Doanh nghiệpNghiên cứu trao đổi

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Sức mạnh VHDN “không có văn hóa đúng – văn hóa sai, không có văn hóa tốt – văn hóa xấu” góc nhìn từ đại dịch Covid – 19

(HNTTO) – Với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, không chỉ tập trung chống dịch, Chính phủ Việt Nam đã chi hơn 36.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho khoảng 20 triệu người thuộc 6 đối tượng gặp khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề của Covid-19. Từ đây cho thấy tính nhân văn, quyết liệt của Chính phủ là tấm gương để lan toả sự đồng tình, ủng hộ, đoàn kết và sự vào cuộc của tất cả mọi lực lượng, của mọi người dân Việt Nam trong đó có cộng đồng doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp đã tự nguyện san bớt gánh nặng trên “đôi vai” của Chính phủ bằng tấm lòng thiện nguyện của mình…

Ảnh minh hoạ

Như chúng ta đã thấy, Đảng, Nhà nước luôn coi văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững quốc gia, dân tộc. Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) chính là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy, văn hóa vốn là yếu tố cốt lõi, nền tảng để dẫn dắt các trụ cột kinh tế – xã hội. Trong đại dịch Covid-19, văn hóa chính là sức mạnh để doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, thách thức.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn đã đưa ra được giá trị cốt lõi. Với nhiều tiêu chí như Vingroup “Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân”, hoặc FPT “Tôn, Đổi, Đồng – Chí, Gương, Sáng”…Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Bởi những giá trị cốt lõi này đã trở thành kim chỉ nam, định hướng cho tất cả giải pháp, kế hoạch và chỉ tiêu cụ thể của doanh nghiệp.

Chia sẻ với chúng tôi, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cho rằng VHDN là hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi chi phối hoạt động của mọi thành viên trong DN. Những giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, văn hóa giao tiếp và ứng xử trong DN, phong cách lãnh đạo và phương thức quản trị DN sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh, tạo nên uy tín, thương hiệu của DN, từ đó dẫn tới sự phát triển ổn định, bền vững cho DN.

Có thể nhắc lại về bối cảnh của các doanh nghiệp trong khủng hoảng của đại dịch Covid-19, khi đó, những câu chuyện về lợi nhuận, chỉ tiêu, chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) lui xuống, mà sự kết nối, chia sẻ, niềm tin của nhân viên với doanh nghiệp, người lãnh đạo mới là yếu tố giúp doanh nghiệp trụ vững. Có nhiều câu chuyện nhà lãnh đạo đi tiên phong trong việc giảm lương, nhân viên các bộ phận ngồi lại, chia sẻ với nhau, từ đó lại đưa ra được những giải pháp rất tuyệt vời để vượt Covid-19. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn cho hay.

Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là cái còn lại sau những thất bại, biến cố bất ngờ ập đến. VHDN được ví như “sự hồi sinh” cho doanh nghiệp. Do đó, trong giai đoạn các doanh nghiệp đang tăng tốc hồi phục, chạy đua kinh doanh để đạt được mục tiêu trong những tháng cuối năm 2022, thìvấn đề về VHDN càng cần phải được chú trọng.

Theo Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn cho rằng văn hóa là kết tinh trong tác phong, thái độ làm việc, kết nối với nhau để hoàn thành công việc. Thế nhưng, yếu tố then chốt là người lãnh đạo doanh nghiệp, họ phải tổ chức các hoạt động, đưa ra động viên, hướng dẫn để nhân viên có sự giao lưu, kết nối nhiều hơn, từ đó hỗ trợ lẫn nhau. Theo đó, VHDN được ví như như con thuyền thì doanh nhân là thuyền trưởng. Người thuyền trưởng phải biết khai thác lợi thế văn hóa để biến thành sức bền, sự cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, hiện nay với sự chuyển đổi, nếu không tạo dựng được VHDN, DN sẽ không thể cạnh tranh, phát triển. Còn ở giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành, VHDN chính là sức mạnh của mỗi DN cụ thể cũng như cả nền kinh tế để chống chịu vượt khó khăn, tạo lập hình ảnh cho DN trước các xáo trộn, khủng hoảng của thị trường. Tuy nhiên, người lao động trước biến cố Covid-19 quyết định hồi hương hay gắn bó với DN đã chứng minh và thể hiện rõ vai trò của VHDN chính là keo gắn kết người lao động và DN. Khi phục hồi kinh tế, chất keo này sẽ tạo sức bật mới cho DN.

