Sức khỏe

7 điều bạn có thể làm để ngăn ngừa đột quỵ

(HNTTO) – Phòng nga đt qu không bao gi là quá sm. Tui tác hay tin s bnh gia đình là nhng điu không th thay đi, tuy vy chúng ta vn có th ch đng kim soát nhiu yếu t nguy cơ gây đt qu khác đ bo v sc khe bn thân.

Con người không thể đứng ngoài khỏi dòng chảy của thời gian, bạn không thể đảo ngược tháng năm hay thay đổi những yếu tố di truyền từ gia đình. Nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ khác mà bạn có thể tầm soát, miễn là chúng ta được trang bị đầy đủ kiến thức.

Dưới đây là 7 cách để bắt đầu phòng ngừa đột quỵ ngay từ hôm nay, trước khi căn bệnh có cơ hội tấn công.

Huyết áp cao là mt trong nhng nguyên nhân gây đt qu ph biến nht c nam và n

  1. H huyết áp

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ phổ biến nhất ở cả nam và nữ. Nếu không được kiểm soát, huyết áp cao có thể làm tăng gấp đôi, thậm chí gấp bốn lần nguy cơ đột quỵ.

Theo dõi thường xuyên, nếu phát hiện huyết áp tăng cao, phải có biện pháp điều trị nhanh nhất. Kiểm soát huyết áp ổn định vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mạch máu cũng như phòng ngừa đột quỵ.

Chỉ số huyết áp ở người bình thường khoảng 120/80 mmHg. Tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp ở mức 140/90 mmHg trở lên. Duy trì huyết áp ở mức 120/80 là lý tưởng nhất. Nhưng trong một số trường hợp, điều này có thể không thực hiện được vì một số lý do như tuổi tác hay tác dụng phụ của thuốc. Cho nên, đôi khi bác sĩ sẽ khuyến cáo chỉ cần duy trì và giới hạn huyết áp không vượt quá mức 140/90 mmHg.

Để duy trì huyết áp ổn định, bạn nên giảm lượng muối trong chế độ ăn uống xuống không quá 1.500 milligrams mỗi ngày (khoảng nửa thìa cà phê). Tránh thực phẩm giàu cholesterol trong khẩu phần ăn.

Bên cạnh đó, ăn 4 đến 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày, ăn cá 2-3 lần một tuần. Bổ sung một ít ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo hàng ngày. Đừng quên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tập bỏ thói quen hút thuốc lá. Bên cạnh đó, nếu cần, hãy dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định.

  1. Gim cân

Béo phì cũng như các biến chứng liên quan (bao gồm huyết áp cao và tiểu đường) cũng làm tăng tỷ lệ đột quỵ.

Mặc dù chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng là dưới 25, nhưng đôi khi con số này có thể không thực tế hoặc quá khó đối với bạn. Hãy tìm đến các bác sĩ để được tư vấn và lập một chiến lược giảm cân phù hợp với tình trạng cơ thể.

Để giảm cân, việc đầu tiên là giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Tùy thuộc vào mức độ vận động và chỉ số BMI hiện tại của bạn, hãy cố gắng ăn không quá 1.500 đến 2.000 calo mỗi ngày. Đồng thời, tăng cường vận động với các hoạt động như đi bộ, chơi golf hay chơi cầu lông. Biến những hoạt động thể dục, thể thao trởthành thói quen hàng ngày.

  1. Tp th dc nhiu hơn

Tập thể dục góp phần làm giảm cân và giảm huyết áp đồng thời cũng có vai trò như một phương pháp giảm đột quỵ độc lập. Cụ thể, tập thể dục với cường độ vừa phải và đều đặn ít nhất 5 ngày một tuần là giải pháp lý tưởng để phòng tránh đột quỵ.

Các hoạt động thể dục đơn giản như đi dạo quanh khu phố mỗi sáng sau khi ăn, tham gia câu lạc bộ thể dục với bạn bè, đi thang bộ thay vì thang máy khi có thể, đều mang lại hiệu quả đáng kể.

