Doanh nghiệp

Sở hữu trí tuệ quyết định tính cạnh tranh của doanh nghiệp

(HNTTO) – Ngày 16/8, ti Hà Ni, Cc S hu trí tu – B Khoa hc và Công ngh (KH&CN) t chc Hi tho Lut sa đi, b sung mt s điu ca Lut S hu trí tu – Nhng vn đ cn lưu ý.

Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) Nguyễn Văn Bảy cho biết, Luật SHTT được Quốc hội thông qua năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019, là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt – tài sản trí tuệ. Qua thực tiễn 16 năm thi hành, Luật đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý về SHTT, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

SHTT đã tr thành mt trong nhng công c được s dng đ nâng cao sc cnh tranh ca DN và c nn kinh tế.

Theo Cục SHTT, giai đoạn 2010 – 2021, tại Việt Nam có hơn 65.000 đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, trên 5.000 đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích, 31.000 đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, 480.000 đơn đăng ký nhãn hiệu cùng hơn 313.000 văn bằng được cấp. Trong số đó, năm 2021, chủ thể là DN chiếm 40,15% tổng số đơn đăng ký bảo hộ sáng chế (tăng từ 30,47% của năm 2010) và chiếm 30% tổng số đơn đăng ký giải pháp hữu ích (tăng từ 25,6% năm 2010).

Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, thực tiễn thi hành cùng với việc hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam cho thấy Luật SHTT còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định. Vì vậy, Luật SHTT đã được đề xuất sửa đổi nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, khắc phục những vướng mắc, bất cập thực tiễn và nội luật hóa các cam kết để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngày 16/6/2022, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật SHTT có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Luật sửa đổi, bổ sung 102 điều của Luật SHTT (trong đó sửa đổi, bổ sung 88 điều hiện hành, bổ sung 14 điều mới) và bãi bỏ 2 điều, đồng thời sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các luật khác có liên quan.

Theo ông Nguyễn Văn Bảy, ngoài tuyên truyền, phổ biến cho các nhóm chủ thể có liên quan, Cục SHTT đang xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật theo kế hoạch mà trước mắt là việc sửa đổi một số nghị định của Chính phủ như Nghị định số 103/2006/NĐ-CP về sở hữu công nghiệp, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP về quản lý nhà nước và bảo vệ quyền SHTT.

Phó trưởng phòng pháp chế và chính sách, Cục SHTT Hoàng Anh cho biết, việc ban hành Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành; Nội luật hóa các cam kết để phù hợp với thông lệ quốc tế. Điểm mới của Luật SHTT liên quan đến sởhữu công nghiệp.

Các ý kiến từ đại diện các hiệp hội, DN cũng cho rằng, SHTT là yếu tố quan trọng quyết định tính cạnh tranh của DN, nền kinh tế và quốc gia. DN đang ngày càng quan tâm xác lập quyền SHTT bởi được bảo vệ quyền SHTT, DN không chỉ được bảo hộ để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách an toàn, hợp pháp, mà còn có thể chuyển giao hoặc chuyển nhượng các độc quyền này cho các chủ thể khác để thu lợi, bảo đảm giá trị pháp lý đối với giá trị gia tăng.

Theo Minh Anh/kinhtedothi.vn

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button