Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Vai trò của du lịch sẽ tạo điểm sáng cho bất động sản nghỉ dưỡng khởi sắc
(HNTTO) – Hướng đến mục tiêu hỗ trợ ngành du lịch đón 65 triệu lượt khách. Trong đó, có 5 triệu khách quốc tế trong năm 2022, các cơ quan chức năng đã đồng ý mở cửa các hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022 tới đây.
Có thể thấy, việc bình thường hóa các hoạt động xã hội trong trạng thái bình thường mới nhằm khôi phục kinh tế là cơ hội giúp thị trường bất động sản nghĩ dưỡng trỗi dậy. Đặc biệt, là sự hoạt động trở lại của ngành du lịch có ý nghĩa rất quan trọng.
Đồng thời, khôi phục lại các chính sách về thị thực nhập cảnh cho khách quốc tế. Theo đó, khách quốc tế khi đến Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ Y tế thì có thể du lịch tự túc mà không phải đăng ký theo tour trọn gói như giai đoạn thí điểm.
Chia sẻ về điều này, ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng nhiều quốc gia trong khu vực hiện đang dần nối lại các hoạt động du lịch như Indonesia, Thái Lan và Campuchia. Từ đó, nhằm khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch quốc tế, ngành du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động truyền thông, nghiên cứu quảng bá và xúc tiến du lịch. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương đến các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực.
Theo ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong hai năm qua ngành khách sạn chịu ảnh hưởng nặng nề…Vì vậy, bước vào năm 2022 dự kiến sẽ đón nhận nhiều dự án khách sạn mang thương hiệu quốc tế đi vào hoạt động tại các thị trường du lịch quen thuộc như: Voco Hotel Đà Nẵng, Best Western Plus Marvella Nha Trang, Radisson Resort Phan Thiết, Mercure Đà Lạt, Regent Phú Quốc…
Cụ thể, Việt Nam hiện có số lượng dự án khách sạn & resort đã tăng trưởng ấn tượng, từ 36 dự án (8.200 phòng) vào năm 2010 lên đến 120 dự án (32.000 phòng) vào cuối tháng 1/2022. Trong khi đó, các đơn vị điều hành quốc tế và khu vực có xu hướng chú trọng sự hiện diện tại các thị trường trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc trước đó thì các điểm đến du lịch hiện đang phát triển (Hồ Tràm, Đà Lạt, Phan Thiết, Quy Nhơn, v/v) cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm.
Được biết, Việt Nam đã có khoảng 64 thương hiệu khách sạn khu vực và quốc tế hiện diện trên thị trường. Cùng với đó, các đơn vị điều hành quốc tế giúp các khách sạn có thể tiếp cận khách hàng rộng hơn, đặc biệt là thị trường khách nước ngoài.
Điển hình, một số dự án nghỉ dưỡng lớn có quy hoạch đồng bộ, sản phẩm đa dạng và chất lượng tại thị trường như: Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long… vẫn thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, đạt tỷ lệ khoảng 30 – 40% trong tổng số các giao dịch. Bên cạnh những thành phố biển, thì khách hàng cũng tập trung chủ yếu vào các khu vực vùng ven hoặc các thị trường mới, chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn luôn coi bất động sản như một kênh kinh doanh an toàn.
Mặc dù, ảnh hương không nhỏ của dịch bệnh covid-19 kéo dài, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn là một trong những lĩnh vực dẫn đầu sự tăng trưởng nhờ chìa khóa phục hồi kinh tế du lịch. Có thể thấy, ngay sau đại dịch, xu hướng tìm đến những sản phẩm gần biển, có không khí trong lành, tốt cho sức khỏe lại càng được khách hàng quan tâm. Nhờ đó, những giao dịch BĐS nghỉ dưỡng cũng gia tăng mỗi ngày.
Chia sẻ về xu hướng này, ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay, các nhà đầu tư hiện nay ngày càng tìm hiểu kỷ vai trò và giá trị của thương hiệu đối với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Mặt khác, việc hợp tác với các thương hiệu khách sạn giúp đem đến giá trị cho dự án ngay từ giai đoạn ban đầu thông qua các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và tiền khai trương, nhằm đảm bảo dự án đạt được các tiêu chuẩn thiết kế và có khả năng vận hành hiệu quả, tối ưu chi phí khi đi vào hoạt động. Trong đó, phải kể đến giai đoạn vận hành, thông qua các hệ thống phân phối, chương trình hội viên và mạng lưới marketing toàn cầu, thương hiệu khách sạn giúp dự án gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Song song đó, các thị trường đang phát triển như Hồ Tràm, Phan Thiết, Đà Lạt… sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế cũng sẽ tạo đà phát triển cho khu vực, giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư và góp phần gia tăng nhận diện khu vực thành điểm đến quốc tế trong tương lai.
Trải qua nhiều tháng đóng cửa, rất nhiều du khách khao khát được đi du lịch. Sự ảnh hưởng kéo dài của COVID-19 cũng làm thay đổi lối sống, khiến ngày càng nhiều người có xu hướng đầu tư vào bất động sản làm ngôi nhà thứ hai để nghỉ dưỡng an toàn. Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch bệnh nên gần như không có sự tăng giá mạnh trong các dự án. Từ đó, nhiều khách hàng an tâm xuống tiền, đâu tư và đợi sinh lời. Tuy nhiên, quá trình hoạch định và nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể lựa chọn thương hiệu phù hợp với mô hình kinh doanh của dự án khi nhu cầu khách hàng ngày càng phân hoá đa dạng hơn.
Dịp này, ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), nhấn mạnh: “Du lịch là một ngành không ngừng thay đổi để thích nghi với các xu hướng mới. Ngoài việc các thương hiệu khách sạn truyền thống chú trọng các tiêu chuẩn dịch vụ, tiện nghi cơ bản của khách lưu trú…Cần lắm sự nghiên cứu thị trường để nhiều thương hiệu mới nhằm đáp ứng nhóm khách du lịch với các đặc tính riêng dựa theo những thay đổi về yếu tố nhân khẩu học; sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, xu hướng của thế hệ Z chú trọng trải nghiệm, thành phần dân số già…”.
Tin rằng, dòng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng vẫn được các nhà đầu tư quan tâm. Hầu hết những ưu thế đang có, các nhà đầu tư hứa hẹn thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng và sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
(Bài được xuất bản trên ấn phẩm in Hướng nghiệp Thị trường số T3/2022)
Trần Danh – Mỹ Huyền