Nghiên cứu trao đổi

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Ứng dụng khoa học công nghệ – Sản phẩm nông nghiệp sẽ đột phá, lan toả đến bạn bè thế giới

(HNTTO) – Tiến sĩ – Nhà báo Hồ Minh Sơn –  Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Tc Nhiếp ảnh và Đời sống chia sẻ, lâu nay nông sản Việt Nam vẫn còn chưa quen với việc xúc tiến thương mại ra thế giới, dường như vẫn chờ đợi người mua đến tại địa phương mua, vì vậy giá bán sẽ không cao…Các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), làng nghề, các hộ nông dân cần có chiến lược nghiên cứu thị trường, điều chỉnh sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài, mẫu mã đóng gói sản phẩm, bao bì theo quy cách của quốc tế…

 Ảnh minh hoạ

Đặc biệt, ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp là cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất. Những công nghệ cao như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và các cảm biến thông minh, cho phép các DN, HTX, làng nghề, nông dân giám sát và quản lý các yếu tố quan trọng như nước, đất, ánh sáng và nhiệt độ trong nông trại. Thông qua việc sử dụng các hệ thống tự động hóa và phân tích dữ liệu, để tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ gieo trồng, chăm sóc cây trồng đến thu hoạch, giúp tăng năng suất và giảm lãng phí…

Giải pháp gì trong chuyển đổi số nông nghiệp?

Mới đây, Deloitte Việt Nam đã công bố báo cáo, chỉ ra trong vòng 5 – 10 năm tới, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với những “đại” xu hướng liên qua đến các vấn đề như dân số, đô thị hóa, kỹ thuật nông nghiệp, thay đổi khí hậu, toàn cầu hóa thương mại…Giám đốc bộ phận Dịch vụ SAP và Digital Practive, Delloitte Việt Nam Nguyễn Thị Hiệp, dự báo đến năm 2050 dân số toàn cầu sẽ đạt trên 10 tỷ người. Với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh như vậy, việc đảm bảo an ninh lương thực đòi hỏi phải tăng năng suất, tăng sản lượng nông nghiệp trong thời gian tới. Người nông dân trong tương lai cũng sẽ phải đối mặt và cạnh tranh với những “người chơi” mới, do đó việc đón nhận những giải pháp công nghệ và hệ sinh thái mới là cần thiết.

Trong khi đó, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “Ứng dụng số hóa, công nghệ sinh học, các kỹ thuật công nghệ mới,…từ đó sẽ kích hoạt năng suất cao hơn cho nông nghiệp, giảm được chi phí và góp phần bảo vệ môi trường. Sự chính xác trong quá trình trồng trọt, sản xuất nông nghiệp sẽ giảm thiểu đến 40% lượng phân bón được sử dụng”. Hầu hết các đề tài, dự án khoa học thuộc lĩnh vực nông-lâm nghiệp đều tập trung hỗ trợ trực tiếp nông dân về giống mới, vật tư, đặc biệt về kỹ năng canh tác và năng lực tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đã có tác động tốt đến đời sống kinh tế – xã hội. Thông qua thực hiện các đề tài, dự án, đã giúp đưa nhiều công nghệ mới vào sản xuất. Qua đó, DN, HTX, làng nghề, người dân đã từng bước tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, hàm lượng khoa học công nghệ trong giá trị sản phẩm, hàng hóa đã được nâng lên, góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Khằng định về điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng với việc ứng dụng khoa học công nghệ đang tạo phát triển đột phá, mang tính bước ngoặt đối với nông nghiệp ở các địa phương. Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE). Sẵn sàng làm nhịp cầu nối, kết nối với cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới như Nga, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc, Mỹ…để đưa các doanh nghiệp hàng đầu ứng dụng khoa học công nghệ nhằmgiúp cộng đồng DN, HTX, làng nghề, nông dân thay đổi nhận thức trong việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất mới, sản xuất theo hướng hàng hóa. Theo đó, trực tiếp nâng cao giá trị nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi đời sống nông dân và diện mạo nông thôn, thiết thực góp sức vào quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, vừng bền. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, từ hiệu quả của những đề tài nghiên cứu, mô hình đã triển khai, thời gian tới…Chắc chắn, các địa phương sẽ tiếp tục ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất; trong đó, sẽ ưu tiên tập trung lĩnh vực công nghệ sinh học thông qua việc chọn tạo giống cây trồng vật nuôi đạt ưu thế phù hợp với điều kiện sản xuất địa phương và ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến nông, thủy sản, công nghệ sản xuất sạch… để tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; tập trung ưu tiên cho những sản phẩm chính, là thế mạnh của từng địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, xây dựng và tổng kết nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả để nâng cao giá trị trong sản xuất và góp phần tăng trưởng nền kinh tế…

