Nhà giáo & Cán bộ quản lý trong Hệ thống Giáo dục nghề nghiệp – Thành tựu – Thách thức – Hướng đột phá và Cơ hội Đổi mới
(HNTT) – Tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”, một phương ngôn tuy cũ nay còn nhắc lại “Tiên học lễ, hậu học văn”… Đến thời đại Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
GS.TSKH.BS. Dương Quý Sỹ – Hiệu trưởng Trường CĐYT Lâm Đồng phát biểu tại Lễ Thủ tướng Chính phủ gặp mặt Đại diện các Nhà giáo tiêu biểu nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam mới đây
Thật vậy, truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Vai trò của người thầy và ơn sâu nghĩa nặng đối với thầy cô đã được dành riêng một vị trí xứng đáng trong trái tim của người học trò đang học cũng như đã tốt nghiệp ra trường. Mối quan hệ thầy trò đã có từ mấy nghìn năm nay, có thể kể từ thời đại Hùng Vương dựng nước.
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử trôi qua đã để lại biết bao tấm gương sáng của các thầy cô giáo. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, thầy cô giáo đã hết lòng dạy bảo học trò, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Trong mối quan hệ thầy trò kể ra cũng cần nhắc lại chuyện ngày xưa. Ngày ấy học trò tự nguyện đến với thầy để thọ giáo. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, thầy trò cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, sát cánh bên nhau. Trong hòa bình xây dựng đất nước, thầy trò thi đua “dạy tốt, học tốt”.
Hướng đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021, GS.TSKH.BS. Dương Quý Sỹ – Hiệu trưởng Trường CĐYT Lâm Đồng đã có bài viết thể hiện tâm huyết về Nhà giáo & Cán bộ quản lý trong Hệ thống Giáo dục nghề nghiệp – Thành tựu – Thách thức – Hướng đột phá và Cơ hội Đổi mới. Theo đó, GDNN có vai trò rất quan trọng trong phát triển KT-XH Việt Nam trong suốt những chặng đường phát triển đất nước vừa qua và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay để đạt mục tiêu kép cả đất nước “vừa phát triển vừa chống dịch”.
Trong chiến lược phát triển KTXN Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Đảng ta đã khẳng định “Tiếp tục phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất cao là một trong ba đột phá chiến lược”, do vậy nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ sở GDNN hiện nay là rất to lớn và cũng rất là vinh quang, đặc biệt đối với đội ngủ giáo viên đang công tác trong hệ thống GDNN trên cả nước đây cũng nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả được Đảng và Nhà nước, Bộ LĐTBXH và Tổng cục GDNN giao phó, nhằm đào tạo ra được những người lao động có kỹ năng tay nghề cao cho đất nước và khu vực theo định hướng chủ động dịch chuyển nguồn nhân lực trong khối ASEAN và khu vực Châu Á dựa trên các thỏa thuận hợp tác về nguồn nhân lực song phương và đa phương của các nước thành viên.
Đặc biệt, trách nhiệm của mỗi nhà giáo trong hệ thống GDNN hiện nay, với gần 87 nghìn nhà giáo đang công tác tại hơn 1.900 cơ sở GDNN trong cả nước và trên 20 nghìn cán bộ quản lý GDNN, lại càng vinh quang và cao cả hơn khi tham gia triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng CP về “ Đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới ”.
Qua đó, đây cũng chính là kim chỉ nam cho từng cơ sở GDNN và là động lực cho mỗi nhà giáo trong hệ thống GDNN dưới sự lãnh đạo của Bộ LĐTBXH-Tổng cục GDNN phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác đào tạo nghề nghiệp, nhằm nâng cao trình độ kỹ năng và tay nghề cho lực lượng lao động đã thông qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của thị trường lao động, của nền kinh tế, yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với tình hình phòng chống dịch Covid-19 hiện nay.
