. Chứng kiến được hết sự đau khổ và nỗi khiếp sợ của những đứa trẻ khi phải hứng chịu tình trạng bạo hành gia đình, chúng ta không khỏi bàng hoàng, đau xót.
Điển hình, chị Bùi Thị Tuyết G…dù đang mang bầu 7 tháng vẫn bị gã chồng vũ phu hành hạ như thời Trung cổ với hơn 200 vết bỏng, xước trên người và tổn hại tới 29% sức khỏe. Mặc dù người chồng đã bị khởi tố và tạm giam về tội ‘Cố ý gây thương tích’ và ‘Hành hạ vợ’ nhưng những gì phải trải qua có lẽ sẽ khiến chị G. ám ảnh cả đời. Mặc dù, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kim Thành mới đây đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Văn Luân (sinh năm 1986, trú tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành) về tội “Hành hạ vợ”…
Cụ thể, Bộ Tư pháp đã công bố tài liệu thẩm định dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2023) do Bộ VH-TT&DL chủ trì soạn thảo. Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo lần này liên quan đến quy định cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lực gia đình và việc chuyển hồ sơ qua cơ quan điều tra để xem xét xử lý hình sự. Theo dự thảo, người bị bạo lực gia đình, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình thì đề nghị chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực ra quyết định cấm tiếp xúc. Ngoài ra, khi có sự đồng ý của những người trên thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể đề nghị chủ tịch UBND cấp xã nơi ra quyết định cấm tiếp xúc.Điển hình, so với các bản dự thảo trước, dự thảo mới quy định người có hành vi bạo lực gia đình đã bị cấm tiếp xúc hai lần liên tiếp mà vẫn tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tổn hại đến sức khỏe, tính mạng thì chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình đề nghị cơ quan điều tra xem xét xử lý theo quy định tại Điều 134 BLHS về tội cố ý gây thương tích.
Theo Nhà báo Hoàng Thanh Quý cho rằng theo Thông tư 07/2017 của Bộ VH-TT&DL thì hiện việc thu thập, báo cáo thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình thì UBND cấp xã, phường khi tiếp nhận thông tin người bị bạo lực gia đình phải báo cáo để UBND cấp huyện xử lý. Thế nhưng, xã, phường là nơi gần nhất và nắm rõ hoàn cảnh của từng hộ dân nên người bị bạo lực gia đình có thể đến trình báo lấy lời khai đầu tiên và giải quyết nhanh chóng, khách quan và tận tâm. Vì vậy, việc giao chủ tịch UBND cấp xã đề nghị cơ quan điều tra xem xét xử lý theo quy định của pháp luật hình sự là hoàn toàn phù hợp.
Theo Điều 134 BLHS quy định nếu thương tích dưới 11% để đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đối tượng bị gây thương tích phải là người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; ông, bà, cha, mẹ…hoặc một số trường hợp khác; tuy nhiên thực tế phụ nữ nói chung là đối tượng dễ bị bạo hành nhất, trong đó có phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Vì lẻ đó, khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các nghị định liên quan có hiệu lực, cần phải xem xét góp ý để có văn bản hướng dẫn cho các địa phương về đối tượng bị bạo hành là phụ nữ. Tại khoản 5 Điều 10 Luật Cán bộ, công chức quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức phải giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chủ tịch UBND cấp xã phải có nghĩa vụ giải quyết kịp thời, đúng pháp luật theo thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của người bị bạo hành gia đình, trong đó có việc đề nghị cơ quan điều tra xem xét xử lý hình sự người có hành vi bạo lực theo quy định, Nhà báo Hoàng Thanh Quý dẫn chứng thêm.
Có thể thấy, vai trò của phụ nữ trong gia đình yếu thế hơn so với nam giới, họ bị gán vai trò là người giữ lửa để duy trì hạnh phúc. Nếu xảy ra những câu chuyện này, chuyện kia, những người phụ nữ sẽ phải là người phải đi giải quyết vấn đề, nhường nhịn tất cả mọi thứ để cho gia đình hạnh phúc. Ngoàira, danh tiếng của toàn bộ gia đình, được thể hiện trong chuyện là nếu mình nói ra thì giống như mình “vạch áo cho người xem lưng” và điều đó là không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của toàn bộ gia đình và như vậy thì mình không thể làm như thế được. Nhà báo Hoàng Thanh Quý cho biết Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC tới đây sẽ tổ chức nhiều toạ đàm nhằm phổ biến, trao đổi kiến thức pháp luật về bạo lực gia đình. Bởi hầu hết người dân không cho việc bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật, không cho việc đó là việc mà Nhà nước cần can thiệp. Một nguyên nhân nữa là trong quá trình xử lý ít hay nhiều chưa kịp thời. Đồng thời, trong quá trình xử lý các vụ việc mà nó có liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử thì các cơ quan tư pháp đôi khi còn cho rằng việc xảy ra như vậy là do lỗi của nạn nhân và quy trình tư pháp thiếu thân thiện dẫn đến việc các kết quả xử lý chưa tốt.
Cũng theo Nhà báo Hoàng Thanh Quý để xóa bỏ “văn hóa im lặng”, Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC thông công tác truyền thông bằng hành động cụ thể toạ đàm để không chỉ nạn nhân mà những người chứng kiến hoặc bạn bè, người thân, các nhân viên y tế cùng lên tiếng, thông báo, tố giác về vụ việc tới cơ quan chức năng. Đây là một trong những cách thức tiếp cận mang tính chất phòng ngừa, răn đe và ngăn chặn kịp thời. Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình và luật chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2023, việc này rất có ý nghĩa trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình: “Trong dự thảo luật được Quốc hội thông qua đã quy định rất rõ về quy trình tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình đã quy định khá rõ, quy định cả địa chỉ tiếp nhận tin báo cũng như là quy định trách nhiệm Chủ tịch cấp xã trong việc xử lý giải quyết tin báo một cách đầy đủ, rõ ràng, để người bị bạo lực gia đình cảm thấy mình được bảo vệ, mình được hỗ trợ và mình được pháp luật xử lý nghiêm những hành vi của người gây bạo lực gia đình”.
Dẫn chứng luật, Nhà báo Hoàng Thanh Quý căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 có quy định: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. Các hành vi bạo lực theo quy định trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Theo Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 có quy định về hình thức xử lý hành vi bạo lực gia đình như sau: Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục; Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Tại khoản 1 Điều 42 quy định: Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, Nhà báo Hoàng Thanh Quý dẫn chứng thêm.
Dịp này, Nhà báo Hoàng Thanh Quý dẫn chứng thêm tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.” Cũng theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tin rằng, việc quan tâm, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình bằng các hình thức hỗ trợ, tư vấn thông qua toạ đàm, tư vấn cho chính những người gây ra bạo lực gia đình để họ có thể giải tỏa những cảm xúc ức chế, dồn nén, bình tĩnh hơn, qua đó tiết chế hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Song song đó, nhằm chấm dứt bạo lực gia đình, rất cần sự hỗ trợ, cảm thông từ chính những người xung quanh, can thiệp kịp thời, nhanh chóng từ cơ quan chức năng…người bị bạo hành mới có thể dũng cảm đứng lên bảo vệ chính mình.
Văn Hải – Công Danh