Bên cạnh đó, Viện IMRIC, Viện IRLIE làm nhịp cầu nối để tăng cường khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với trình độ của các DN, HTX, làng nghề, người nông dân, sát với thực tế phát triển nông nghiệp và nông thôn của từng vùng được coi là khâu then chốt để tạo ra được bước đột phá trong phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm sẽ tổ chức các buổi toạ đàm nhằm trang bị cho nông dân trực tiếp sản xuất các kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi, bảo vệ thực vật, giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất có hiệu quả đưa vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm…

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nhìn nhận thực trạng của sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam hiện ở đâu đó vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ nên việc tiếp cận nguồn vốn còn khó hoặc không thể. Khuyến nghị về việc này, các khoản vay của nông dân còn nhỏ lẻ, trong thời gian ngắn theo mùa vụ từ 3 – 9 tháng và không có tài sản thế chấp nên rất khó để các tổ chức tài chính đồng thuận. Trong khi đó, phải kể đến việc triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cần phải đầu tư kinh phí rất lớn. Đặcbiệt, hệ thống văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa chi tiết; truy xuất nguồn gốc chưa triển khai đồng bộ, thống nhất trên cả nước…Theo tìm hiểu thì tình trạng chuyển đổi số vẫn còn chậm và nhỏ lẻ. Trong số 1.718 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, chỉ có 240 hợp tác xã sử dụng phần mềm quản lý và sản xuất thông minh, chiếm 1,5%. Các HTX chỉ tập trung vào ứng dụng công nghệ tưới tiêu, hệ thống nhà lưới, dán tem truy xuất nguồn gốc. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào khâu chế biến, quản lý hợp tác xã, kinh doanh sản phẩm chưa thực sự được chú trọng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp, HTX, làng nghề, nông dân đã tích cực đẩy mạnh các dự án hợp tác nhằm hướng đến việc phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.

Điển hình, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức và năng lực chuyển đổi số cho các nhà sản xuất nông nghiệp, Grab đã phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Agrotrade), Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED),Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư – Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (ITPC-VCA) triển khai nhiều chương trình truyền thông, tập huấn để đào tạo kỹ năng số và hỗ trợ chuyển đổi số cho hơn 800 hợp tác xã nông nghiệp tại một số tỉnh, thành phố…Vừa qua, đãdiễn ra ký kết hợp tác chiến lược giữa True Digital Việt Nam và Công ty Cổ phần hợp tác Đầu tư và Công nghệ TechCoop nhằm cung cấp gói giải pháp toàn diện cho các công ty nông nghiệp với mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền nông nghiệp xanh và hiện đại tại Việt Nam.Được biết, hợp tác này thực hiện theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt tiêu chuẩn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 – 2025. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam ra thế giới.

Kỳ vọng, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay sự hợp tác công – tư giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, làngnghề, nông dân trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ,…điều này hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp Việt Nam trong tương lai, cũng như đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao của đất nước. Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Từ nền tảng vững chắc này, giá trị nông sản của bà con nông dân, đặc biệt là các thành viên HTX ngày càng được nâng cao, đời sống từ đó cũng không ngừng được cải thiện.

Cũng theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nhận định cần tăng cường tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp – HTX với nông dân từ khâu giống, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu. Các tập đoàn, HTX tiếp tục phối kết hợp cùng UBND các địa phường để giới thiệu, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Mặt khác, người dân sẽ tìm hiểu để điều chỉnh cơ cấu giống phù hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích. Với việc tổ chức sản xuất có sự gắn kết chặt chẽ từ phát triển vùng nguyên liệu tập trung đến chế biến, bảo quản tại chỗ gắn với thị trường tiêu thụ một cách cụ thể sẽ không thể diễn ra hàng hoá dội chợ, giải cứu…Cùng vớiđó, các địa phương hỗ trợ các hộ kinh doanh, HTX đầu tư công nghệ chế biến sâu và bảo quản nông sản đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, 4C, UTZ; từng bước hình thành chuỗi cung ứng bền vững kết nối sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm vào hệ thống siêu thị, nhà hàng tại các thị trường tiềm năng trong nước và xuất khẩu.

