Lệ Thủy – Quảng Bình: Gặp mặt, tọa đàm nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(HNTT) – Chiều 22/11/2021 mới đây, tại nhà truyền thống huyện, phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chi hội Di sản văn hóa huyện Lệ Thủy đã tổ chức gặp mặt, tọa đàm về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Lệ Thủy nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Đến dự buổi tọa đàm có ông Dương Văn Bình – Trưởng phòng VHTT và DL; ông Dương Ngọc Liên – Giám đốc trung tân VHTTTT; cùng các phòng ban và những hội viên tiêu biểu; ông Lê Đình Tới – chi hội trưởng chủ trì buổi tọa đàm…
Ông Lê Đình Tới chi hội trưởng điều hành buổi tọa đàm kỷ niệm
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính Phủ – lấy ngày 2311 hàng năm là “Ngày Di sản văn hóa Việt Nam”, hơn 10 năm qua ngành VH,TT&DL Lệ Thủy đã nỗ lực không ngừng nỗ lực trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng, nhiều di tích được bảo tồn, phát huy giá trị, nhiều nghệ nhân thuộc các lĩnh vực được công nhận nghệ nhân dân gian, nhiều bài hát, điệu múa cổ được ghi chép, bảo lưu quan hình ảnh, bài viết, truyền khẩu. Đặc biệt, là lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang và hò khoan Lệ Thủy được hội viên quan tâm nghiên cứu …
Toàn cảnh buổi tọa đàm kỷ niệm
Qua đó, đã động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tại tọa đàm, ông Lê Đình Tới – Chi hội trưởng báo cáo tham luận có chủ đề “Huyện Lệ Thủy ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, mảnh đất con người giàu truyền thống văn hóa cách mạng, nổi tiếng trong câu ca “Nhất Đồng Nai, nhì hai huyện” – Nhất và nhì ở đây là nói đến ý chí vươn lên của con người. Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng nông thôn mới ngày càng toàn diện, sâu sắc, nhất là 10 năm qua (2010 – 2021) địa phương đã thực sự có nhiều chuyển biến, tiến bộ trên các mặt, các lĩnh vực, trong đó nổi trội việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH).
Ông Hoàng Đại Hữu chi hội phó đọc tham luận tại buổi tọa đàm kỷ niệm
Mặt khác, trên địa bàn có hệ thống di sản, di tích lịch sử văn hóa phong phú, đa dạng với hơn 25 di sản di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia, cấp tỉnh được bảo tồntrong lòng dân và trên thực địa. Năm 2014, huyện xây dựng Nhà Bảo tàng truyền thống bằng nguồn vốn ngân sách huyện trên 7 tỷ đồng. Năm 2020 –2021, từ các nguồn kinh phí tỉnh, huyện, Lệ Thủy đã trùng tu, tôn tạo khuônviên Miếu Thành Hoàng – nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở vùng Nam Quảng Bình, cách đây 90 năm (17/11/1931) với trị giá trên 6 tỷ đồng.
Hai DSVH phi vật thể nổi bật thực sự bảo tồn trong lòng dân được trao truyền trên 500 năm nay đã được xếp hạng DSVH phi vật thể Quốc gia: Hò khoan Lệ Thủy (2017) và Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang Lệ Thủy (2019). Chi hội DSVH huyện hơn 10 năm nay có 65 hội viên hoạt động xã hội nghề nghiệp đã góp phần tích cực trong việc tư vấn, tham vấn, phản biện xã hội về bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Các câu lạc bộ di sản văn hóa: Hò khoan Lệ Thủy; Yêu câu hò xứ Lệ; Bài chòi Mỹ Thủy….với hàng chục hội viên DSVH, nghệ nhân hoạt động tâm huyết, đam mê đã nhiều lần đi trình diễn.
“Trong Nam, ngoài Bắc” được người xem ca ngơi. Có 4 hội viên được Chủ tịch nước phong tặng nghệ dân ưu tú (Đặng Thị Hồng Hới, Nguyễn Thị Hải Lý, Lê Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thanh Điệp), 3 hội viên được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp DSVH Việt Nam (Đỗ Trung Tiến, Lê Đình Tới, Hoàng Đại Hữu), 20 hội viên thường xuyên có các tác phẩm báo chí, văn thơ tuyên truyền quảng bá DSVH trên địa bàn. 20 lượt hội viên được tặng Bằng khen, giấy khen trên lĩnh vực DSVH. Hiện nay, Lệ Thủy tiếp tục coi trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH lên bước mới gắn với Chương trình phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn và gắn kết nối với huyện bạn trong tỉnh và ngoài tỉnh…”
Nhiều hội viên có ý kiến tham luận đề xuất thiết thực với công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Lệ Thủy như: Việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể… Hò khoan Lệ Thủy và Hội Bài chòi, các di tích lịch sử vùng phía nam Lệ Thủy thuộc xã Tân Thủy…
Song song đó, đánh giá Di sản văn hóa ở Lệ Thủy không chỉ là tài sản vô giá mà còn là nguồn tài nguyên quan trọng góp phần phát triển kinh tế và xã hội của huyện nhà .
Theo Hoàng An/Bestlife.net.vn