Nghiên cứu trao đổi

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cần mạnh tay xử lý rác quảng cáo – Vẻ vấy bẩn trên tàu điện

(HNTTO) – Đô thị nhếch nhác vì quảng cáo, rao vặt dán khắp nơi là vấn nạn từ rất lâu, đã đến lúc cần phải xử lý tận gốc lẫn rễ…Ngay sau khi các cơ quan báo chí thông tin về việc 2 toa tàu Metro số1 bị vẻ vấy bẩn, một số doanh nghiệp thành viên Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm – TTLCC (thuộc Viện IRLIE) cho rằng bị vẻ bậy, dán quảng cáo trên tường rào của doanh nghiệp, ngoài ra một số cư dân tại chung cư Skygarden 3, phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM đã gửi về một số ý kiến làm gì để các loại Rác quảng cáo không còn “tra tấn” người dân Sài Gòn.

Việc dán quảng cáo tại khu chung cư Skygarden 3, phường Tân Phong, quận 7 đã làm ảnh hưởng “xấu” đến khu đô thị kiểu mẫu từng được Thủ tướng Chính phủ công nhận gần 30 năm trước, đâu là biện pháp chế tài?

Còn nhớ vào cuối năm 2017, khi tuyến tàu sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) đang dần hoàn thiện, những hình ảnh graffiti cũng xuất hiện trên thân tàu khiến dư luận bức xúc. Chủ đầu tư thời điểm đó phải mời chuyên gia để tẩy xoá, lấy lại màu sơn ban đầu của thân tàu. Việc này vô cùng tốn thời gian và chi phí. Mới đây, Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM cho biết Metro số 1 bị vẽ bậy. Nét vẽ bằng sơn xịt, mang bóng dáng của graffiti (nghệ thuật vẽ tranh tường) – thuộc nhóm các loại hình nghệ thuật đường phố được giới trẻ yêu thích.

Cần phải xác định metro là công trình trọng điểm cần được bảo vệ của TP.HCM. Đoàn tàu metro số 1 đã bị vẽ bẩn tới hai lần, được biết có 2 lớp bảo vệ – cần đặt ra câu chuyện với nhà đầu tư, chủ đầu tư…Nhiều người dân cũng thắc mắc về việc trông coi tài sản như thế nào? Nếu người ngoài lọt vào không chỉ vẽ bậy mà còn phá hoại tài sản, đoàn tàu thì sao?

Một số hình ảnh tiêu biểu tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng

Nói về vấn đề này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay theo điểm a, khoản 2, điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định: phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với những hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức. Bên cạnh việc phạt tiền, hành vi vẽ bậy còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu là người nước ngoài thì còn có thể bị trục xuất. Trong đó, buộc người có hành vi vi phạm phải khôi phục tình trạng ban đầu đối với toa tàu. Hành vi vẽ bậy lên toa tàu metro số 1 còn có dấu hiệu của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Vì vậy, người vẽ bậy có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu làm tài sản bị thiệt hại trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp: đã bị phạt hành chính về hành vi này trước đó; đã bị kết án về tội này nhưng tái phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội…Người vẽ bậy thuộc trường hợp có tổ chức gây thiệt hại từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm… thì có thể bị phạt tù từ 2 – 7 năm. Trường hợp phạm tội gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 10 – 20 năm.

Có thể thấy, việc quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu làm sao để thu hút chú ý của người tiêu dùng là mục đích mà bất cứ doanh nghiệp, người kinh doanh nào cũng hướng đến. Để đạt được điều đó, không ít nhà kinh doanh đã phớt lờ những quy định của pháp luật mà quảng cáo phản cảm, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc, cốt làm sao thu hút sự chú ý của dư luận, thậm chí càng sốc càng tốt.

Hầu hết những đối tượng quảng cáo “rác” có quy mô kinh doanh, dịch vụ tương đối nhỏ lẻ như các cơ sở khoan cắt bê tông, hút hầm cầu, tuyển người giúp việc, trung tâm gia sư, bán đất, san nhượng quán, dịch vụ cho thuê mặt bằng…Cách thức quảng cáo cũng khá đơn giản, chỉ cần thuê từ một đến hai người đi in, dán trong một thời gian ngắn là khắp thành phố đâu đâu cũng có “thông tin” của họ. Hiệu quả mang lại không ai thống kê, nhưng hậu quả lớn hơn là mỹ quan đô thị bị xâm hại và nếp sống văn minh của người dân bị ảnh hưởng là một thực tế.