Nhiều cách làm hay khẳng định thương hiệu nông sản

Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nhận định những năm qua, Việt Nam xuất khẩu nông sản có những bước tiến quan trọng. Thế nhưng, giá trị xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Bởi, các DN, HTX, làng nghề, người dân chưa xây dựng được thương hiệu cho các mặt hàng nông sản…có đến 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu. Việt Nam là cường quốc xuất khẩu cà phê, sầu riêng, tôm sú…chủ yếu xuất thô ở dạng nguyên liệu nên nhận diện thương hiệu không có. Điều đáng nói, doanh nghiệp nước ngoài khi nhập khẩu cà phê Việt về chế biến, đóng thương hiệu của họ bán ra thị trường có giá trị rất cao.

Trải qua hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tham gia nhiều tổ chức kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu, như ASEAN, WTO, AFTA…Những năm qua, xuất khẩu nông sản được ghi nhận là ngành duy nhất mang lại giá trị thặng dư cho cán cân thương mại quốc gia với sự gia tăng cả về giá trị xuất khẩu và chất lượng hàng hóa. Bên cạnh sự mở rộng thị trường xuất khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu cũng gia tăng đáng kể theo thời gian. Có những mặt hàng nông sản truyền thống như gạo, cao su, hạt điều, thủy sản, cà phê, gỗ và các sản phẩm gỗ, một số sản phẩm mới như hạt tiêu, chè, rau quả, sữa, quế, lạc nhân cũng đã có những đóng góp tích cực vào tổng giá trị xuất khẩu. Sự xuất hiện của một số mặt hàng nông sản đã qua chế biến như sắn và các sản phẩm từ sắn, sản phẩm từ cao su, hàng mây, tre, cói, thảm, sản phẩm sữa cũng góp phần quan trọng trong quá trình gia tăng giá trị của hàng hóa, nâng cao giá trị xuất khẩu, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết.

Cụ thể, vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm 2023 vừa qua, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức thành công lễ hội xoài. Đây là dịp nhằm xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu xoài Đồng Tháp đến thị trường trong và ngoài nước; tạo điều kiện kết nối các doanh nghiệp (DN) và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu xoài. Tại chuỗi hoạt động của lễ hội xoài, tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng 3 DN phân phối lớn gồm: Saigon Co.op, MM Mega Market, Central Retail tổ chức Tuần hàng xoài Đồng Tháp để giới thiệu các loại xoài Đồng Tháp chính gốc đến người dân TP HCM cùng một số tỉnh, thành khác. Thông qua sự kiện này, hàng trăm tấn xoài cát Hòa Lộc, cát Chu… chính hiệu đã được các hệ thống phân phối tiêu thụ hết trong thời gian ngắn. Quan trọng hơn, những trái xoài chuẩn chất lượng cao từ “vựa xoài của miền Tây” đã hoàn toàn chinh phục vị giác lẫn túi tiền người tiêu dùng. Tương tự, nhờ làm tốt khâu xúc tiến mà câu chuyện giải cứu vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) giờ đã là dĩ vãng của gần chục năm trước. Gần đây, trái vải thiều đặc sản vùng Lục Ngạn đã có được đầu ra ổn định nhờ chính quyền địa phương xây dựng nhiều phương án tiêu thụ, đa dạng các thị trường để hạn chế rủi ro. Tính đến thời điểm hiện tại, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt hồ sơ cho hơn 200 thương nhân Trung Quốc đăng ký nhập cảnh Việt Nam và đến Bắc Giang để tham gia giám sát vùng nguyên liệu, ký hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều. Dự kiến, toàn tỉnh sẽ tiêu thụ khoảng 81.000 tấn vải thiều ở thị trường nội địa (chiếm khoảng 45% tổng sản lượng). 55% sản lượng còn lại dự kiến tiêu thụ tập trung tại thị trường truyền thống là Trung Quốc và một số quốc gia, khu vực như: EU, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia…

Có thể thấy, những thành tựu ở hai địa phương trên đã phần nào phản ánh chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã được nâng lên đáng kể cũng như hiệu quả những nỗ lực của Chính phủ và cơ quan quản lý kinh tế, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông phẩm.

