Chi Nhánh Miền Bắc Viện IMRIC tổ chức phiên họp đầu tiên câu lạc bộ Doanh nghiệp chuyển đổi số
(HNTTO) – Nhằm kiện toàn một bước về công tác tổ chức và hoạch định chiến lược hoạt động của Câu lạc bộ(CLB) doanh nghiệp chuyển đổi số ngay sau buổi ra mắt.
Cụ thể, sáng ngày 12/9/222, tại văn số TT10, Ngõ 180, Đình Thôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Chinhánh Miền Bắc Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) đã tổ chức phiên họp đầu tiên bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp. Theo đó, nhằm góp ý vào kế hoạch hoạt động, triển khai các hoạt động trọng tâm của CLB DN CĐS năm 2022. Chủ trì do bà Nguyễn Thị Huyền – Giám đốc Chi nhánh Miền Bắc.
Đây là CLB doanh nghiệp chuyển đổi số đầu tiên ứng dụng công nghệ số tại Viện IMRIC, đứng sau CLB chuyển đổi số phía Nam do Cty Deline chủ trì. Với mục đích nhằm quy tụ các doanh nghiệp hiện đang phát triển, hướng đến ứng dụng công nghệ. Đồng thời, thúc đẩy công nghệ số và góp phần nhỏvào việc hoàn thiện Hệ sinh thái chuyển đổi số Quốc gia. Tại phiên họp, các thành đã đưa ra sáng kiến thực hiện nhanh, lan toả sâu rộng các doanh nghiệp vào thực tiễn về công nghệ số) với nòng cốt là các doanh nhân công nghệ, nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam.
Qua đó, đưa ra định hướng xây dựng một tổ chức hoạt động chuyên nghiệp, CLB sẽ tập trung vào hoạt động chính gồm: Phát triển mạng lưới các. Doanh nhgieepj công nghệ, tư vấn và đầu tư cho startupcông nghệ; Đào tạo chuyên môn về đầu tư cho các thành viên; Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm đầu tư…
Trong kế hoạch của CLB, ngoài các hoạt động tư vấn và đầu tư cho các doanh nghiệp đang hướng đến công nghệ số trong điều hành, hoạt động, quản lý…Cùng với đó, CLB sẽ tập trung vào hai hoạt động là kết nối và chia sẻ giữa các nhà đầu tư – các startup – các quỹ đầu tư – các chuyên gia công nghệ – chuyên gia tài chính – chuyên gia quản trị – các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp…Ngoài ra, CLB sẽ chú trọng đến việc bảo vệ bảo vệ bản quyền về trí tuệ về các ý tưởng cho các ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh, bảo đảm các doanh nghiệp khi đến với CLB hội tụ các ý tưởng về sản phẩm, giải pháp… đều được bảo vệ.
Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh kế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Với dân số 96 triệu người và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhì khu vực, dân số trẻ năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, Việt Nam hiện có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Đây là những cơ hội mạnh mẽ để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường nhờ vào chuyển đổi số.
Chia sẻ tại phiên họp, Bà Nguyễn Thị Huyền – Giám đốc Chi nhánh Miền Bắc Viện IMRIC cho rằng chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của Viện IMRIC đối với các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Đặc biệt, Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm đến vấn để chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Kết thúc phiên họp, các thành viên hy vọng với sự đổi mới mang tính đột phá trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của CLB dù mới ra đời. Đây cũng là một chặng đường mới đã và đang mở rộng để CLB phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra cho các thành viên cùng với đất nước bước vào thời kỳ hội nhập.
Văn Hải