Kinh tếNghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Mừng hay lo – Khi lợi nhuận ngân hàng tăng?

(HNTTO) – Năm 2022, là năm thành công của tài chính, khu vực ngân hàng. Đây là kết quả từ thành công của chính sách tiền tệ cũng như hành động thực thi có hiệu quả về chính sách khi ngành ngân hàng kiên định các mục tiêu tài chính ổn định và dài hạn. Tuy nhiên, phân tích lý do giúp lợi nhuận của ngành ngân hàng tăng mạnh, các chuyên gia cũng như Tiến sĩ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam, Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM) cũng dặt ra câu hỏi “Nên mừng hay nên lo”…

Việc các ngân hàng hiện vẫn chưa chính thức công bố báo cáo tài chính năm 2022, tuy nhiên một số ngân hàng đã hé lộ con số ước tính lợi nhuận rất khả quan mặc cho phải đối mặt với nhiều khó khăn vào nửa cuối năm như cuộc khủng hoảng trái phiếu, thị trường bất động sản trầm lắng. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ ngân hàng là mô hình doanh nghiệp nên việcmong muốn có lợi nhuận là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, lãi suất cao là không tốt cho nền kinh tế.

Cụ thể, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023 mới đây, lãnh đạo Ngân hàng BIDV cho biết lợi nhuận trước thuế ngân hàng mẹ năm 2022 đạt 22.560 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 23.190 tỷ đồng. Còn Chứng khoán SSI cho hay, lợi nhuận của BIDV đạt 5.400 tỷ đồng trong quý IV/2022, tăng gần 90% so với cùng kỳ.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) công bố kết thúc năm 2022, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của ngân hàng tăng 39% so 2021 (khoảng 36.774 tỉ đồng, đạt 119% kế hoạch năm 2022). Trong đó, biên lợi nhuận (NIM) đạt 3,51%, tăng 0,24 điểm % so với 2021. Trong năm qua, tín dụng của Vietcambank tăng trưởng vượt mốc 1,15 triệu tỉ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2021. Thu nhập ngoài lãi của nhà băng này trong năm qua cũng tăng 9,2% so với năm 2021, hoàn thành 108,7% kế hoạch năm 2022; thu thuần kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng 31,7% so với năm 2021, hoàn thành 124% kế hoạch năm 2022; thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.393 tỉ đồng, hoàn thành khoảng 80% kế hoạch năm… Vietcombank tiếp tục giữ ngôi vị quán quân về con số lợi nhuận của ngành ngân hàng.

Cũng tại hội nghị tổng kết năm 2022, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Viettinbank) cũng công bố lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2022 ước đạt 20.500 tỉ đồng, đạt mục tiêu kế hoạch đại hội đồng cổ đông đã đề ra và tăng 15% so với con số năm 2021. Tăng trưởng huy động tiền gửi dự kiến 8 – 10%, có điều chỉnh phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước…

Theo SSI, lợi nhuận trước thuế quý IV của Ngân hàng ACB đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Trong cả năm 2022, lợi nhuận ACB đạt khoảng 17.000 tỷ đồng, tăng 41,9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của Sacombank ước tính đạt 1.800 tỷ đồng trong quý IV, tăng 63,5%…TPBank cũng công bố sơ bộ kết quả kinh doanh năm 2022, ước tính lợi nhuận đạt 7.828 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 30% so với năm 2021.

Trước các đợt tăng lãi suất liên tục thời gian quan của các ngân hàng trên thế giới, điển hình vào ngày 25/10/2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cũng đã quyết định nâng lãi suất điều hành thêm 1%. Thời điểm này là lần thứ 2 NHNN Việt Nam tăng lãi suất điều hành trong năm 2022. Qua đó, trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng tăng từ mức 0,5%/năm lên 1,0%/năm; trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng thêm 1 điểm phần trăm, lên 6%/năm. Riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng Nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tăng từ 5,5%/năm lên 6,5%/năm.

Có thể thấy, năm 2022 – nhiều ngân hàng có lợi nhuận ước tính tăng mạnh là do tăng trưởng tín dụng đạt mức cao (VCB 19%) và các ngân hàng kiểm soát tốt chất lượng tài sản trong 1-2 năm gần đây. Đồng thời, một số ngân hàng lớn như Vietcombank, Agribank, BIDV, Vietinbank, có lượng tiền huy động với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung (phần lớn ở mức 7,4% cho kỳ hạn trên 1 năm, so với mức 10-13% của nhiều ngân hàng nhỏ hơn. Cùng với đó, lượng tiền gửi không kỳ hạn (lãi suất thấp) lớn tại nhiều ngân hàng, trong đó có Vietcomank, ACB, MBBank, MSB…góp phần giúp các ngân hàng duy trì mức lãi cao. Thu ngập ngoài lãi, trong đó có thu từ dịch vụ tăng…cũng là yếu tố đóng góp tích cực cho lợi nhuận của các ngân hàng.

Mặc dù vậy, ngân hàng lãi lớn trong bối cảnh các doanh nghiệp nhiều ngành khác vẫn phải cố gắng với lãi suất tăng trong nỗ lực tồn tại. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn đặt câu hỏi nên mừng hay nên lo?. Đặc biệt, phải thừa nhận rằng các ngân hàng đã thực hiện tốt yêu cầu của Chính phủ và NHNN trong việc tiết giảm chi phí hoạt động, từ đó có cơ sở để giảm lãi suất cho vay. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “Trên thực tế năm 2022, các ngân hàng có thời điểm cũng gặp khó khăn về thanh khoản. Mặt khác, trạng này sớm được cải thiện thông qua việc nâng lãi suất huy động. Từ đó, làm tăng khả năng đáp ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, thu nhập từ lãi cho vay vẫn đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng, trong khi nợ xấu vẫn tương đối cao”. Song song đó, ngân hàng ngoài việc phải trích lập dự phòng rủi ro khá lớn thì còn phải đầu tư mạnh cho ngân hàng số cũng như chi phí để phát triển các dịch vụ mới gắn với việc số hóa ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng đạt lợi nhuận cao là việc bình thường.

Tin rằng, các doanh nghiệp cần chủ động điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tư một cách linh động, đổi mới mô hình SXKD, sử dụng vốn tiết kiệm hơn…Năm 2023 dù vẫn dự báo còn không ít khó khăn, nhưng với nền tảng rất vững vàng, các ngân hàng luôn được kỳ vọng ứng phó tốt, vượt qua thách thức để đạt tăng. Trưởng và lợi nhuận tích cực…

Văn Hải – Trí Nhân

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button