Cũng theo Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn giai đoạn hội nhập quốc tế sẽ tạo ra sự giao thoa văn hóa. Trong VHDN, không có văn hóa đúng và văn hóa sai, cũng không có văn hóa tốt và văn hóa xấu, chỉ có văn hóa phù hợp với hoạt động doanh nghiệp hay không. Vì vậy, khi tham gia vào sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải biết thích ứng để phù hợp văn hóa ở sân chơi toàn cầu, phải nâng tầm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam lên. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn kinh doanh ở nước ngoài, hoặc làm việc với các đối tác nước ngoài ở Việt Nam đã rất khéo léo để nâng tầm văn hóa, tạo ra sự phù hợp với đối tác, giúp sức cho việc kết nối, tạo uy tín với khách hàng.

Cùng với đó, trong vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, văn hóa doanh nghiệp được coi là một trong những nguồn lực rất quan trọng. Lâu nay, nguồn lực của doanh nghiệp thường bao gồm: con người là trọng tâm, tiếp đến là sức mạnh về vốn, tài chính, công nghệ và hình thức sở hữu… Ngoài ra, VHDNmới là thứ tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp. Bởi, nếu so sánh giữa các doanh nghiệp có sở hữu doanh nghiệp giống nhau, nguồn lực tài chính và con người giống nhau… thì doanh nghiệp có văn hóa khác biệt, tạo được chất riêng thì chắc chắn sẽ chiến thắng.

Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh “Câu chuyện VHDN cứ tưởng là sự trừu tượng, nhưng VHDN có thể được cụ thể hóa bằng nhiều phương thức và hành động. Điển hình, VHDN được thể hiện ngay từ khi bắt đầu bước vào cổng doanh nghiệp, cách ứng xử của bảo vệ, lễ tân cũng là văn hóa. Trong đó, người bảo vệ còn được gọi là sứ giả đầu tiên của văn hóa doanh nghiệp. Ngay từ khi kháchbước vào cổng thì cách tiếp khách, cách bài trí vật dụng trong doanh nghiệp cũng ẩn chứa giá trị văn hóa nhất định. VHDN còn được thể hiện qua logo, khẩu hiệu (slogan)… cho đến các bộ quy tắc ứng xử, nội quy, quy định cho hoạt động trong doanh nghiệp.

Nhìn từ trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp trụ vững được là nhờ vào niềm tin của người lao động, họ tin vào ban lãnh đạo doanh nghiệp, tin vào tương lai của doanh nghiệp nên đã “chung lưng đấu cật” với doanh nghiệp, chấp nhận hy sinh một số lợi ích để giữ công việc, cùng doanh nghiệp phục hồi.

Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn chia sẻ về VHDN “không có văn hóa đúng văn hóa sai, không có văn hóa tốt văn hóa xấu

Dịp này, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm xây dựng văn hóa trong kinh tế là vấn đề được Đảng, Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Vì vậy, VHDN cần tiếp tục được thúc đẩy nhằm tạo sức mạnh, sức bật mới để DN phục hồi mạnh mẽ hơn sau tác động tiêu cực của dịch bệnh và phát triển bền vững, ổn định. Mỗi doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn trong việc xây dựng VHDN. Qua đó, VHDN sẽ hỗ trợ DN có sự quản trị tốt hơn, cắt giảm chi phí vận hành, cải thiện năng lực cạnh tranh; vừa giữ gìn bản sắc, uy tín, thương hiệu của DN Việt nói riêng, nền kinh tế đất nước nói chung.

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Tin rằng, các doanh nghiệp cần phải ưu tiên xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc.

Văn Hải – Trần Danh

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button