Do vậy, mỗi nhà giáo và mỗi cơ sở GDNN đã – đang và sẽ ra sức và cố gắng hơn nữa trong việc đào tạo ra đội ngũ nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp cao, có năng lực thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường lao động dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quá trình toàn cầu hóa, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích ứng cao với tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, khu vực và trên toàn thế giới.
Với thời gian vừa tròn 30 năm công tác trong hệ thống GDNN từ các vị trí và vai trò khác nhau như là giáo viên, giảng viên và CBQL cá nhân tôi và các đồng nghiệp trong hệ thống GDNN trên cả nước vẫn luôn luôn xem đây là nhiệm vụ thiêng liêng góp một phần nhỏ của giáo viên GDNN trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Chúng tôi đã và luôn tự hào rằng đội ngũ giáo viên và CBQL trong hệ thống GDNN đã đóng góp vào những thành tựu mà Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH-TCGDNN đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt giai đoạn 2010-2020.
Các nhà giáo và CBQL trong hệ thống GDNN đã vững niềm tin hơn, an tâm hơn và trách nhiệm hơn trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của mình do bởi đã được vận hành theo một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ và toàn diện của Bộ LĐTBXH-TCGDNN dựa trên Luật GDNN năm 2015, Khung trình độ quốc gia của Chính phủ và chuẩn đầu ra cho hơn 300 ngành nghề đào tạo từ trung cấp đến cao đẳng của Tổng cục GDNN.
Cùng với đó, trách nhiệm và nhiệm vụ của mỗi nhà giáo, mỗi CBQL trong hệ thống GDNN càng nặng nề hơn, nhiều khó khăn và thách thức hơn để có thể bảo đảm việc thực hiện được các nội dung cơ bản trong “Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 “ của Bộ LĐTBXH và Tổng cục GDNN.
Vì vậy, những khó khăn và thách thức trong thực tiễn hiện nay và trong tương lai đã đòi hởi mỗi giáo viên và CBQL trong hệ thống GDNN phải không ngừng hoàn thiện năng lực bản thân theo các tiêu chí được quy định về chuẩn trình độ đào tạo kỹ năng nghề, năng lực sư phạm giảng dạy tích hợp, năng lực về quản lý các cơ sở GDNN cho các ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, quốc tế và khu vực; và các chương trình quốc tế được chuyển giao đào tạo tại Việt Nam theo các tiêu chí kiểm định quốc tế bên ngoài.
Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên hệ thống GDNN sẽ rất là vinh dự và nhiệt huyết hơn nữa khi có thêm được sự quan tâm nhiều hơn nữa của Chính phủ và các Bộ – Ngành chủ quản trong việc thông qua những chính sách mang tính đột phá trong hoạt động dạy và học của đào tạo kỹ năng nghề chất lượng cao, ứng dụng công nghệ 4.0 trong đào tạo nghề trực tuyến và mô phỏng, chính sách phân luồng thu hút người học theo nhu cầu của phát triển kinh tế và thị trường lao động, trong đào tạo nghề nông thôn, và mô hình tối ưu hóa của sự gắn kết của ba nhà ‘’Nhà nước – Nhà trường và Nhà doang nghiệp “trong hoạt động đào tạo theo nhu cầu thị trường và bảo đảm việc làm cho người lao động đã thông qua đào tạo.
Đồng thời, sự đóng góp của mỗi nhà giáo và mỗi CBQL trong hệ thống GDNN dưới sự lãnh đạo của TCGDNN và Bộ LĐTBXH, cùng với Bộ GDDT trước đây đã góp phần làm nên những thành quả xuất sắc trong hơn 10 năm qua qua của hệ thống GDNN, đặc biệt giai đoạn 2016-2020. Vì lẽ đó, hệ thống GDNN đã tạo ra được một mạng lưới đào tạo nghề đồng đều có năng lực đào tạo LĐ có kỹ năng nghề cao trong cả nước, tạo sự đột phá về chất lượng GDNN và nhất là đã phát triển mạng lưới trường CĐCLC.