Nói về điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn còn nhận định hầu hết các nông sản xuất khẩu qua các doanh nghiệp nước ngoài do chưa có thương hiệu, logo, nhãn mác…Điều này gây ra những tổn thất lớn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản…Hiện này, chất lượng sản phẩm nông sản được nâng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe, nhưng vẫn chưa được ưa chuộng tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Ôxtrâylia, Nhật Bản…Dù có chất lượng không thua kém so với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác, nhưng nông sản như gạo, cà phê vẫn chưa có mặt trên bản đồ nông sản thế giới. Do vậy, ngoài việc bảo đảm sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn với sức khỏe của con người, công tác quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và xây dựng thương hiệu sản phẩm là một yêu cầu cấp bách.

Kỳ vọng các DN, HTX, làng nghề, người dân tăng cường hơn nữa nhận thức sự quan trọng của xây dựng thương hiệu cho hàng hóa nông sản…Các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp thời gian qua đã quan tâm, tiếp cận và triển khai vấn đề này. Nhiều chương trình, đề án, dự án, kế hoạch nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu đã được thực hiện từ Trung ương đến địa phương, tiếp cận theo xu hướng chung của thế giới để xây dựng thương hiệu quốc gia và thương hiệu vùng, miền, địa phương…Song song đó, việc xây dựng thương hiệu được xem như hạt nhân của chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu trong dài hạn nhằm quảng bá, định vị thương hiệu nông sản dựa trên những bản sắc, lợi thế của các địa phương. Thương hiệu nông sản được sử dụng như một công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua các chương trình quảng bá, giới thiệu có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt và triển khai nhiều chương trình, điển hình: Chiến lược xây dựng thương hiệu thực phẩm Việt Nam, Chương trình thương hiệu quốc gia (Vietnam Value), Đề án xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam… Mục đích của các chương trình, dự án này là nhằm xây dựng, quảng bá nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Đối tượng xây dựng thương hiệu tập trung vào các sản phẩm chủ lực như gạo, tôm, cà phê…Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng.

Dẫn chứng thêm, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay có một số hàng hóa là sản phẩm chỉ riêng như gạo, nước mắm, phở khô…đã từng bị các nước khác đăng ký sản phẩm độc quyền trên thị trường quốc tế.Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu tập thể đang dần chứng minh vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị cho sản phẩm nông sản của Việt Nam. Hiện vẫn có không ít sản phẩm nông sản Việt Nam đã có tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý nhưng chưa được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài như: vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), chôm chôm Chợ Lách, bưởi da xanh (Bến Tre), xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu (Đồng Tháp), quýt đường (Trà Vinh), gạo tám xoan Hải Hậu (Nam Định), gạo Điện Biên (Điện Biên), gạo nàng thơm chợ Đào, cà phê Buôn Ma Thuột, hồ tiêu Chư Sê, hồ tiêu Phú Quốc, hồ tiêu Lộc Ninh, hồ tiêu Quảng Trị, hạt điều Bình Phước… Tại Đồng Tháp, xoài Cát Chu Cao Lãnh và xoài Cao Lãnh là hai sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận trong nước và đang xuất khẩu sang nhiều thị trường, kể cả các thị trường khó tính như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…nhưng cũng chưa được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài.

Như vậy, cần tăng cường chuỗi liên kết vững chắc giữa nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà quản lý với các mô hình: hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác… sẽ là một trong những điều kiện tiên quyết để khoa học công nghệ được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Chỉ khi áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, đưa công nghệ mới để ứng dụng trong sản xuất mới thực sự tạo được bước đột phá trong việc nâng cao giá trị nông sản, cải thiện đời sống cho người nông dân, đặc biệt tại các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khan…Từ đó, khẳng định việc xây dựng thương hiệu cho nông sản là yêu cầu cấp thiết nhưng cũng là vấn đề nan giải, đầy khó khăn và thử thách đối với một nước đang phát triển trong đó có Việt Nam trong tiến trình thâm nhập thị trường quốc tế. Sự liên kết chặt chẽ Chính phủ, doanh nghiệp, HTX đến người dân trong xây dựng và phát triển thương hiệu; nâng cao nhận thức và năng lực của cả đội ngũ cán bộ, doanh nghiệp và nhân dân các vùng sản xuất chuyên canh về hội nhập kinh tế quốc tế. Tin rằng, nông sản sẽ tiến sâu vào thị trường thế giới với những đặc tính, bản sắc riêng biệt…

Hoàng Quý – Trần Danh

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button