Nếu bạn không có 30 phút liên tục để tập thể dục, hãy chia nhỏ thành các buổi tập từ 10 đến 15 phút một vài lần mỗi ngày. Khi bạn tập thể dục, hãy tập đến khi cảm thấy khó thở nhưng vẫn có thể nói chuyện thì dừng lại.

  1. S dng rượu bia điu đ

Uống một chút rượu, chẳng hạn như trung bình một ly mỗi ngày, sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí còn có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Nhưng nếu bắt đầu uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, tốt nhất là không uống rượu hoặc nếu uống thì hãy sử dụng điều độ.

Lời khuyên là hãy uống không quá 1 ly rượu mỗi ngày và vang đỏ là lựa chọn hàng đầu. Một số nghiên cứu cho thấy rượu vang đỏ có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.

  1. Điu tr rung nhĩ

Rung tâm nhĩ là một dạng nhịp tim không đều, từ đó hình thành các cục máu đông trong tim. Những cục máu đông này có thể di chuyển đến não, gây ra đột quỵ. Rung tâm nhĩ khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao gấp 5 lần và cần phải đặc biệt chú ý.

Vì vậy, nếu bạn bị rung nhĩ, hãy điều trị tích cực. Nếu bạn có các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc khó thở, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Bạn có thể cần dùng đến thuốc chống đông máu (làm loãng máu) đểgiảm nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ. Hãy tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

  1. Điu tr bnh tiu đường

Lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn thương cho các mạch máu, theo thời gian dễ hình thành các cục máu đông bên trong mạch máu hơn.

Kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định bằng cách theo dõi sức khỏe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc để giữ lượng đường trong máu ở phạm vi khuyến nghị.

  1. B thuc lá

Hút thuốc làm tăng tốc độ hình thành cục máu đông theo nhiều cách khác nhau. Các thành phần trong thuốc lá có thể làm đặc máu và tăng lượng mảng bám tích tụ trong động mạch. Cùng với một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, cai thuốc lá là một trong những cách thay đổi lối sống mạnh mẽ nhất sẽgiúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.

Để bỏ thuốc lá, hãy xin lời khuyên từ các bác sĩ để tìm ra cách thích hợp nhất. Sử dụng các phương tiện hỗ trợcai thuốc lá như thuốc hoặc miếng dán nicotine. Quan trọng nhất là đừng bỏ cuộc. Hầu hết những người muốn bỏ thuốc cần có đủ quyết tâm và kiên trì, đôi khi quá trình bỏ thuốc phải lặp đi lặp lại đến vài lần.

Cách xác đnh đt qu nhanh chóng F-A-S-T

Rất nhiều người thường bỏ qua các dấu hiệu của đột quỵ vì không có đủ kiến thức để nhận biết chúng. Đừng trì hoãn nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Hãy lắng nghe cơ thể và tin tưởng vào bản năng. Nếu có bất cứ vấn đề gì phát sinh, hãy đến gặp chuyên gia để được trợ giúp ngay lập tức.

Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ đã tạo ra một từ viết tắt dễ hiểu về các dấu hiệu của đột quỵ để giúp bạn ghi nhớ và hành động.

nh: Ngun National Stroke Association

Face – mặt: một bên của khuôn mặt xệ xuống khi cười

Arms – cánh tay: khi nhấc cả hai tay, một cánh tay bị hạ thấp xuống

Speech – lời nói: khi nói bị líu lưỡi hoặc phát ra âm thanh lạ

Time – thời gian: nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Các du hiu ca đt qu bao gm:

– Yếu ở một bên của cơ thể

– Cảm giác tê trên mặt

– Đau đầu bất thường và dữ dội

– Mất thị lực

– Tê và ngứa ran

– Bước đi không vững

(Ngun: https://www.health.harvard.edu)

Minh Hiếu

https://daibieunhandan.vn/song-khoe/7-dieu-ban-co-the-lam-de-ngan-ngua-dot-quy-i303831/

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button