Doanh nghiệp

Nghệ nhân Thanh Tú người giữ “hồn cốt” di sản văn hóa Hò khoan Lệ Thủy

(HNTTO) – Sinh ra từ miền quê “gạo trắng nước trong”, quê hương Đại Tướng Thanh Tú cả đời đăm đắm vớ́i nhữ̃ng câu hò khoan Lệ Thủy. Những làn điệu ấy ngấm trong máu thịt người nghệ nhân, Thanh Tú – một trong những nghệ nhân uy tính xuất sắc nhất, một tên tuổi được khán giả quan tâm, yêu mến. Dù hát ở những xóm làng hay hội diễn ở huyện, tỉnh… Chị đều để lại những dấu ấn đặc biệt với khán giả.

Nghệ nhân Thanh Tú

Đạt được những thành công ấy, người nghệ nhân dân ca này  lăn lộn bao năm dài lao động nghệ thuật. Nhữ̃ng năm đầu ở đoàn văn công Bình Trị Thiên ( Đoàn truyền thống ca kich Huế) biết bao khó khăn vất vả, Cuộc sống thiếu thốn, phải thường xuyên đi diễn, phục vụ nhân dân vùng sâu vùng xa, dù nhiều đêm diễn ở tuyến huyện tuyến xã khinh phí bồ dưỡng được ít ỏi, không đủ nuôi niềm đam mê…

Nhữnng năm ấy, thu nhập thấp, con cái còn nhỏ phải bồng bế con theo, nhưng Thanh Tú vẫn thu xếp theo đoàn đi diễn. Hồi đó tỉnh nghèo mớ́i chia tách, cơ sở vật chất của ngành văn hóa, đoàn văn công thiếu thốn trăm bề, người nghệ nhân hò khoan khó khăn trăm  phần…

Nghệ nhân Thanh Tú

Trong hoàn cảnh như vậy, để duy trì cuộc sống gia đình, lo cho các con, Thanh Tú phải làm đủ nghề như chạy chợ, bán bún, cháo, sau này mới mở Nhà hàng Quê Hương…. để trang trải cuộc sống.

Nghệ nhân Thanh Tú

Sau những lam lũ đời thường, mỗi lần bước lên sân khấu là mỗi lần Thanh Tú lại được sống trọn vẹn với niềm đam mê của mình.  Tiế́ng hát Hò khoan Lệ Thủy ngọt ngào Thanh Tú được khán giả yêu thích, khi trên sân khấu, lúc ở giữa sân đình, thậm chí có lúc ngay trên cánh đồng phục vụ bà con cô bác nông dân.

Dù ở trong hoàn cảnh nào Thanh Tú cũng luôn hát dân ca bằng hồn cốt, niềm yêu mến và say mê đặc biệt của một người nghệ nhân. Thanh Tú có một cách hát Hò khoan riêng biệt, rất khó trộn lẫn. Chỉ cần nghe tiếng hát, là khán giả đã có thể nhận ra là Nghệ nhân Thanh Tú “ Nhà hàng Quê Hương”  “ O Tú kho cá lóc”.

Được biết, Thanh Tú còn là một trong những người tiên phong đề xướ́ng chương trình phát triển Hò khoan Lệ Thủy rộng rãi trong cộng đồng. “Chị là Thành viên sáng lập Câu lạc  bộ Yêu Câu Hò Xứ Lệ” Chị cũng là người trự̣c tiếp sưu tầm, tìm các làn điệu dễ hát, phù hợp với lứa tuổi học sinh, lồng ghép kiến thứ́c ở̉ bài dạy trong môn hát nhạc  trên lớp của học sinh để các thầy cô  chuyển thành các làn điệu hò khoan cho các thế hệ trẻ.

Kết hợp âm nhạc với kiến thức, mục tiêu của Thanh Tú , mang đến sự hào hứng mới cho các em. Không chỉ dạy hát Hò khoan trong các trườ̀ng học, Thanh Tú còn thường xuyên dạy hát hò khoan cho các câu lạc bộ trong toàn huyện Lệ Thủy và Đồng Hới. Đến nay tại nhiều trường học, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy  đã thành lập được một mạng lướ́i các câu lạc bộ hò khoan Lệ Thủy  rộng khắ́p.