Cụ thể, các trường đào tạo các ngành nghề trọng điểm 3 cấp độ: quốc gia – khu vực và QT. Việc tuyển sinh và tốt nghiệp trong hệ thống GDNN luôn vượt chỉ tiêu, góp phần nâng tỷ lệ LĐ thông qua đào tạo đến hết năm 2020 là trên 60% và LĐ có văn bằng chứng chỉ đạt gần 30%. Song song đó, tỷ lệ học sinh – SV tốt nghiệp tại các cơ sở GDNN có việc làm và mức thu nhập cao đạt trên 80% và thậm chí là 100% trong một số ngành nghề – lĩnh vực; nhu cầu đào tạo nghề gắn với việc làm tăng trưởng trên 50%; đặc biệt trong khu vực, hệ thống GDNN đã có những nhà giáo – học viên xuất sắc thường xuyên đạt những thành tích cao nhất trong những lần dự thi tay nghề Khu vực; và theo đánh giá chung kỹ năng nghề của VN được xếp hạng 3/10 nước trong khu vực; chất lượng đào tạo nghề của VN luôn được tăng bậc hành năm và tăng cao nhất trong 10 nước ASEAN theo đánh giá của Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI4.0) và Diễn đàn KT thế giới hàng năm.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì trước những đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao hơn của với định hướng phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, của khu vực và thị trường lao động tay nghề chất lượng cao thế giới trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp đến, thích ứng với tình hình đại dịch Covid-19, hệ thống GDNN nói riêng và giáo dục của đất nước vẫn còn phải dương đầu với những khó khăn và thánh thức; đòi hỏi sự thích ứng linh hoạt của từng cơ sở GDNN, những chính sách mang tính sáng tạo và đột phá của hệ thống GDNN và sự chỉ đạo – đồng hành của cả hệ thống chính trị, Bộ LĐTBXH-Bộ GDĐT, Tổng cục GDNN và sự đồng thuận cao hơn nữa của cộng đồng, phụ huynh học sinh và người học.
Trong đó, đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn bảo đảm cho sự phát triển bền vững và vượt bậc của đào tạo nghề trong thời gian sắp đến:
1, Các cơ sở GDNN cần phải được tạo điều kiện từ các cơ quan chủ quản TW, địa phương và sự hỗ trợ của hệ thống chính trị trong việc đa dạng hóa các mô hình đào tạo như là đào tạo nghề tại doang nhiệp thông qua các trung tâm đào tạo DN hoặc mô hình đào tạo kép, các trình độ đào tạo phù hợp liên thông và chuyển đổi trong hệ thống GDNN và GDCN, đào tạo các ngành nghề mới phát sinh, các mô hình đào tạo phát triển kỹ năng nghề tích hợp – kỹ năng bao trùm cho người học, thành lập các trung tâm khảo thí và đào tạo mô phỏng quốc gia và khu vực trong hoạt động GDNN, phát triển một số mô hình phát triển GDNN trong thế giới hiện đại phù hợp với điều kiện của VN – tinh thần xã hội học tập nghề thông qua việc học hỏi vận dụng mô hình của các nước tiên tiến trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc, – ở Châu Âu (Pháp và Đức), thích ứng với nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, toàn cầu hóa, phát triển xanh và bền vững, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn trên toàn thế giới.
2, Bộ GDĐT – Bộ LĐTBXH cần có cơ chế phối hợp và chính sách phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của gia đình và xã hội, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu việc làm của thị trường lao động trong việc triển khai thực hiện việc phân luồng và hướng nghiệp trong học sinh các cấp; vận động tuyên truyền cho mọi người dân thấy được ý nghĩa của việc dạy – học nghề là quan trọng trong việc góp phần xây dựng và phát triển đất nước với phương châm “ Nghề nào cũng là nghề cao quý của xã hội”. Cần có cơ chế – chính sách thu hút người học nghề, đặc biệt một số ngành nghề đặc thù về phát triển năng lục văn hóa – nghề thuật và y tế.