Quảng cáo, thông tin hàng hóa, dịch vụ…là một nhu cầu  tất yếu. Thế nhưng, với cách quảng cáo gây phản cảm đang ngày càng lan rộng hiện nay là thực trạng đáng báo động. Việc bài trừ vấn nạn này cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngành chức năng. Trao đổi về vấn đề này, Tiến sĩ – Nhà báo, Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC, TC Nhiếp ảnh và Đời sống, nhấn mạnh: “Thực trạng này tồn tại từ lâu. Các đối tượng thường thực hiện hành vi lén lút vào ban đêm, chỉ để lại số điện thoại chứ không lưu lại địa chỉ cụ thể, nên việc xử phạt gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, chính quyền các địa phương đã nhiều lần ra quân nhằm xóa bỏ quảng cáo “rác”. Tuy nhiên, nhìn nhận về mặt khách quan, cách làm như vậy cũng chỉ mang tính tạm thời. Vì xóa xong là họ lại in, dán lại. Đây là cách làm chỉ giải quyết được “phần ngọn”. Để quảng cáo “rác” không còn đất sống, cần tăng cường phối hợp đề xuất các nhà mạng cắt bỏ các số thuê bao đăng trên tờ quảng cáo “rác”.

Dẫn giải về điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết tại Điều 36 Luật Quảng cáo 2012, hành vi quảng cáo nêu trên là thuộc trường hợp “đoàn người quảng cáo”, phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương như: nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo, thời gian và lộ trình thực hiện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thực hiện quảng cáo. Trong đó, Luật Quảng cáo và nhất là các văn bản hướng dẫn quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo còn khá chung chung, chưa dự liệu một cách bao quát đến nhiều hành vi vi phạm có thể phát sinh trong thực tiễn, chưa có chế tài đối với các chủ thể là những cá nhân được thuê để chụp ảnh, quay clip phản cảm…Do vậy, một số trường hợp có hành vi rõ ràng là không phù hợp với thuần phong mỹ tục nhưng cũng không có cơ sở để xử lý.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, thay thế cho Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, tuy nhiên, vẫn còn đó những vấn đề tồn tại. Bởi vì, xét về tổng thể, quy định về việc xử phạt trong lĩnh vực quảng cáo của Nghị định 38/2021/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa kế thừa Nghị định số 158; về mức xử phạt vi phạm hành chính cũng có những sự điều chỉnh, tuy nhiên không có sự thay đổi quá lớn. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng: “Mức xử phạt đối với hành vi trên được áp dụng với chủ thể là doanh nghiệp, mức phạt dao động trong khung từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng (trước đây là 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng). Ngoài ra, biện pháp xử phạt bổ sung cho hành vi trên cũng chỉ dừng lại ở biện pháp là buộc xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm đối với hành vi vi phạm. Từ quy định này, vẫnchưa có cơ sở đánh giá mức phạt như vậy là quá nhẹ hay là đã đủ sức răn đe hay chưa, so với việc bỏ ra số tiền chịu phạt 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng thì có lẽ, lợi ích mà doanh nghiệp nhận được là lớn hơn”.

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết, có một số nguyên nhân chính là xuất phát từ ý thức của mỗi người kinh doanh, môi giới, doanh nghiệp, nhiều trường hợp họ sẵn sàng chấp nhận bị xử phạt khi sử dụng các “chiêu trò”. Họ chấp nhận chịu phạt để được “đánh bóng tên tuổi”, “quảng bá” sản phẩm, thương hiệu công ty, dù bị dư luận nhìn nhận ở góc độ tích cực hay tiêu cực thì ít nhiều “hình ảnh” của doanh nghiệp cũng được biết đến rộng khắp. Ngoài việc cấm quảng cáo đối với một số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên… Luật Quảng cáo 2021 có quy định cụ thể: Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng; Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép; Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh…Pháp luật cấm các hành vi quảng cáo gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông cũng như nghiêm cấm việc dán quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh.

Đồng thời, việc phát tờ rơi, dán quảng cáo sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP, có nêu: Hành vi  treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng sẽ bị phạt: Từ 1 – 2 triệu đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; Từ 5 – 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo; Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng – 500.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội; Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông; Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội. Ngoài ra, người vi phạm còn buộc phải tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.

Theo quy định tại Điều 8 Luật quảng cáo 2012 đối với các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này; Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng; Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật; Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép; Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố; Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác; Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ; Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em; Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn; Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng.

Mặt khác, căn cứ tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có nêu xử phạt vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt đông quảng cáo: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Các cá nhân đăng tin mua bán nhà đất lên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông, cây xanh, hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ một triệu đồng đến hai triệu đồng (nếu tổ chức vi phạm thì bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến 4 triệu đồng). Theo khoản 4 điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức tiền phạt cụ thể với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu có tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết thêm.

Song song với đó, Nghị định 38/2021/NĐ-CP có nêu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Cơ quan thanh tra…có thẩm quyền xử phạt với hành vi treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng…

 Trần Danh – Công Danh

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button