Khi có chủ trương làm hồ sơ để trình bộ VHTT DL  công nhận hò khoan Lệ Thủy là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc Gia, Thanh Tú lại xông xáo cùng đồng nghiệp trong Câu lạc bộ Yêu Câu Hò Xứ Lệ rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm, từ̀ thôn giã tới các vùng sâu vùng biển để sưu tầm, tập hợp những gì là gốc gác, là truyền thống của kho tàng nghệ thuật hò khoan Lệ Thủy để làm tăng thêm sứ́c nặ̣ng hồ sơ di sản. Ngày đó  31.8.2017, giây phút thiêng liêng Hò khoan Lệ Thủy chính thức được công nhận là di sản văn hóa cấp Quốc gia, là lúc niềm vui sướ́ng vỡ̃ òa, Thanh Tú đã nghẹn ngào nước mắ́t. Chị xúc động kể lại: “Khi nớ tui nghẹn muốn ngất luôn nỏ nói được chi nựa, nước mắt cứ trào ra, cả ngày hôm sau vẫn cứ́ lâng lâng trong con ngài,…”

Với những cống hiến lớ́n lao cho nghệ thuật và sự nghiệp phát triển dân ca Hò khoan Lệ Thủy. Ngày 20/12/2021 – Thanh Tú đã vinh dự̣ đượ̣c Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian ký Quyết định số 23/QĐ-VN NDG phong tặng danh hiệu “Nghệ danh ” một danh hiệu cao quý, một sự ghi nhận xứng đáng dành cho nghệ danh đã có nhiều đóng góp quý báu cho việc bảo tồn và phát triển di sản.

Giờ đây, Nghệ nhân Thanh Tú sinh hoạt tại “Câu Lạc Bộ Yêu Câu Hò Xứ Lệ” ở Lệ Thủy, ngoài công việc của chị là quản lý chuổi Nhà hàng ẩm thực Quê Hương chị còn phải tranh thủ viết lời  tựa, viết kịch bản cho các chương trình hội diễn…Thanh Tú  vẫn luôn trăn trở̉ vớ́i ướ́c nguyện làm sao để hò khoan Lệ Thủy lan tỏa và ngày càng ăn sâu bám rễ trong cộng đồng. Chính vì thế, chị luôn xông xáo lăn lộn vớ́i phong trào và trực tiếp giảng dạy Hò khoan cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối vớ́i thế hệ trẻ trong các trường họ̣c, con em trong huyện Lệ Thủy và Đồng Hới, Chị dạy miểm phí không nhận thù lao…

Chia sẻ với tác giả bài viết, Nghệ nhân Thanh Tú nói: “Không chỉ dạy cho thế hệ trẻ cách hát hò khoan Lệ Thủy  sao cho đúng, cho hay mà hơn hết là hình thành ý thứ́c bảo tồn và phát huy hò khoan Lệ Thủy  trong thế hệ tương lai. Chỉ có sống trong cộng đồng, thì hò khoan Lệ Thủy  mớ́i được bảo tồn và phát triển bền vữ̃ng, nhưng để làm được điều đó thì Nghệ nhân phải biết cách thổi hồn đam mê cho thế hệ trẻ. Muốn thế hệ trẻ đam mê hò khoan  thì người truyền dạy cũng phải là ngườ̀i thật sự̣ có niềm đam mê và trách nhiệm xã hội.

Để làm được như thế rất cần có sự quan tâm của lãnh đạo, của các cấp các ngành và các tổ chức cũng như cộng đồng , để giá trị di sản  phi vật thể Quốc gia hò khoan Lệ Thủy quý báu đó, được lan tỏa trên khắp mọi miền…”

(Bài xuất bản tập san in Thương trường và Doanh nghiệp thuộc Viện IMRIC. số T8/2022)                

Hoàng An

https://nhiepanhdoisong.vn/nghe-nhan-thanh-tu-nguoi-giu-hon-cot-di-san-van-hoa-ho-khoan-le-thuy-7052.html

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button