Khoa học công nghệ

Thương mại điện tử xuyên biên giới trong kỷ nguyên chuyển đổi số – Doanh nghiệp xuất khẩu duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững

(HNTTO) – Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành giải pháp tốt để doanh nghiệp xuất khẩu duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững. Nó là nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu và cũng là xu hướng tất yếu không một doanh nghiệp hay quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc. TMĐT xuyên biên giới giúp người tiêu dùng thông qua internet có thể mua sắm tại nhiều thị trường trên thế giới, trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”, đồng thời dễ dàng hỗ trợ người bán hàng giới thiệu sản phẩm của mình trên khắp thế giới. 

Lợi ích của thương mại điện tử xuyên biên giới

Hiện nay, TMĐT và các thủ tục đăng ký thuế VAT đã được đơn giản hóa đáng kể hoạt động bán hàng ra nước ngoài. Những điều này, cùng với dự đoán về các thị trường mới đang bùng nổ như Việt Nam, đang khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng cơ hội này để phát triển kinh doanh, cụ thể: Cơ hội mở rộng quốc tế: Bán hàng ở thị trường nước ngoài mở ra cho thương hiệu của bạn những cơ hội kinh doanh lớn hơn và tốt hơn; Nhu cầu quanh năm: Việc tập trung các cơ hội kinh doanh ở trong nước có thể gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là vào những mùa mà nhu cầu hàng hóa giảm. Còn với TMĐT xuyên biên giới cho phép bạn làm giảm bớt những vấn đề như vậy bằng cách tận dụng các chu kỳ thị trường khác nhau trên toàn cầu; Tăng độ nhận diện thương hiệu: Gia tăng độ nhận diện thương hiệu sẽ khiến công chúng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp một cách dễ dàng. Bán hàng trên thị trường quốc tế giúp bạn đứng trước người tiêu dùng, xác định bạn là người dẫn đầu thị trường. Đặc biệt nếu bạn cung cấp các sản phẩm có chất lượng chưa từng có, việc tạo ra một lượng người mua sắm nhiệt tình trên toàn cầu và đây chính là sự thành công trong kinh doanh.

Đồng thời, tối đa hóa việc bán các sản phẩm trong nước có nhu cầu thấp: Việc bán các sản phẩm không phổ biến trong nước của bạn có thể là một thách thức. May mắn thay, thị trường quốc tế mở ra cho bạn những lợi thế mới đó là khách hàng mới đang rất cần sản phẩm của bạn, giúp bạn tăng doanh thu và tăng tính bền vững cho doanh nghiệp; Tăng khả năng tiếp cận khách hàng cuối cùng: Mở rộng ra toàn cầu có nghĩa là tiếp cận được nhiều người tiêu dùng cuối hơn; Xây dựng mối quan hệ khách hàng tốt: TMĐT xuyên biên giới mang đến cơ hội chắc chắn cho các thương hiệu xây dựng mối quan hệ khách hàng lành mạnh và hiệu quả; Tăng tính bền vững của doanh nghiệp: Người tiêu dùng hiện đại quan tâm đến các doanh nghiệp bền vững và lâu dài. Thương mại điện tử xuyên biên giới đã thúc đẩy các thương hiệu nắm lấy sự bền vững trong kinh doanh để làm hài lòng người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Thách thức của thương mại điện tử xuyên biên giới