3, Hệ thống GDNN cần sự qua tâm và đầu tư hơn nữa của hệ thống chính trị, chính phủ và các bộ ngành TW, UBND các tỉnh thành trong việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo kỹ năng nghề CLC, các cơ sở đào tạo nghề thông minh, chuyển đổi số kho học liệu nghề quốc gia, năng cao năng lực quản lý GDNN, năng lực ngoại ngữ, nghiên cứu KH – phát minh sáng chế trong nhà giáo, CBVC, HSSV của hệ thống GDNN trên cà nước.
4, Bên cạnh đó, một số nhà giáo hoạt động trong lĩnh vực GDNN trên cả nước, đặc biệt ở những sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và làm công tác đào tạo nghề cho đối tượng yếu thế vẫn mong muốn hơn nữa có những chủ trương chính sách mới nhằm thu hút người học, thu hút & đãi ngộ nhà giáo GDNN, nhân lực chất lượng cao, các nghệ nhân ưu tú tham gia vào hoạt động đào tạo nghề từ nông thôn đến thành thị; đây cũng sẽ là động lực giúp cho đội ngũ nhà giáo GDNN toàn tâm toàn ý phục vụ cho đất nước và thực hiện nhiệm vụ cao cả được phân công trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp đến.
Trong làn sóng dịch bệnh Covid-19 vừa qua, nhiều CBQL, nhà giáo và học sinh – sinh viên trong hệ thống GDNN không phải ngành y và các trường TC-CĐYT đã sát cánh cùng với CBYT trong cả nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại tuyến đầu và những vùng dịch bệnh đang xảy ra trên cả nước với tinh thần “ Chóng dịch như chống giặc “vì một mục tiêu cao nhất là khống chế dịch thành công. Đây là vinh dự rất lớn cho hệ thống GDNN khi cùng chung tay với cả nước phòng chống dịch và cũng là một thách thức mới cho giáo viên và các cơ sở GDNN bảo đảm hoạt động song hành với an toàn trong phòng chống dịch và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đây cũng là cơ hội cho các cơ sở đào tạo nghề trong hệ thống y tế thuộc hệ thống GDNN mở rộng các ngành nghề đào tạo mới phục vụ cho công tác phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân Covid-19 nói riêng và những mô hình bệnh tật truyền thống nói chung.
Thủ tướng Chính phủ gặp các nhà giáo tiêu biểu
Có thể khẳng định, sự đóng góp của những nhà giáo – HSSV trong hệ thống GDNN trong công tác phòng chống dịch vừa qua cùng với sự tận tụy quên mình của hệ thống y tế, hệ thống chính trị, với tinh thần quyết liệt – xung kích và nêu gương của lãnh đạo CP trong chỉ đạo và điều hành công tác phòng chông dịch đã góp phần mang lại những thành quả hiện nay trong việc khống chế làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 trên cả nước; đây cũng có thể được xem như là những đóa hoa tươi thắm nhất, trân trọng nhất và biết ơn nhất của các nhà giáo – CBVC – HSSV trong hệ thống GDNN xin dược gửi tặng đến TTCP, Lãnh đạo CP và Lãnh đạo các Bộ LĐTBXH-BGDĐT-BYT và các ban ngành đoàn thể TW-ĐPhương và đến cộng đồng và từng gia đình HSSV Nhân ngày Nhà giáo VN 20/11/2021.
Tin rằng, sự tôn vinh sự nghiệp cao quý của người thầy “thời hiện đại” không chỉ trong ngày Nhà giáo Việt Nam, không chỉ thể hiện trong những bó hoa tươi thắm, mà cần phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, góp phần cùng xã hội chăm lo với ngành giáo dục để việc dạy tốt, học tốt ngày càng phát huy hiệu quả trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân tài, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
GS.TSKH.BS. Dương Quý Sỹ – Hiệu trưởng Trường CĐYT Lâm Đồng