Cũng như bất kỳ mô hình kinh doanh nào khác, thương mại điện tử xuyên biên giới cũng có trở ngại riêng của nó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần hiểu những thách thức này để biến nó thành lợi thế của mình khi mở rộng quy mô, điển hình: Tiền tệ: Quản lý ngoại tệ có lẽ là một trong những rào cản lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt. Sau khi bỏ hàng vào giỏ và chuẩn bị thanh toán, nhiều người tiêu dùng sẽ rời khỏi trang web thương mại điện tử sớm vì họ không thể chuyển đổi giá sang nội tệ của họ. Các thương hiệu cần cài đặt các ứng dụng sẽ tự động chuyển đổi tiền tệ để khách hàng có thể dễ dàng mua hang; Sự chậm trễ khi giao hàng: Sự chậm trễ trong thủ tục hải quan, lỗi của con người, xử lý hàng hóa không đúng cách và các vấn đề kỹ thuật là một số vấn đề mà người bán gặp phải khi vận chuyển sản phẩm ra quốc tế. Để giảm thiểu những thách thức này, một doanh nghiệp phải xem xét thời gian vận chuyển, thuế quan, cũng như các công cụ và nguồn lực họ cần để vận chuyển thành công; Chính sách hoàn trả: Người tiêu dùng sẽ thận trọng với các mặt hàng họ mua, đặc biệt khi thiếu chính sách hoàn trả. Chính sách hoàn trả là một chiến lược Thương mại điện tử xuyên biên giới tuyệt vời, khách hàng không những an tâm về giá trị của sản phẩm mà còn thể hiện niềm tin của công ty đối với các sản phẩm của mình. 

Trong đó, Công ty cổ phần giải pháp nền tảng số Việt nam (Metadsv.vn) – đơn vị đồng hành Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC),  Viện Nghiên cứu Chính sách, pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) đã hoạch định giải pháp thương mại điện tử của nhằm đưa sản phẩm Việt nam ra thị trường thế giới. Ông Lê Vũ Hoàng Lân ( Ngoài cùng bên trái) CEO & Fouder Công ty giải pháp nền tảng số Việt Nam (DSV), cho rằng: Chúng tôi tự hào mình là một trong số ít sàn thương mại điện tử phi tập trung tại Việt nam. Nơi mỗi cá nhân tham gia vào sẽ sinh thái sẽ xây dựng cho mình một sàn thương mại điện tử hoàn toàn theo thương hiệu riêng của bạn. Bên cạnh đó, kết nối với các Trường đại học để xây dựng Giải pháp kinh doanh số cho từng sinh viên, Theo chính sách của nhà nước mỗi công dân là một công dân số, mỗi công dân sẽ mang trong mình tư duy khởi nghiệp với quyết tâm cho chương trình “Make in Việt nam”.

Đặc biệt, vào ngày 1/11/2022 vừa qua, Khoa Marketing – Kinh doanh quốc tế thuộc trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) tổ chức hội thảo “ Ngành thương mại điện tử & Marketing số – Cơ hội nào cho sinh viên. Mang đến nhiều kiến thức bổ ích về cơ hội thực tập và nghề nghiệp trong ngành thương mại điện tử và marketing số. Đồng hành cùng sinh viên tại hội thảo là PGS.TS Nguyễn Phú Tụ – Trưởng khoa; Tiến sỹ Nguyễn Tiến Thành – Phó trưởng khoa và các thầy cô giảng viên. Đảm nhận vai trò diễn giả của hội thảo có ông Lê Vũ Hoàng Lân CEO & Fouder Công ty giải pháp nền tảng số Việt Nam (DSV) và ông Phạm Gia Hân giám đốc Marketing DSV.

Ông Lê Vũ Hoàng Lân ( Ngoài cùng bên trái) CEO & Fouder Công ty giải pháp nền tảng số Việt Nam (DSV) nhận kỷ niệm chương của Trường Hutech tại buổi hội thảo.

Được biết, DSV là hệ sinh thái kinh doanh số trực thuộc Công ty Cổ Phần Nền Tảng Số Việt nam, cung cấp đa dạng tiện ích và giải pháp kinh doanh số, như: Sàn Thương Mại Điện Tử, Website bán hàng cá nhân, Cộng đồng kinh doanh số, Công cụ hỗ trợ Marketing, Sản phẩm dịch vụ công nghệ.

Tin rằng, sự ra đời với mục đích mang đến giải pháp tiếp thị và bán hàng thông minh cho các cá nhân và doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số.

Nhà báo Hoàng Thanh Quý – Chánh VP Viện IMRIC, Viện trưởng Viện IRLIE 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button